Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM" (Trang 29)

I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu

1. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2004 – 20

1.2.1. Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế

1.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Trong khoảng thời gian từ 2004 tới 2008, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thô và sơ chế của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này mới đạt 12554 triệu USD thì cho đến năm 2008, kim ngạch của nhóm này tăng lên tới 2165,7 triệu USD. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của cả nhóm hàng trong

Nguồn: Nhóm tác giả lập dựa trên số liệu từ Tổng cục Hải Quan

Đồ thị 2.1.1.2: Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu thuộc nhóm thô hoặc mới sơ chế của Việt Nam tới 73 nƣớc bạn hàng chính giai đoạn

http://svnckh.com.vn 30

năm 2005 – 2006 đạt trên 20% sau đó sụt giảm mạnh trong năm 2007 rồi tăng trở lại vào năm 2008. Sự sụt giảm trong tốc độ tăng trƣởng của nhóm hàng này trong năm 2007 nguyên nhân chính bởi kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và các vật liệu liên quan tăng trƣởng chững lại khi sản lƣợng khai thác nhiên liệu, - đặc biệt là dầu thô của Việt Nam giảm. Trong khi đó, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của nhóm hàng lƣơng thực thực phẩm và động vật sống lại duy trì tăng đều qua các năm mặc dù sản lƣợng xuất khẩu một số mặt hàng giảm nhƣng lại có sự trợ giúp nhờ giá trên thị trƣờng thế giới tăng.

1.2.1.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu

Trong nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế, tỷ trọng của nhóm hàng lƣơng thực thực phẩm và động vật sống (nhóm 0) và nhiên liệu (nhóm 3)là chủ yếu do Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên trong sản xuất những mặt hàng này. Xét về xu hƣớng biến

Đồ thị 2.1.1.2.1: Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng thuộc nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trên tổng kim ngạch xuất khẩu tới 73 nƣớc bạn hàng

chính giai đoạn 2005 - 2008

http://svnckh.com.vn 31

động trong cả giai đoạn, tỷ trọng xuất khẩu hàng của tất cả các nhóm hàng thuộc hàng thô hoặc mới sơ chế trên tổng kim ngạch xuất khẩu đều biến động không rõ ràng nhƣng đều đã giảm nhẹ vào năm 2008 khiến tỷ trọng của hàng thô hoặc mới sơ chế giảm theo dù mức độ giảm không nhiều. Năm 2004, tỷ trọng nhóm thô hoặc mới sơ chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu là trên 50,83% thì đến năm 2008 chỉ còn 49,7%.

1.2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế có cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu biến đổi cũng khá mạnh mẽ trong khoảng từ 2004 đến 2008 thể hiện ở tỷ trọng nhập khẩu của các thị trƣờng có nhiều thay đổi. Về cơ bản, các thị trƣờng chính vẫn là những nƣớc Mỹ, Nhật, Úc, Singapore và Trung Quốc và tuy nhiên mức độ tập trung của hàng thô hoặc mới sơ chế xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trƣờng này đã giảm xuống do hàng hóa Việt Nam đã mở rộng ra nhiều thị trƣờng mới trong thời gian này. Tỷ trọng của tổng kim ngạch hàng thô tới 5 nƣớc kể trên trong năm 2004 là 70% trong năm 2004 thì sau đó đã giảm chỉ còn 63% trong năm 2008.

1.2.2. Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế

1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Khác với tăng trƣởng xuất khẩu hàng thô hoặc mới sơ chế, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong giai đoạn này khá ổn định và luôn trên mức 20%. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này cũng tăng mạnh từ 13927,6 triệu USD vào năm 2004 lên tới 26886,1 triệu USD vào năm 2008. Với tốc độ tăng trƣởng đều nhƣ vậy đã đƣa tỷ trọng xuât khẩu nhóm hàng chế biến và đã tinh chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên.Nếu năm 2004, tỷ trọng này là 52,4% thì sang năm 2008, tỷ trọng nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng lên trên 55%. Điều này chủ yếu do sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Xét về tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu từng nhóm hàng cụ thể, ngoài nhóm hóa chất và các sản phẩm liên quan trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế biến đổi đồng đều nhau kể từ năm 2006 và đều có xu hƣớng giảm rõ rệt trong năm 2008 do chịu

http://svnckh.com.vn 32

tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Cùng xu hƣớng đó nhƣng có tốc độ tăng trƣởng luôn ở mức cao là xuất khẩu nhóm hàng hóa chất và các sản phẩm liên quan. Điều này là do kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này không lớn, do đó độ tăng về giá trị tuyệt đối nhỏ dễ dẫn đến tốc độ tăng trƣởng cao so với các nhóm khác.

