Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 123 - 139)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật

Gioix và phectone đã coi cách trả lại sự tự do tột độ cho ngôn từ chính là sự giải phóng nó còn Kafka thì hoàn toàn ngược lại, ông đã tống ngôn từ trong khuôn khổ của sự hạn chế tối đa và cô nó lại ở những mức độ so sánh ngầm. Từ đây, kể cả khi vỏ âm thanh của ngôn từ chấm dứt, thì dòng chảy của các ý tưởng vẫn không có các dấu hiệu của sự tắt nghỉ. Ngôn ngữ trần thuật của Franz Kafka là thứ ngôn ngữ của riêng ông, mà ở đó người ta thấy sự dung hợp gần như tuyệt đích giữa hình thức và nội dung.

Trần thuật chính là phương thức căn bản để cấu thành nên tác phẩm tự sự. Nó “bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh, tả ngoại cảnh, tả nội thất… bàn luận lời nói bán trực tiếp của các nhân vật” (3,337).

Ngôn ngữ trần thuật của Kafka là những đặc điểm nổi bật có tính chất độc đáo, riêng biệt. Ở đó nó toát lên khả năng sử dụng ngôn ngữ, tái tạo ngôn ngữ, để góp phần quan trọng trong việc cấu thành giọng điệu của người trần

thuật. Trước Kafka chưa bao giờ lại đặt ra vấn đề hoài nghi nó một cách quyết liệt như thế. Ngôn ngữ hiện lên trong cái vẻ bình ổn và lấp lánh những mỹ từ chính là sự cuồng tín của các tín đồ văn chương trong một thời gian khá dài. Đập vỡ những ảo tưởng về ngôn ngữ và tước lột hết mọi sự giả rối, Kafka đã hoàn trả lại cho nó sự tinh khiết, đem lại sự sống và hơi thở vẹn nguyên của ngôn từ. Ngôn ngữ trần thuật của Franz Kafka là thứ ngôn ngữ rời rạc, lộn xộn, đầy trúc trắc, gập ghềnh và lê thê trong sự khô cứng. Đó chính là bản chất của diễn ngôn hiện đại. Cái thời ngôn ngữ với sức mạnh và quyền uy chỉ còn là vang bóng một thủa, chỉ còn trơ lại thứ ngôn ngữ cằn khô, suy kiệt như chính cuộc sống đang lay lắt tựa cái vỏ chanh cạn nước này. Ở Kafka, những biểu tượng đầy chất ẩn dụ còn bao hàm cả cái vỏ vật chất bên ngoài… Từ

Hoá thân, Vụ án, Lâu đài hay hàng loạt các truyện ngắn khác, cho dù có dung lượng lớn hay cực nhỏ, người tiếp nhận cũng không bắt gặp một chút dư vị tươi mát hay dịu ngọt nơi ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn. Những chi tiết, sự kiện… được trần thuật bằng các giọng điệu thản nhiên khách quan, hết sức chắp nối, rời rạc và gây hiệu ứng mơ hồ cho tiếp nhận. Ở các sáng tác của nhà văn thường được mở đầu bằng các sự kiện: Gregor Samsa tự nhiên bị biến thành bọ sau một giấc ngủ đầy mộng mị (Hoá thân), Jôzep K vừa tỉnh giấc bỗng bị hai kẻ lạ mặt đến bắt (Vụán), chàng đạc điền K đến nơi thực thi công

việc nhưng không ai biết chàng (Lâu đài) ,George ngồi viết thư cho bạn thông

báo việc mình sắp kết hôn (Lời tuyên án)… Nhưng nguồn mạch sau đó lại bất tuân cái khuôn khổ tuyến tính thông thường. Tất cả cứ chồng chất, chi chít lên nhau theo phương thức lắp ghép. Đặc điểm này cũng là sự chi phối mạnh mẽ của thủ pháp mê cung hoá và huyền thoại hoá. Sau khi bị tóm một cách bất ngờ và vô lý, Jôzep K được tác giả kể lại những hành động tiếp theo như một con rối, vô phương, đầy ám ảnh. Cuộc gặp gỡ với ông chú họ, với luật sư Hun, cô Leni, hoạ sĩ Titoreli, vợ người mõ toà đến vị linh mục… rồi lại hai kẻ lạ mặt và cuối cùng là cái chết… Tất cả được lắp ghép một cách ngẫu hợp, rối rắm và lộn xộn. Lâu đài cũng được tác giả dẫn truyện bằng cách thủ tiêu sự đảm bảo tuần tự logic và thứ tự trước sau. Những tình huống, sự kiện không hề có sự gay cấn mà lại rất đơn giản và cứ đan chéo hoán cải vào nhau từng hành động, từng sự kiện ở những thời điểm khác nhau (mà quãng thời giạn ở chỉ có 6 ngày cũng không thể dễ dàng phân biệt được). K đến lâu đài để làm

