Huyền thoại hai bình diện

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 104 - 115)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

3.2.2. Huyền thoại hai bình diện

Nếu như huyền thoại hoá trong sáng tác của Kafka chỉ dẫn dắt người đọc vào thánh địa hoang đường trong sự say mê với motif hoá thân, biến dạng kỳ bí thì giới nghiên cứu ở mọi thế hệ, mọi quốc gia đã vắt kiệt ý nghĩa của nó. Nhưng hệ thống các tác phẩm của nhà văn thiên tài này lại như là qúa trình, ngay cả chỉ trên bình diện huyền thoại hoá. Huyền thoại của người khai

mở cho chủ nghĩa hiện đại luôn luôn là sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa hư và thực, giữa bay bổng của giấc mơ với hiện thực hiện tồn... .Vì vậy, những câu chuyện của ông bao phủ một tấm voan bàng bạc của cổ tích nhưng người đọc, nhiều khi lại thấy nó hiện hữu lộ liễu đầy góc cạnh giữa cái xã hội của mọi xã hội này.

Người tiếp nhận, mặc dù đã đẩy xa tư duy logic thông thường và nhận thức lý tính cũng như phải tận dụng tối đa cả những tưởng tượng bất ngờ nhất nhưng cũng không thể phân biệt nổi hiện thực và ảo mộng trong tác phẩm của Kafka. Nó không phải là sự thống trị tuyệt đối của thực tại cũng chẳng phải sự toàn trị của cõi mơ, mà chúng cứ lơ lửng, xâm lấn vào nhau tạo nên quá trình lập nghĩa liên tục của người chiếm lĩnh. Trước hết thế giới huyền thoại của Franz Kafka là thế giới kết hợp, pha trộn cả cái ảo huyền của cõi mơ với cái trần trụi của hiện thực. Ngay cả những tác phẩm mà tính huyền thoại choáng ngợp và chi phối gần như tuyệt đối số phận của nhân vật như Hoá thân, cũng lấp ló những hiện thực mà chỉ tồn tại của thế giới hiện đại chứ không phải tuyệt diệt trong đắm chìm của cái hoang đường. Gregor SamSa đã thản nhiên đón nhận cái lốt bọ ghê tởm từ trên trời rơi xuống rồi chụp vào cái thân hình của anh, thản nhiên gặm nhấm và thụ hưởng thứ lương thực ôi thiu là đặc sản của loài vật, và chỉ với thứ phế phẩm đó anh mới toại nguyện khẩu vị. Tưởng như không biểu lộ phản ứng gì của Gregor SamSa là sự an phận tuyệt đối trong kiếp bọ, nhờ phép hoá thân quái đản của huyền thoại và tác phẩm cũng khép lại, trong dư âm của những thần thoại, cổ tích. Nhưng trong cái thế giới tĩnh lặng, tê liệt cảm giác của Gregor SamSa vẫn có giây phút “bàng hoàng”. Người đọc lúc này sẽ trấn an đôi chút vì cái tâm lý logic, thực chứng của nhân vật. Chỉ có điều nhân vật sẽ tạo ra một phản luận nếu người đọc đưa ra giả thiết đó. Bởi lẽ giản dị rằng, Samsa “bàng hoàng” không phải do lốt bọ mà bàng hoàng do... muộn giờ làm. Muộn giờ thực hiện cái công việc quẩn quanh, đơn điệu đến tẻ nhạt của anh – công việc chạy khắp nơi để chào hàng, để lặp lại những công thức tiếp thị sáo mòn. Nếu Samsa cũng có “bàng hoàng” vì nghe thấy giọng nói của mình “kèm theo một chuỗi âm thanh the thé, léo nhéo ghê rợn, rền rền như một tiếng thì thầm... ”(40,18) thì sau đó anh đã giải thích cho âm thanh quái dị phát ra từ cái cuống họng của chính mình một cách cũng rất đơn giản mà chỉ xuất hiện từ tư duy của con người hiện đại,

con người luôn đeo đẳng những ám ảnh về công việc: “sự thay đổi giọng nói của anh chắc chắn phải là triệu trứng báo trước một cơn cảm hàn, cái bệnh vặt cố hữu của mấy tay chào hàng, chứ còn nghi ngờ chi nữa”(40,19). Hay những con sói biết nói trong Chó sói và người Ả Rập cũng lên tiếng đòi quyền để cho môi trường tự nhiên được tồn tại và phát triển, vốn là vấn đề quốc nạn mà cả thế giới hiện đại đang kêu gọi bảo vệ tự nhiên. Như vậy người ta không hoàn toàn thấy sự bao trùm của mọi dấu vết huyền thoại lên các tác phẩm của Kafka, hiện thực không bao giờ bị ngủ quên ngay cả những lúc hoang đường tưởng như đã chiếm chỗ nó.