1.2.2.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu

Trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế thì tỷ trọng chính là nhóm hàng chế biến khác bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. đây là mặt hàng lợi thế của Việt Nam do có giá nhân công rẻ. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn trên 40%. Năm 2004 tỷ trọng nhóm hàng chế biến khác (nhóm SITC 8) trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41.49%, sau đó tăng lên 43.54% vào năm 2007 và giảm xuống còn trên 42% năm 2008. Trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp (nhóm hàng 6:

Đồ thị 2.1.1.2.2: Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng thuộc nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trên tổng kim ngạch xuất khẩu tới 73 nƣớc bạn hàng

chính giai đoạn 2005 - 2008

http://svnckh.com.vn 33

hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên liệu và nhóm 7: máy móc và các phƣơng tiện vận tải và phụ tùng) luôn ở mức thấp dƣới 10%.

1.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế có cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu tập trung chính tới các nƣớc có thu nhập cao, đặc biệt mức độ tập trung của nhóm hàng này tới Hoa Kì là rất lớn với tỷ trọng của riêng thị trƣờng này luôn ở mức cao, năm 2008, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế từ Việt Nam của Mỹ trong tổng số 73 nƣớc bạn hàng chính của Việt Nam lên tới 40%, cách xa so với thị trƣờng lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với tỷ trọng này chỉ khoảng 10%. Có thể thấy mức độ tập trung hàng chế biến hoặc đã tinh chế của Việt Nam vào các thị trƣờng có thu nhập cao và cách biệt nhiều về kinh tế (SITC 8 – nhóm hàng có độ thâm dụng lao động trong sản xuất cao) là rất lớn.

2. Khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam hàng của Việt Nam

Có thể thấy kinh tế thế giới từ năm 2004 đã hoàn toàn sang chu kì mới với sự tăng trƣởng mạnh mẽ đạt tới 5,1% (mức tăng trƣởng cao nhất trong suốt ba thập kỉ) sau khi phục hồi từ khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998, vƣợt qua những thiên tai, biến cố và những trở ngại của những năm 2000 – 2003. Giai đoạn 2004 – 2007, nền kinh tế thế giới tăng trƣởng tƣơng đối ổn định dù gặp phải những rào cản tăng trƣởng do bệnh dịch, những biến động về giá cả, sự bất ổn định của các thị trƣờng tài chính. Tuy vậy, từ cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra đã khiến kinh tế thế giới sụt giảm mạnh, năm 2009, tốc độc tăng trƣởng toàn thế giới giảm xuống -0.8%.

Trong bối cảnh chung nền kinh tế thế giới nhƣ vậy, các yếu tố có thể gây ảnh hƣởng tới xuất khẩu Việt Nam nhƣ phân tích trong chƣơng 1 cũng có những biến động đáng kể. Chi tiết cụ thể của từng yếu tố nhƣ sau:

http://svnckh.com.vn 34

2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu

2.1.1. GDP của nước nhập khẩu

Trong giai đoạn này, các nƣớc bạn hàng của Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng kinh tế không đồng đều, thậm chí phải nói là có sự cách biệt khá lớn giữa các nhóm nƣớc có thu nhập khác nhau. Đối với những nhóm nƣớc vốn có thu nhập cao, là những thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam thì tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn này lại ổn định ở mức thấp dao động chủ yếu ở mức tăng trƣởng từ 2% đến 6% trong suốt năm 2004 đến 2007. Trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến nhóm nƣớc này khiến cho tốc độ tăng trƣởng kinh nhiều nƣớc sụt giảm đáng kể, thậm chí xuống mức âm nhƣ Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Ý…

Tiếp đến là tăng trƣởng của nhóm nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình cao. Theo quan sát số liệu mà nhóm tác giả thu thập đƣợc, nhìn chung nhóm này không phải là những nƣớc bạn hàng chính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

Đồ thị 2.1.2.1.1.a: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập cao

http://svnckh.com.vn 35

của Việt Nam sang nhóm các nƣớc này khá thấp và vị trí trung bình của các nƣớc này trong thứ hạng các nƣớc nhập khẩu chính của Việt Nam chỉ khoảng ngoài 45. Các nƣớc bạn hàng của Việt Nam thuộc nhóm thu nhập trung bình cao có tốc độ tăng trƣởng kinh tế chủ yếu ở mức tử 5% đến 10% một năm, tốc độ tăng trƣởng của nhóm nƣớc này có vẻ cao hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc có thu nhập cao.

Nhóm thứ ba là nhóm các nƣớc có thu nhập trung bình thấp. Trong nhóm nƣớc này, chỉ có một số nƣớc là bạn hàng chính của Việt Nam nhƣ Indonesia, Trung Quốc, Philipin, các nƣớc còn lại có vị trí cũng khá mờ nhạt khi sắp thứ tự các quốc gia nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng Việt Nam thuộc nhóm này không thể hiện sự tập trung. Nổi bật trong nhóm này là tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ luôn trên 10% của Trung Quốc với thị trƣờng đầy tiềm năng.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nƣớc tăng trƣởng kinh tế rất thấp chỉ đạt trên 1% nhƣ Bờ Biển Ngà hay Xê nê gan.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

