Tổng quan tình hình chung trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM" (Trang 60 - 65)

http://svnckh.com.vn 61

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu 2008-2009, giờ đây nên kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục và đạt đƣợc những kết quả nhanh hơn mong đợi. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục không đồng đều giữa các quốc gia: các nƣớc đang phát triển và những nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng nhanh và ổn định hơn so với những nƣớc phát triển. Trong báo cáo về “Triển vọng kinh tế thế giới” công bố vào tháng 4 năm 2010, IMF đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng 4,25% trong năm 2010, cao hơn nhiều so với những dự báo trƣớc đó. Trong số những nƣớc phát triển, Mỹ sớm thoát khỏi khủng hoảng và có đƣợc khởi đầu tốt hơn so với Nhật Bản và EU. Còn trong số những nƣớc đang phát triển thì Châu Á đang nổi lên nhƣ là một điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu.

1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu.

1.1. GDP của nƣớc nhập khẩu.

Nhìn chung, trong thời gian tới, kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục và tăng trƣởng khá nhanh nhƣng mức độ tăng trƣởng là không đồng đều giữa các vùng và trong nội bộ từng khu vực. Tháng 7 năm 2010, IMF đã nâng mức dự báo dự báo tăng trƣởng kinh tế thế giới năm lên mức 4,6% so với mức 4,25% đƣa ra hồi tháng 4.

Những nền kinh tế phát triển đƣợc dự báo là sẽ tăng khoảng 2,25% trong năm 2010 sau khi đã giảm hơn 3% trong năm 2009. Mỹ sẽ tăng trƣởng nhanh hơn so với Nhật Bản và Châu Âu, dự báo ở mức 3,3% so với mức 2,7% trƣớc đó. Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Nhật Bản sẽ tăng ở mức khoảng 2,4% trong năm nay (mức dự báo trƣớc là 1,9%), còn Đức và các nƣớc sử dụng đồng Euro sẽ tăng ở mức khiên tốn 1%.

Các nƣớc đang phát triển và những nền kinh tế mới nổi đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ ở mức 6,25% trong những năm 2010, 2011, một con số khá cao so với mức tăng 2,5% năm 2009, Trung Quốc đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ nhất, ở vào mức khoảng 10,5%, tiếp sau đó là Ấn Độ, tăng khoảng 9,4 %.

Năm 2011 đƣợc dự báo là sẽ tăng trƣởng thấp hơn năm nay, ở mức 4,3%. Trong đó, IMF đã hạ mức dự báo tăng trƣởng năm 2011 của Trung Quốc từ 9,9% xuống 9,6%, Nhật từ 2% xuống 1,8% và Anh từ 2,5% xuống 2,1%. Điều này đã gây ra lo ngại về tình hình kinh tế trong những năm tiếp theo.

http://svnckh.com.vn 62

1.2. Dân số các nƣớc nhập khẩu.

Nhìn chung, dân số thế giới không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trƣớc, xu hƣớng chung trong tốc độ gia tăng dân số thế giới sẽ tiếp tục giảm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng dân số ở những nƣớc có thu nhập thấp và trung bình thấp vẫn có xu hƣớng tăng cao, trong khi đó xu hƣớng gia tăng dân số ở những nƣớc có thu nhập cao và trung bình cao đƣợc duy trì ở mức rất thấp, có nhiều nƣớc tốc độ gia tăng dân số tiếp tục sụt giảm.

2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cung.

2.1. GDP của Việt Nam

Năm 2009, GDP Việt Nam tăng trƣởng 5,3%, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Gói kích cầu mà chính phủ Việt Nam thực hiện năm 2009 đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc giảm suy thoái kinh tế tuy nhiên cũng gây áp lực không nhỏ lên cán cân thanh toán, ảnh hƣởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô .

