Nhân vật đồng tiền

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 65 - 69)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

2.2.2. Nhân vật đồng tiền

Thủ pháp nhân vật trở đi trở lại của Balzac cho phép liên kết hệ thống nhân vật đông đảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, chế tạo giấy, luật pháp…và nó tạo ra những cảm nhận về sự vận động, chảy trôi không ngừng của cuộc sống. Trong thế giới nhân vật tái xuất hiện của Balzac, đã xuất hiện đồng tiền. Qua nhiều cách miêu tả gián tiếp in dấu trong mọi tác phẩm, nhân vật lạ lùng này luôn được định danh cụ thể, trực tiếp trên văn bản nghệ thuật trong các tác phẩm của Balzac.

Nhiều nhà nghiên cứu đã so sánh Tấn trò đời với một cơ thể mà đồng tiền là huyết mạch. Đồng tiền đã trở thành nhân vật quan trọng của tiểu thuyết. Ở Đại biểu quận Arcis, Balzac đã khẳng định “hồi môn, một trong những nhân vật chính của tác phẩm”. Vai trò đặc biệt của đồng tiền trong tác phẩm Balzac đã phản ánh đúng thực tế đương thời, khi thế lực tư bản đã thắng

thế lực phong kiến. Đồng tiền là một nhân vật hiện hữu lộ liễu nhất và có tần số xuất hiện dày đặc nhất trong hệ thống sản phẩm tinh thần của tác giả. Trong đối tượng, phạm vi khảo sát của chúng tôi không tác phẩm nào phi tồn hiện đồng tiền trong cách gọi tên trực tiếp cũng như vai trò, chức năng và sức mạnh vô biên của nó. Ở đây, đồng tiền không còn đơn thuần là phương tiện để trao đổi hàng hoá hay để mưu sinh mà nó đã được nhân tính hoá, có linh hồn, có hoạt động và quyền lực của mình. Xã hội Pháp giai đoạn đó là thời kỳ giai cấp tư sản đang dần khẳng định vị thế thống ngự của mình và trong sự rối ren ấy thì đồng tiền trở thành trung tâm chú ý cũng là quy luật tất yếu. Chính Grandet, kẻ tôn thờ và nắm rõ mọi bí quyết sinh tử của đồng tiền, đã từng kết luận: “Quả thế đấy, đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người: nó cũng đi, cũng lại, cũng đổ mồ hôi, cũng sinh sôi nảy nở”(11,208). Balzac đã tuân theo quy tắc nghiêm ngặt của chủ nghĩa hiện thực khi đặt nhân vật đặc biệt này vào hoàn cảnh cụ thể, mà hoàn cảnh xã hội bao giờ cũng phức tạp, cho nên tính cách nhân vật, mặc dù bao giờ cũng nổi lên vài ba nét chủ đạo, nhưng châu tuần chung quanh đó luôn có những biểu hiện đa dạng gần như chính con người thật ngoài cuộc đời. Cũng do nhân vật trong hoàn cảnh, mà môi sinh đứng yên chỉ mang tính chất lâm thời, còn nó luôn luôn tiệm tiến và đột biến, cho nên tính cách của nhân vật này cũng luôn luôn phát triển. Nếu như Stendhal không đề cập trực tiếp tới vấn đề đồng tiền, ông coi thái độ đối với tiền là hòn đá thử vàng, phân biệt bọn tầm thường với những con người ư- u việt thì Balzac đặt tất cả nhân vật của ông, dù chính diện hay phản diện, trong mối quan hệ với tiền bạc và tiền bạc đồng hành với các nhân vật ấy trong môi trường biện chứng.

Đồng tiền của Balzac ăn uống, hô hấp như con người nhưng nó luôn luôn ngự thế lớn hơn con người. Đồng tiền không phải nhốn nháo hoạt động, sinh sôi nảy nở đơn thuần mà nó được say mê tôn thờ như những mỹ nhân

khiến các nhân vật khác phải khát thèm, ngưỡng mộ và săn tìm. Nó quyến rũ từ lão già Grandet giàu có, hà tiện: “ông Grandet có một kho riêng, một hầm khí chứa đầy tiền vàng mà đêm đêm ông vào ngắm với những khoái cảm không bờ bến” (11,33) đến chàng thi sĩ quê mùa đang dần tha hoá Lucien de Rubempre’ và bạn của chàng là Echien trong tiểu thuyết Vỡ mộng. Những kẻ khác thì mê đắm, say sưa ngưỡng vọng và sùng kính đồng tiền “cái đồng tiền

ban cho tất cả mọi thứ, kể cả những đứa con gái”(6,48) rồi “tôi là người của thời đại tôi, tôi tôn kính đồng tiền”(chị họ Bettơ). Balzac hơn ai hết đã vạch trần bản chất ham mê đến khát thèm điên cuồng của bọn tư hữu ở thời đại mà giai cấp tư sản bước lên ngai vàng và đưa xã hội vào con đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa. Chính bọn chúng và bản chất sa đoạ của bọn chúng mới thần thánh hoá đồng tiền rồi thổi linh hồn cho nó hoạt động.