nghề đạc điền, không ai tiếp nhận và giao việc cho K. K lạc sang trường học để làm kẻ dọn dẹp cho trường. Mối quan hệ giữa chàng và Frida được trần thuật lại cũng lộn xộn và đầy quái gở…Lối kể truyện của Kafka là lối tư duy của hình khối khuôn cứng, ông thủ tiêu gần hết nhạc tính trong ngôn ngữ, vì vậy nó tạo ra kiểu trần thuật trúc trắc như chính cuộc đời. Tính mê cung của ông không phải chỉ trọn vẹn ở những sự kiện và hệ thống nhân vật để ngăn cản và triệt tiêu việc tiếp cận đối tượng trong các cuộc hành trình của nhân vật mà còn là cả sự mê lộ hoá ngôn ngữ. Lời văn của Kafka luôn biến ảo bởi đầy rẫy những câu ghép, chi chít những mệnh đề mà sự liên kết giữa chúng lỏng lẻo tạo ra sự khó khăn trong việc tiếp thu ý nghĩa. Chỉ với mục đích K muốn kiểm tra tâm trạng cô giáo Giza khi chàng ngủ quên và cô không có chỗ để dạy học mà nhà văn đã trần thuật dông dài trong sự rắc rối: “ sở dĩ chàng quyết định như vậy, là vì một mặt chàng không muốn vì sự ngu ngốc của bọn giúp việc làm tình thế tiếp tục xấu đi, mặt khác chàng thương Frida, cô là người tự ái, còn chàng nói chung là không thế, Frida là người nhạy cảm; Frida chỉ thấy những việc nhỏ nhặt, ngang tai trái mắt bây giờ, còn chàng thì ngược lại chỉ nghĩ đến Banabas và tương lai” (39,130). Chỉ có một câu và diễn đạt một ý nhưng chồng chất các mệnh đề và những mệnh đề này tưởng như không ăn nhập gì với mục đích của nhân vật. Đặc điểm và những kiểu câu như thế này xuất hiện phổ biến trong Lâu đài Vụ án.

Lạc vào lời văn kể truyện của Kafka như lạc vào một thế giới đầy ảo giác, ở đó người ta nhận được những ảo giác ngôn ngữ. và đúng như nhận xét của Milan Kundera, từ vựng của Kafka tương đối hạn chế, nó như sự dửng dưng của ông đối với cái đẹp. Đặc biệt trong đặc tính cú pháp của Kafka rất hiếm dấu chấm và hầu như khánh kiệt dấu hai chấm. Đoạn văn kể về cuộc gặp giữa K với kỹ nghệ gia trong Vụ án là kiểu tự sự đặc thù của lối kể truyện Kafka ở thế giới từ vựng cũng như đặc tính cú pháp khan hiếm ấy: “ông rút ở túi trong, túi ngoài ra các giấy tờ chi chít những cột số tính toán, dàn ra trước mắt Jôzep K, giải thích nhiều số liệu, sửa một con tính sai nho nhỏ ông vừa phát hiện tuy chỉ duyệt lướt qua, nhắc tới Jôzep K rằng năm ngoái anh đã đi đến nhất trí với ông về một công việc kinh doanh thuộc cùng một loại và nhân tiện cho anh biết rằng lần này một ngân hàng khác muốn đảm đương công việc ấy với bất cứ giá nào, và cuối cùng im lặng để nghe ý kiến của Jôzep K,

lúc đầu Jôzep K theo dõi được những lời trình bày của nhà kỹ nghệ …” (40,198). Đoạn văn còn rất dài với những mệnh đề dằng dặc, khập khiễng mà không bộc lộ ý luận diễn đạt nào của tác giả. Bởi vì cái mà Jôzep Kquan tâm sau đó là lời của kỹ nghệ gia hỏi về vụ án của anh… Nhưng sự lê thê, khô cằn và trần trụi của từ vựng đó lại chính là ý đồ thẩm mỹ của Kafka, là tính thơ đặc thù của văn xuôi ông: “những sự phong phú về từ vựng tự nó không biểu hiện một giá trị nào cả. Tầm rộng của từ vựng tuỳ thuộc vào ý đồ mỹ học tổ chức nên tác phẩm” (41,287).