Đồ thị 2.1.2.1.b : Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình cao

http://svnckh.com.vn 36

Nhóm cuối cùng là nhóm các nƣớc có thu nhập thấp. Nhóm này nhập khẩu từ Việt Nam rất ít nhƣng lại có tốc độ tăng trƣởng kinh tế có vẻ cao hơn so với nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp nhƣ có thể thấy trong hình dƣới đây. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế các nƣớc này chủ yếu trong khoảng từ 5% đến 10%.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

Đồ thị 2.1.2.1.c : Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình thấp

Đồ thị 2.1.2.1.d: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập thấp

http://svnckh.com.vn 37

Dựa trên thực tế xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam nhƣ trên trình bày có tốc độ tăng trƣởng rất khác nhau và hƣớng tới những thị trƣờng có quy mô và tốc độ tăng trƣởng khác nhau, có những nƣớc tăng trƣởng rất cao nhƣ Trung Quốc nhƣng cũng có nƣớc tăng trƣởng rất thấp nhƣ Nhật Bản. Do vậy chúng tôi đƣa ra giả thuyết:

Giả thuyết 1: Tăng trƣởng GDP ở nƣớc nhập khẩu gây tác động không nhiều đến tăng trƣởng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.

2.1.2. Dân số nước nhập khẩu

Tiếp tục xu hƣớng sụt giảm trong giai đoạn trƣớc, trong khoảng thời gian 2000 – 2008, tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc có thu nhập trung bình cao và các thu nhập cao đều chỉ ở mức thấp, nhiều nƣớc có tốc độ gia tăng dân số âm khoảng -0,5%. (Hình 2.1.1.2.1). Tuy nhiên có riêng trƣờng hợp của Singapore dù nằm trong nhóm nƣớc có thu nhập cao song tốc độ tăng trƣởng dân số của nƣớc này khác biệt hẳn và ở mức tăng dần, năm 2008 tốc độ tăng trƣởng dân số ở nƣớc này là 5%.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

Đồ thị 2.1.2.2.a: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập cao

http://svnckh.com.vn 38

Trong khi đó ngoài Ukraina, tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng của Việt Nam thuộc nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp lại khá cao, tốc độ gia tăng dân số thấp nhất trong nhóm này là 0,5%, một số nƣớc có tốc độ gia tăng dân số rất cao lên tới mức 3%. Có thể nhận thấy tại các nƣớc này, tốc độ gia tăng dân số mạnh mẽ này mở ra những thị trƣờng đầy tiềm năng cho những mặt hàng thiết yếu với mức giá và chất lƣợng ở mức trung bình nhƣ hàng hóa Việt Nam.

Nhóm các nƣớc bạn hàng có thu nhập thấp của Việt Nam có tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao, luôn ở mức từ 1,5% đến 2,5%. Điều này cho thấy đây cũng có thể là thị trƣờng tiềm năng cho những mặt hàng thiết yếu, cả những mặt hàng chế biến với chất lƣợng vửa phải và mức giá thấp.

Ngoài những thay đổi về tốc độ gia tăng dân số trong từng nhóm nƣớc, cơ cấu dân số ở tất cả các nƣớc trong giai đoạn này đều có tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động tăng lên, do đó cho thấy nguồn cung lao động ở các nƣớc trở nên dồi dào, đặc biệt là nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp dân số tăng lên khiến cho thừa lao động và thiếu vốn trong khi các nƣớc có thu nhập cao với tốc độ tăng trƣởng

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

http://svnckh.com.vn 39

dân số thấp thì lại thiếu vốn và thừa lao động một cách tƣơng đối. Điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu các nhóm hàng ở hai nhóm nƣớc này thực sự khác biệt.

Căn cứ vào phân tích quy mô và tốc độ tăng dân số của các thị trƣờng xuất khẩu, chúng tôi đƣa ra giả thuyết 2: Yếu tố dân số của nƣớc nhập khẩu có tác động cùng chiều đến xuất khẩu các nhóm hàng thiết yếu (SITC 0) và các nhóm hàng là nguyên đầu vào cho các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động (SITC 2)

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung

2.2.1. GDP của Việt Nam

Yếu tố GDP của Việt Nam thực chất đại diện cho sản xuất trong nƣớc, cho khả năng cung hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2006, kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc tiến tích cực: nền kinh tế vƣợt qua suy giảm 1997 – 2000 và tăng trƣởng trở lại với tốc độ tăng trƣởng khá cao, trung bình cả giai đoạn 2001 – 2005 đạt mức độ tăng trƣởng là 7.5% nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: http://databank.worldbank.org/ddp/home.do ngày 10/06/2010

Đồ thị 2.1.2.2.b: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình thấp

http://svnckh.com.vn 40

Trong giai đoạn từ 2006 đến trƣớc khủng hoảng năm 2008, kinh tế Việt Nam đã có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2006 là 8.23%; năm 2007 đạt 8.44% nhờ vào sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới khi gia nhập WTO

Từ năm 2008 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế, tăng trƣơng kinh tế Việt Nam tuy có chững lại song đang trên đà phục hồi từ cuối năm 2009, tốc độ tăng

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM" (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)