Từ vị trí được sùng bái, tôn thờ và săn đuổi như một mỹ nhân, đồng tiền đã bắt đầu minh định được vị thế của mình. Và trong những tác phẩm của Balzac, nhân vật vô ngôn hữu dụng này thả sức lao mình vào xã hội, len lỏi luồn lách trong mọi mối quan hệ rồi ở bình diện nào đó, nó nghiễm nhiên trở thành kẻ môi giới hôn nhân đắc dụng nhất. Có thể nói không một ông tơ bà nguyệt nào có thể cạnh tranh nghề nghiệp với nó. Đồng tiền san bằng mọi tuổi tác, mọi đẳng giới trong hôn nhân. Chính vì có gia sản nên mụ Nanong xấu ma chê quỷ hờn, vốn là kẻ đày tớ trung thành cho gia đình Grandet, sau khi lão Grandet chết, được Enge’nie Grandet mua cho khoản thực lợi chung thân khá lớn, mụ đã từ đời con gái bước sang đời người đàn bà trao thân gửi phận cho lão Ang-toan Coocnoie. Chính vì có nhiều tiền nên có khối kẻ xếp hàng cầu hôn với Enge’nie mặc dù cô đã bước qua tuổi thanh xuân. Và Enge’nie không ngại ngùng trực ngôn với kẻ đang tìm cách chiếm đoạt trái tim cô hay nói đúng hơn là chiếm đoạt cái ví của cô: “Thưa ông chánh án, tôi biết ông thích tôi vì cái gì, ông hãy giao hẹn với tôi là ông sẽ để tôi tự do suốt đời…”(11,266). Cũng chính vì sự môi giới khôn ngoan đầy hiệu quả của đồng tiền mà một gã luật sư quèn, con nhà thợ may Poticlo, lấy được công nương Dơlahay con nhà quý tộc trong Vỡ mộng

Sự phát triển tính cách tương thích với hoàn cảnh, đồng tiền ngày càng bắt mạch được bệnh lý của xã hội rồi dần dần sự hãnh tiến của những nhân vật khác đã đặt nó lên vị thế cao nhất của xã hội. Đồng tiền được ngự thế trên ngai vàng của vị lãnh chúa mà không cần phải bầu cử hay ứng cử. Nó chỉ cần ngồi một chỗ ấn nút điều khiển cho những tên nô lệ khát vàng lúc nào cũng sẵn sàng quỳ gối trước nó. Tinh thần của thời đại luôn được đả thông trong tư tưởng: “tiền tài ngự trị trên pháp luật, chính trị và phong tục” (11,132). Quyền lực của tiền bạc còn nằm trong ý nghĩa với mọi giải pháp, căn nguyên của các vấn đề vật chất và phi vật chất: “Đồng tiền! đó là lời giải đáp của mọi