Ngôn ngữ trần thuật dựa trên những quan niệm rời rạc, trên những mảnh ghép lộn xộn, không tương liên, do bị chi phối bởi quan niệm hiện tượng học cũng được thể hiện trong Linh sơn của Cao Hành Kiện. Những chương truyện - nhật ký trong hành trình về Linh sơn của nhân vật được ghép với nhau từ các mảnh đất lịch sử: Giang lăng, Kinh Châu, Đất Ba, về những bộ tộc hay người sáng lập ra ngôn ngữ Hán. Thậm chí còn cả những mảnh ghép về cuộc trường chinh của Hồng Quân năm 1936 và về tư tưởng, tôn chỉ của Mao Trạch Đông... tất cả mông lung, chồng ghép lên nhau. Cách tân về lối kể của Kafka có ảnh hưởng sâu đậm cả đương thời và hậu thế.

Ngôn ngữ trần thuật của Kafka không phải chỉ là sự chắp dính, khô khan và đứt đoạn, liên tục gây sự rã rời, mệt mỏi cho độc giả, mà đôi khi ở những chỗ phù hợp nhất, văn xuôi của ông đã để vẻ đẹp cất cánh bay lên cùng với những giai điệu lôi cuốn. Milan kundera đánh giá rất cao hai đoạn văn tác giả kể lại việc làm tình của K và Frida. Ở những sáng tác của mình, Kafka còn có những so sánh rất đắc địa và bất ngờ, khiến cho người đọc như được nốc cạn cốc nước để có sức mạnh tiếp tục cuộc hành trình trên cái sa - mạc– ngôn ngữ khô ráp, nguyên thuần của ông. Khi diễn tả cái nhìn hau háu của gã nông dân tò mò nhìn K khi chàng bước vào, tác giả đã viết: “ rồi y liếm mép, như thể mép là món ăn mới vậy” (39, 60); bà chủ quán “Bên Cầu” đồ sộ thì được ông mô tả đầy hình tượng: “ bản chất của bà ta là quỷ quyệt và bà ta hành động có vẻ vô nghĩa và mù quáng như ngọn gió” (39,211) còn tiếng hét của bọn giúp việc lại được so sánh trên nền đối lập: “ chúng hét lên như thể K là đất khô, và chúng thì đang chết ngạt trong nước lũ”. (39,239). Nhưng tất cả những so sánh hầu như không phải gây hiệu quả thẩm mĩ của vẻ ngôn từ mà để tập trung hướng tới cái trào lộng, giễu nhại. Trong văn chương, so sánh là

phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện những gì người khác không nhìn ra, không nhận thấy. Còn ở Franz Kafka , sức mạnh của nghệ thuật đều được ông thu phục trong lối tri giác của riêng mình.

Lối kể truyện cũng như khắc hoạ hình tượng của Kafka luôn dựa trên cái nền của việc thay thế chức năng của ngôn ngữ và những tác phẩm của ông cũng luôn dẫn dắt người đọc trong tư thế để ngỏ. Để có thể tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của Kafka luôn phải có tầm tư duy nhất định. Bởi ngôn ngữ trần thuật của ông còn là sự thách đố ghê ghớm của việc tạo nghĩa. Đây cũng là một trong những lý do người ta luôn khẳng định những sáng tác của Kafka là sáng tác mở, là những sáng tác đa nghĩa, đa tầng... ..

Một sự cảm thụ sinh động tác phẩm tự sự bao giờ cũng gắn liền với sự quan sát chăm chú các kiểu cách dùng để kể câu chuyện: Ngôn ngữ trần thuật của Kafka, còn nổi bật lên một đặc điểm, đó là lời văn kể chuyện của ông chính là một hệ ngôn ngữ phản đề dựa trên hình thức đối lập – tương phản sắc cạnh. Hệ ngôn ngữ phản đề này đập vào mắt trước tiên của người đọc là ngôn ngữ trần thuật với giới hạn cụ thể, là ngôn ngữ mô tả nhân vật - một lối mô tả phản nhân vật truyền thống. Những Balzac, Stendhal và cả Proust đều “không thể tưởng tượng một nhân vật không có tên” (41,377). Kafka đã đánh cắp cả bản sơ yếu lý lịch của chính những nhân vật của mình. Nhân vật chính của Vụ án là Jôzep K, của Lâu đài là K, của Giấc mơ là Josep K... Tất cả những danh tính chỉ mang tính chất của các ký hiệu. Tính cách, tiểu sử gia đình, đường viền lịch sử của những nhân vật này, vốn là những yếu tố thiết cốt đã trở thành quy phạm, cũng hoàn toàn trống không. Đây vừa là cuộc cách mạng trong nghệ thuật phản ánh vừa có ý nghĩa thê lương nhất của thân phận không còn được coi là thân phận của con người. Một con người đến cái tên cũng không có, hay đây là sự khái quát cao độ đối với tất cả số phận bèo bọt của nhân loại nên không cần đến sự định danh cụ thể? Đó là một câu hỏi mà ở phương diện nhức nhối nào cũng có thể tìm được câu trả lời... Những nhân vật với cái tên chỉ là chữ cái đầu với những hình dáng, hành động chung chung trừu tượng thật khác xa cách mô tả chi tiết, kỹ lưỡng của Balzac khi ông tỉ mỉ khắc hoạ từng chiều cao, chiếc váy, cái mũi, nước da, hàm răng... các nhân vật của ông. Engénie Grandet trong tiểu thuyết cùng tên của Balzac