Tương tự như vậy, ở một loạt các sáng tác của nhà văn, trong các tác phẩm không có tính huyền thoại trực tiếp trong cái vỏ vật chất của nó, cũng vẫn lơ lửng sự pha trộn, xâm lấn vào nhau của hiện thực và siêu thực, của hiện tại và giấc mơ... “Trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, nhìn vào đâu chúng ta cũng có thể thấy bóng dáng của huyền thoại, từ cốt truyện, sự kiện, tình huống đến ngay cả sự miêu tả những chi tiết vụn vặt nhất” (51,187). Một cái toà án không xuất hiện ở những nơi cố định trong tư thế uy nghiêm của danh nghĩa đại diện pháp luật mà lúc ẩn, lúc hiện rồi đột ngột chình ình ngay trước mặt nhân vật: Từ cõi thiêng của nhà thờ, nơi nhốn nháo của rạp hát hay tầng áp mái bẩn thỉu của toà nhà cao tầng cũ kỹ... trong Vụ án; một lâu đài không phải là cung điện nguy nga tráng lệ như cách định danh mà người ta hay tưởng tượng về nó, mà lại xác xơ tiêu điều rồi cũng thoắt hiện, thoắt ẩn, mờ mờ tỏ tỏ, lúc gần lúc xa, thấy nó ở đấy mà nhân vật không thể nào đến và tiếp cận được trong Lâu đài. Rồi lại một con chuột có thể hát rất hay làm mê muội đôi tai người nghe (Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là truyện kể về dânchuột), những con sói hành ngôn bằng tiếng người lại biết thể hiện thái độ tôn kính của mình với người mà chúng giao tiếp bằng cách để hai con sói con ngoặm đuôi áo của anh ta, với cách giải thích rằng: đó là những người hầu cầm đuôi áo cho anh (Chó sói và người Ả Rập) ... Tất cả, tất cả đều khiến cho không khí của những tác phẩm toát lên cái vẻ bàng bạc, mơ màng như dẫn dắt người đọc vào thế giới của cổ tích, của cõi mơ.

Tính chất huyền thoại nơi những tác phẩm của Kafka còn in dấu đậm nét trong thế giới nhân vật của ông. Đó là những con người vô hình nhưng tiếng tăm và quyền lực của họ hiện diện ở khắp mọi nơi. Đâu đâu người ta

cũng sợ hãi, tôn sùng ngài West West, ngài Klamm, mặc dù chưa bao giờ nhìn thấy. Những nhân vật kỳ bí này chế ngự mọi nỗi ám ảnh, sự đe doạ và dấu mặt cả với người tình của họ. Qua đây, càng cho thấy một thế giới bí hiểm, mịt mùng và sự áp bức vô hình đầy phi lý... Trong các sáng tác của Kafka còn xuất hiện kiểu nhân vật thực thi hình phạt, những nhân vật đao phủ mà lúc nào cũng đeo dính lấy nhân vật chính. Hai tên lạ mặt đến bắt Jozep.K và thi thoảng lại xuất hiện như sự đe doạ, cuối cùng cũng hai tên lạ mặt đến cắp nách Jozep.K đi để thực hiện nhiệm vụ đao phủ của chúng. Trong Lâu đài

cũng vậy, K lúc nào cũng khổ sở bởi hai tên phụ tá. Quái đản hơn, hai kẻ dị hợm này lại giống hệt nhau, chúng theo dõi, can thiệp làm K không có một khe hở để hít thở không khí tự do. Motif hai nhân vật đeo bám này chính là kiểu nhân vật chức năng, chúng xuất hiện chỉ để xuất hiện, không có tiếng nói, tính cách gì mà như những cái máy thực thi nhiệm vụ nhòm ngó đời sống riêng tư thầm kín của người khác và thủ tiêu khoảnh khắc tự do của con người... Không khí kỳ dị, ma quái của huyền thoại còn xuất hiện ở motif những đám đông quái dị, nhốn nháo luôn ở trạng thái chạy nhảy hò hét điên cuồng, hay múa may loạn xạ... mà người ta hay bắt gặp ở những cuộc hội họp ghê rợn của lũ quỷ trong đêm, nơi huyền thoại cổ thường xuyên thể hiện. Đó là đám đông náo nhiệt, ầm ĩ trong toà án ngột ngạt của Vụ án, mà Kafka đã miêu tả trào phúng là nếu có kẻ nào đó ra ngoài gặp không khí trong lành lập tức sẽ ngất xỉu. Ngay ở công đường oai nghiêm, mà tiếng la ó, rầm rộ, khoa chân múa tay của đa dạng các âm thanh thì sự đả kích này chỉ có chiều kích của huyền thoại mới đảm nhiệm được. Hay sự vây hãm điên cuồng của lũ trẻ do một đứa con gái bị gù cầm đầu, cứ bám lấy, cấu véo, vừa là kẻ đưa đường, vừa là kẻ cản đường khi Jozep.K tìm đến nhà hoạ sĩ Titoreli, làm cho anh rối tung và như bị mất phương hướng... Trong Lâu đài đám đông ma quái lại là những tên nông dân bẩn thỉu, nhem nhuốc, sặc sụa mùi rượu, chen lấn, xô đẩy để thực hiện những vũ điệu tạp nham trong những chuỗi cười khả ố, ghê rợn xung quanh Olga - khi cô gái này đưa K đến quán rượu; ở Một thày thuốc

