I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
2. Khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của
2.3.1.2. Chính sách tỷ giá
Với bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ của hầu hết các nƣớc đều nới lỏng trong những năm 2001 – 2003 và thắt chặt dần trong khoảng 2005 - 2006. Điều này kết hợp với sự biến động giá cả của hàng hóa thế giới, sự đầu cơ và tâm
http://svnckh.com.vn 45
lí dự đoán về tăng trƣởng của các nền kinh tế thay đổi đã khiến cho các đồng tiền chủ chốt trong thƣơng mại quốc tế biến động trái chiều nhau. Trong suốt giai đoạn 2001 – 2006, xu hƣớng chính của các đồng tiền chủ yêu trong thanh toán quốc tế là sự yếu đi của đồng USD và sự mạnh lên của JPY và EUR. Tuy nhiên kể từ khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay thì diễn biến tỷ giá của các đồng tiền này trên thị trƣờng thế giới là hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có những chuyển biến sau:
Kể từ năm 1999 đã có sự thay đổi đáng kể với cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá khách quan hơn thể hiện ở cơ chế xác định tỷ giá phù hợp và tôn trọng thị trƣờng hơn, ở biên độ dao động đƣợc điều chỉnh linh hoạt hơn, ở sự nới lỏng hơn trong các biện pháp quản lý. Về hƣớng biến chuyển của chính sách tỷ giá thì nhƣ sau:
Nếu nhƣ trongkhoảng 1999-2003, chính sách tỷ giá hƣớng tới xuất khẩu thì từ 2004 đến 2006, chính sách tỷ giá lại hƣớng vào mục tiêu chống lạm phát. Tuy vậy chính sách tỷ giá vẫn đảm bảo một đồng Việt Nam yếu khuyến khích xuất khẩu. Mặc dù đồng USD có những biến động trái chiều trong suốt giai đoạn song mức tỷ giá danh nghĩa vẫn đƣợc duy trì tăng nhẹ qua từng năm. Dù chỉ tăng nhẹ, chƣa tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn về giá cho hàng hóa nhƣng do mức tỷ giá tƣơng đối ổn định nên vẫn có tác động hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách tỷ giá của Việt Nam càng linh hoạt hơn và lại quay trở lại hỗ trợ chính cho mục tiêu xuất khẩu. Điều này đƣợc thể hiện ở việc ứng phó với luồng vốn khổng lồ sau gia nhập WTO bằng cách tung ra thật nhiều VNĐ, ở việc điều chỉnh biên độ tỷ giá rộng lên tới mức ± 5% nhằm đƣa mức tỷ giá về mức cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu. Dù diễn biến tỷ giá có căng thẳng nhƣng nhìn chung mức tỷ giá của Việt Nam luôn đạt đƣợc mức phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Với chiều hƣớng điều chỉnh tỷ giá và thực trạng xuất khẩu nhƣ vậy, giả
http://svnckh.com.vn 46
thuyết 6 đƣợc đƣa ra là: Tỷ giá hối đoái tăng có tác động tích cực tới xuất khẩu các nhóm hàng nói chung.