bí quyết”(7,398). Trong bộ Tấn trò đời đồ sộ, Balzac đã xây dựng biết bao quá trình nô lệ hoá đồng tiền đối với những kẻ tâm hồn vốn nguyên sơ, thánh thiện trở nên thấm đẫm mùi vị tanh tưởi của sự bon chen tiền bạc. Đó chính là Rastignac, Lucien de Rubempre’, Raphaiel Valentin… Lucien de Rubempre’ đã sẵn sàng vứt bỏ tình yêu chân thành, cháy bỏng với giai nhân Exte để quỳ gối tự nguyện trở thành kẻ nô lệ, thành con rối cho tên mục sư giả trang giật dây. Động lực và cái nhiên liệu thiêu đốt hừng hực quá trình nô lệ hoá của hắn không gì khác chính là tiền. Lucien đã nộp mình cho tên quỷ sứ Vautrin giả danh: “thưa cha, tôi thuộc về cha, luyxiêng nói, mắt loá đi vì vàng cứ rông rổng”(8,463). Vàng là đại diện quyền lực uy thế nhất trong thời đại đó. Thứ siêu vật chất ấy còn có khả năng tạo sự miễn dịch tình cảm cho các nhân vật trong các sáng tác của Balzac. Lãnh chúa của xã hội có tên đồng tiền đã huỷ diệt tất cả tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Khi tên lãnh chúa này lạnh lùng bộ hành đến đâu thì gia đình ấy sẽ tan nát vì tiền bạc. Grandet là bộ máy miễn dịch tình cảm cơ động nhất, tác giả đã đặt hắn trong thử thách với tình phu thê, phụ tử… nhưng tất cả đều thất bại trước sức mạnh của đồng tiền. Còn cậu thanh niên Saclơ có tâm hồn trinh trắng đã xót đắng trong tột cùng cái chết oan nghiệt của cha, đã xúc động đến run rẩy khi nhận sự giúp đỡ chân tình của chị họ cũng đã tha hoá trong uy lực của thần tiền: “vì luôn luôn cọ xát với tiền bạc tim hắn lạnh đi, co lại và khô cằn” (11,249) Và cũng mê muội với thần quyền của danh vọng, của tiền bạc mà những đứa con gái máu mủ ruột rà của lão Goriot đã dẫm lên xác cha để đi dự hội… Trọng lực của ngòi bút Balzac là đã thể hiện minh hiển sức mạnh của đồng tiền và sức hấp dẫn đã kích thích mọi nghị lực, mục đích của những nạn nhân đã bị nó nghiền nát tâm hồn. Ông đã tái tạo được những tham vọng giàu sang cá nhân trong cái nhìn rất động, của những kẻ coi đó là phẩm chất cần thiết để tồn tại trong xã hội đương thời. Trong trật tự quý tộc và tư sản thì tiền như thứ siêu vi trùng đã xâm nhập vào tận cùng những cơ cấu xung yếu, những điểm huyệt nhậy cảm nhất. Văn hào Balzac đã nuôi dưỡng trong bộ tiểu thuyết của ông một nhân vật và theo dõi từng bước lớn lên, biến ảo khôn lường của nó: Từ sự tôn thờ như một mỹ nhân, nó còn trở thành kẻ môi giới hôn nhân rồi nhẩy vọt lên vị thế của vị lãnh chúa thống ngự tất cả chính trị, tôn giáo, luân lý và mọi hệ giá trị thẩm mĩ khác. Stefanzweig đã đánh giá nhân vật đặc biệt

này của Balzac: “đồng tiền là chất kết tủa của dục vọng phổ biến len lỏi trong mọi tình cảm. Cho nên Balzac, nhà bệnh lý học của cơ sở xã hội, để nhận ra các cơ bệnh của các thân thể đau ốm, phải tiến hành việc soi máu bằng kính hiển vi và có thể nói là xác định tỉ lệ lớn tiền bạc chiếm trong thứ máu đó”(78,136). Như vậy, Balzac đã không ngần ngại chỉ thẳng mặt, gọi thẳng tên đối tượng lên án của ông. Sự minh xác thể hiện ngay ở mặt tư tưởng của tác giả.

Thủ pháp lặp lại nhân vật là sáng tạo nghệ thuật lớn của nhà văn khi tạo thành mối liên hệ, gắn kết hữu cơ các tác phẩm khác nhau của Tấn trò đời

cũng như thấy được chiều sâu trong sự vận động của xã hội. Cũng cần phải nói thêm một hệ quả kéo theo của thủ pháp tái xuất hiện nhân vật này, đó chính là cốt truyện đa tuyến trong một tác phẩm và trong liên tác phẩm của Balzac. Cách hiểu cốt truyện như là tiến trình của các sự kiện đã có một truyền thống lâu đời trong giới nghiên cứu văn học Nga. Nó được hình thành ở thế kỷ XIX. Các sự kiện cấu thành cốt truyện có mối liên quan với nhau theo nhiều kiểu, có thể là mối liên hệ thời gian, không gian hay mối liên hệ nhân quả. Tấn trò đời với dung tích quy mô của mình là một sự vận hành mà tính đan chéo phức tạp của nó đã có được sự tập hợp. Cốt truyện đa tuyến đư- ợc tạo thành từ nhiều tuyến truyện, và nhiều tuyến nhân vật được liên kết nhau bằng một sự kiện trung tâm trong một giới hạn nào đó, nếu có thể tách ra thì chúng vẫn có khả năng tồn tại độc lập. Các nhân vật được đặt trong rất nhiều mối quan hệ, những xung đột đầy kịch tính làm đòn bẩy khiến các tuyến truyện đan cài trong sự ràng buộc lẫn nhau.

Hình thức cốt truyện đa tuyến và thủ pháp tái xuất hiện nhân vật tạo một dung lượng hiện thực rất lớn cùng với một số lượng nhân vật đa dạng và rất phức tạp của Balzac. Những nghệ thuật này kiến tạo sự vận động trong dòng chảy đầy biến cố của các nhân vật trong thời đại. Và chứng tỏ sự tác động biện chứng giữa tính cách hoàn cảnh, theo đúng định thức của chủ nghĩa hiện thực.

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w