nông thôn lại gây ấn tượng ngột ngạt, mệt mỏi và bí bức trước cảnh tượng kẻ đứng người ngồi la liệt bên cạnh chỗ bệnh nhân đang nằm... . Hầu hết đám đông là tập hợp lũ người nhếch nhác, uế tạp này thường xuất hiện trong không khí tranh tối tranh sáng nhập nhẹm nên càng tạo dấu ấn ma quái. Cũng

trong bình diện nhân vật, nếu để chúng xuất hiện Kafka thường xuyên mô tả luôn là những người dị hợm, khuyết tật hay bệnh hoạn, què quặt và bất hình nhân dạng. Trong Vụ án, cô hầu Leni bàn tay có sáu ngón và dính vào nhau như cái màng của vịt, con bé mười ba tuổi làm thủ lĩnh trêu trọc Jôzep K lại bị gù và có cặp mắt vừa trẻ thơ,vừa lẳng lơ, hư hỏng. Bố mẹ Olga, ông trưởng thôn... trong Lâu Đài, bố mẹ Gregor SamSa trong Hoá thân... đều là những kẻ béo phì, nặng nề và rên rỉ trong bệnh tật... Thế giới cổ tích luôn là sự nâng niu ca ngợi vẻ đẹp của những nàng công chúa, những tiên nga giáng thế hay những hoàng tử vừa tuấn tú, vừa mưu trí dũng cảm... còn ở Kafka, cũng trong không khí của huyền thoại, nhưng không tìm thấy một mỹ nhân. Đây chính là kiểu huyền thoại giễu nhại, huyền thoại trào tiếu của riêng ông, mà chỉ có hiện thực chua chát của thế giới hiện đại mới hun đúc nên lăng kính độc đáo như vậy. Cũng do sự chi phối của thế giới quan mang màu sắc ảm đạm, thủ tiêu mọi niềm xác tín nên những nhân vật của nhà văn vô tổ quốc này thường xuyên phải chịu những kết thúc định mệnh, như sự bất khả kháng của lời buộc tội vô hình, siêu nhiên. Đó là sự hành xác dẫn tới cái chết của Jozep.K (Vụ án), của Samsa (Hoá thân), bác nông dân (Pháp luật )... Tất cả thấm đẫm màu sắc huyền thoại trong cái khuất phục vô điều kiện dưới thế lực khó hiểu của xã hội và tự nhiên.

Một trong những khía cạnh của huyền thoại hoá mà bất cứ nghiên cứu gia nào cũng không thể bỏ quên là việc tác giả hoàn toàn thủ tiêu danh tính và tiểu sử của nhân vật. Mọi đường viền lịch sử cụ thể cũng bị xoá mờ. Quan niệm cách tân này của ông vừa phơi bày thực trạng con người cô đơn định mệnh và sự triệt tiêu bản sắc cá nhân vừa là cách xây dựng nhân vật hoàn toàn xa lạ với các nhân vật của Balzac, của Stendhal... Đây là bước nhẩy vọt của nghệ thuật xây dựng nhân vật vốn đã trở thành sự quy ước từ trước tới nay.

Để tạo môi trường làm phông nền cho thế giới nhân vật đậm đặc màu sắc huyền thoại hoá của mình, Kafka còn bao phủ cả huyền thoại tính lên không gian, thời gian. Tuy nhiên, ở những tác phẩm của ông tuyệt nhiên không hề có sự chi phối tác động nào của môi trường sống với nhân vật, đó là còn chưa nói mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và hoàn cảnh như định thức của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, Kafka đã hoàn toàn tẩy sạch tâm lý - tính cách của nhân vật. Không gian, thời gian được huyền thoại hoá trong

