Thủ pháp lặp lại nhân vật

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 60 - 61)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

2.2. Thủ pháp lặp lại nhân vật

Giá trị của nhân vật văn học chỉ được xác lập trong thế giới nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét khuynh hướng sáng tác của nhà văn. Đó cũng chính là đơn vị nghệ thuật và là yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm văn học để bộc lộ, tư tưởng chủ đề. Đứng ở thế giới quan của các cá nhân nghệ sỹ thì nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá thể, một tầng lớp hay vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật sẽ dẫn dắt người đọc đi vào thế giới riêng của đời sống ở những thời kỳ lịch sử nhất định. Balzac đã có phát kiến độc đáo về phương diện nhân vật, mà khởi điểm của nó là từ Lão Goriot, đó là thủ pháp lặp lại nhân vật.

Theo cách hiểu có tính phổ quát nhất, nhân vật văn học là con người được mô tả trong văn học, bằng phương diện văn học. Nó có thể có tên hoặc không có tên nhưng nội hàm khái niệm nhân vật còn được mở rộng phạm vi hơn: nhân vật đó chính là “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ, bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người…”(3,249). Những giới hạn của khả năng ngôn từ nghệ thuật sẽ quy định tính chỉnh thể của nhân vật được thể hiện trong văn học. Một nhân vật xuất hiện theo mục đích nhào nặn của tác giả và sau đó khi tác phẩm khép lại theo chu trình kết thúc của nó thì nhân vật kia với sự định danh cụ thể của mình vẫn tái ngộ ở những văn bản nghệ thuật khác, tuy nó ở vị trí của nhân vật chính hay phụ. Thủ pháp lặp lại nhân vật của H.Balzac được ứng dụng lần đầu vào 1834. Theo ông, phát kiến nhân vật tái xuất hiện này là “một trong

những ý định táo bạo của tác giả, ý định truyền sức sống và sự vận động cho một thế giới hư cấu mà nhân vật có lẽ sẽ tồn tại khi phần lớn các nguyên mẫu của chúng chết đi và bị quên lãng” (66,205.206). Tác giả đã truyền sức sống và sự vận động cho hai kiểu nhân vật, với sự định danh trực tiếp trên văn bản, đó là nhân vật hãnh tiến và nhân vật đồng tiền.

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w