say đắm trong ngất ngây tình đầu: “Ý nghĩ miên man của nàng hoà hợp với các chi tiết trong khung cảnh riệng biệt, khúc nhạc lòng hoà điệu với bài ca nhịp nhàng của thiên nhiên” (11, 94). Balzac xứng đáng là bậc thày của nghệ thuật miêu tả tâm lý với những chuyển động vi diệu của tâm hồn con người. Còn những nhân vật của Kafka, đã chẳng có sự suy tư, mơ màng, say mê như Engénie, thậm chí có biến cố khủng khiếp đến với mình (đột nhiên biến ra con bọ hôi tanh, đột ngột bị bắt... ), cũng chẳng có một tín hiệu của tâm lý. Nhân vật của Kafka là biểu hiện sâu sắc của phi tâm lý thực chứng. Mặt khác, tâm trạng rạo rực yêu đương của Engénie lại luôn được hoà lòng cùng thiên nhiên kỳ diệu. Trong chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, con người – môi trường là sự gắn bó biện chứng với nhau. Tính cách được đẩy lên tầm điển hình cũng phải trong hoàn cảnh điển hình, còn ở nhân vật của Kafka, phong cảnh được quan niệm như hiện tượng thị giác đơn giản, con người ở trong đó trơ trọi không một mối dây liên hệ, nếu có thì luôn luôn là thù địch. Dù ưu tiên một chút cho mô tả khung cảnh thiên nhiên thì ông chỉ phác lên vài vẻ bơ phờ, xác xơ của tuyết trắng hòng ngăn cản bước chân của K (Lâu đài), của vị thày

thuốc (Một thày thuốc nông thôn)... Còn về tâm lý nhân vật, nếu có động

chạm phần nào thì lại là thứ tâm lý không có một chút logic, một chút thực chứng. Nhân vật của Kafka chối bỏ và đả phá mọi hệ thức thẩm mĩ cố định về tên tuổi, về tâm lý và cả về cá tính nhân vật. Hoàn cảnh, môi trường cũng không làm biến đổi nó như sự thay đổi, thích nghi của các nhân vật của Balzac trong xã hội đồng tiền, mà nó tồn tại chỉ để tồn tại. Vật vờ và vô nghĩa. Tất cả chỉ hiện lên đầy khắc khoải của nỗi cô đơn trong cộng đồng, trong thời gian và cả trong không gian.

Lối trần thuật của hệ ngôn ngữ phản đề không những chỉ thể hiện ở những yếu tố ngoài văn bản mà ngay trong nội tại các tác phẩm Kafka cũng là hệ thống tương phản, đối lập rõ nét. Như là một sự nghịch lý đầy mỉa mai, những nhân vật chính trong sáng tác của nhà văn Do Thái này không có tên mà chỉ được ký hiệu hoá nhưng những nhân vật phụ, tác động, chi phối và có mối quan hệ với nó lại có tên họ đầy đủ. Đó là Titoreli, là Leni, là cô Bơcxne, là Grubach, là luật sư Hun... (Vụ án); đó là Frida, là Barnabá, là Oszald, là Schwarzer, là Olga... (Lâu đài)... những nhân vật phụ này, có khi chỉ được

cùng một cái tên. Thậm chí những nhân vật vô hình, không bao giờ xuất hiện, không bao giờ sinh hoạt trong cộng đồng vẫn có đặc ân được tác giả trao cho một cái tên và cả chức vụ cụ thể của nó nữa (Bá tước West West, ngài chánh văn phòng Klamm... ). Sự nghịch lý này còn được thể hiện cả ở sự mô tả hình dáng nhân vật. Nhân vật chính thì tồn tại siêu hình, cả danh tính và không có

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 123 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w