tính chất tự nó còn nhân vật tha hoá cũng là vấn đề ngẫu nhiên, không giải thích được và cũng không cần giải thích. Tất cả đều là trực giác nghệ thuật thấm đẫm tư tưởng triết học hiện tượng học. Không gian và thời gian huyền thoại của Kafka, trước hết đều nổi bật tính chất phi lịch sử - cụ thể của nó. Đây là đặc điểm khác biệt rõ rệt nhất đối với tiểu thuyết kiểu Balzac nói riêng và chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX nói chung. Thời gian có tính phiếm chỉ: “mãi tới chập tối”, “tuần lễ sau”... nhưng lại không phải gợi độ mênh mang, xa vắng của cổ tích mà kết hợp với những khoảng không gian chung chung, trừu tượng: làng, nhà thờ... Chúng đã gợi lên thân phận bấp bênh của con người không phải chỉ của một ai cụ thể, một nơi nào mà của mọi người, mọi nơi... .Ở khía cạnh thời gian, Kafka cũng quyết liệt triệt tiêu sự vận động, vốn là quy luật diễn tiến của nó. Tất cả độ dài - ngắn, đều bị đóng khung, chết cứng lại: “Trong các tác phẩm của Franz Kafka trời tối và sáng một cách tuần tự, nhưng thời gian dường như dừng lại, không thể nhận thấy. Không có sự khác biệt nổi bật nào giữa một năm của vụ án và sáu ngày của lâu đài...”(24,256). Do vậy, người đọc luôn bị rơi thỏm vào thời gian mơ hồ, ngưng đọng và trì trệ nặng nề. Quãng thời gian ba chiều thông thường cũng bị Kafka chối bỏ. Trong sáng tác của ông chỉ còn trơ lại và độc nhất một chiều thời gian đó là hiện tại. Những sự kiện xảy ra trong thời gian ấy cũng luôn đứt đoạn, ngẫu hợp, nó tuyệt diệt với mối dây liên hệ quá khứ hay tương lai. Vì vậy, con người cũng phải giãy giụa, vô vọng trong kiếp lưu đày đơn độc và vô phương cứu chữa của mình, những trạng thái bi hài của thực tại cũng bị ám ảnh khắc khoải hơn.

Huyền thoại hoá không gian ngoài sự xoá mờ đường viền lịch sử, cụ thể tạo một không gian mà người xác nhận không thể xác định như những hiện thể địa lý thông thường, mà như ở Balzac phần trước chúng tôi đã biện giải, khiến người đọc luôn dễ dàng nắm bắt và có điểm tựa để theo dõi tình huống câu chuyện, thì ở Kafka không gian cũng bị tồn đọng phong kín hoàn toàn.Ở Engénie Grandit, tiểu thuyết có dung lượng không lớn này, Balzac đã theo dõi Grandet ở không gian căn nhà ông ta, không gian cánh đồng nho bao la... rồi lại thả Saclo đến không gian vô cùng của Ấn Độ để buôn bán... danh vọng và tiền tài và sự tha hoá được ông chỉ rõ sự nới rộng của từng không gian cụ thể theo chiều diễn tiến của nó. Còn ở Kafka tất cả bị nhét trong một

cái hộp đen, rồi đóng đinh chắc nịch: Thân phận con người - theo nghĩa phổ quát nhất, cứ quẩn quanh ngoi ngóp ở trong đó. Tính huyền thoại trong không gian của nhà văn Tiệp Khắc viết bằng tiếng Đức còn thể hiện rõ nét ở tính chất ngẫu hợp, lắp ghép của nó. Các sự vật lộn xộn, tuỳ ý chồng chéo lên nhau tạo thành các mê cung, mê lộ làm thất bại hành trình của nhân vật... văn phòng pháp lý, toà án lại là phòng áp mái nóng nực của khu chung cư, là nhà thờ; phòng vẽ tranh của hoạ sĩ Titoreli. Vừa là nơi ngủ vừa là sân chơi những trò dị hợm của lũ trẻ... trong Vụ án; còn Lâu đài thì quán trọ đồng thời là nơi nhảy múa của bọn nông dân, nơi bà chủ quán khoe những thứ mốt bẩn thỉu, nơi làm tình...

Tóm lại cả không gian, thời gian đều bất tuân theo quy luật vật lý và địa lý của nó. Sự lắp ghép chồng chéo các sự vật tạo sự ngột ngạt, o bế trong vòng quẩn quanh định mệnh và tình trạng bị vây bủa của con người.

Như vậy, với tất cả những biểu hiện đặc thù trên, Kafka đã tạo nên một thế giới huyền thoại mang vẻ đẹp độc đáo, mới lạ và chỉ riêng điều ấy đã làm nên đặc trưng mỹ học về cái huyền thoại của ông. Tuy nhiên, cái huyền thoại của Kafka là huyền thoại hai bình diện: huyền thoại và cả cõi mơ nữa, trộn

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w