Kinh tế Việt Nam năm 2010 và những năm tiếp theo cũng có những triển vọng và dự báo hết sức lạc quan. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đƣa ra dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam năm 2010 sẽ đạt 6,5%, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu là 7.8% trong khi đó IMF dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 5,3 % và tốc độ tăng trƣởng tổng kim ngạch xuất khẩu là 6.36% . Mục tiêu của chính phủ Việt Nam đề ra là tăng trƣởng 6,5 vào năm 2010.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế nƣớc ta vẫn đang phục hồi nhanh chóng và phát triển theo hƣớng tích cực, tạo đà cho việc thực hiện thành công mục tiêu tăng trƣởng 6.5%. Theo tổng cục thống kê, 6 tháng đầu năm 2010, GDP của nƣớc ta đã tăng 6,16% so với cùng kì năm ngoái. Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế đều tăng đặc biệt là khu vực dịch vụ tăng 26,7%, khu vực sản xuất công nghiệp tăng 13,6%, khu vực sản xuất nông lâm nghiệp tăng 5,3% . Sự tăng trƣởng trong các ngành sản xuất sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, đặc biệt sản xuất công nghiệp với tốc độ gia tăng mạnh tập trung ở các ngành nhƣ máy móc, phƣơng tiện vận tải sẽ đƣa đến tác động mạnh mẽ cho xuất khẩu nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế.

http://svnckh.com.vn 63

Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam trong thời gian tới có xu hƣớng giảm dần, tuy vậy vẫn ở mức cao khoảng trên 2%, lực lƣợng lao động tiếp tục đƣợc bổ sung. Trong thời gian tới, với nhận thức rõ ràng hơn về việc nâng cao chất lƣợng lao động, có thể yếu tố dân số sẽ đem lại những tác động tích cực thay vì những ảnh hƣởng tiêu cực tới tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam.

3. Các yếu tố cản trở hấp dẫn.

3.1. Yếu tố chính sách.

3.1.1. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện những chính sách thúc đẩy xuất khẩu để phát triển kinh tế, do đó những chính sách quản lý xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục có những ƣu đãi và tận dụng mọi biện pháp thúc đẩy xuất khẩu trong quy phạm của những cam kết quốc tế. Về việc kí kết các hiệp định thƣơng mại tự do, trên phạm vi song phƣơng có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (25/12/2008) đã có hiệu lực từ tháng 10 năm 2009 , trên phạm vi đa phƣơng ngoài Hiệp định Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN (AFTA) đã có hiệu lực từ trƣớc đây, Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) , Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Úc, Newzealand, Ấn Độ, đã đƣợc kí kết và bắt đầu có hiệu lực. Đồng thời, trong giai đoạn tới, Việt nam cũng xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.

Nhƣ vậy với việc hợp tác kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn, hợp tác hƣớng tới có hiệu quả hơn, trong thời gian tới hi vọng xuất khẩu tất các nhóm hàng hóa của Việt Nam đều có thể nhận đƣợc những tác động thúc đẩy tích cực từ những hiệp định này.

3.1.2. Chính sách tỷ giá.

Chính sách tỷ giá là tâm điểm trong quản lý vĩ mô năm 2010. Hiện nay, đồng Việt Nam đang đứng trƣớc sức ép giảm giá rất lớn. nguyên nhân của tình trạng này là do việc thâm hụt cán cân thanh toán do trƣớc đó. Nguyên nhân thứ 2 là do lạm phát đƣợc dự báo là sẽ tăng trở lại vào năm 2010 (8-9%) sau một thời gian đƣợc kiềm chế ở mức thấp (6,52% năm 2009).

http://svnckh.com.vn 64

Gần đây, chính sách tỷ giá đã có những điều chỉnh linh hoạt hơn. Trong một thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độ biên độ giao động của tỷ giá từ 5% xuống 3%. Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứ nhất chƣa đầy 2 tháng, vào ngày 11/2/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%. Đây là những điều chỉnh cần thiết vì trong thời gian gian trƣớc, khoảng từ năm 2007-2009, đồng Việt Nam đã đƣợc định giá quá cao so với đồng USD, dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán càng trở nên trầm trọng. Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, đây cũng là xu thế chủ yếu trong việc điều hành tỷ giá trên thế giới hiện nay.

Việc giảm giá đồng Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam trên cả thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt đƣợc sự tăng trƣởng lâu dài thì không thể chỉ phụ thuộc vào tỷ giá mà quan trọng là phải nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa trong nƣớc cũng nhƣ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng có thể trong thời gian tới có thể sẽ có tiếp tục những sự điều chỉnh về tỷ giá nhằm cải thiện tình trạng nhập siêu, tuy nhiên, mục tiêu trong thời gian tới của của chính phủ là duy trì sự ổn định kinh tế, đạt mức tăng trƣởng 6,5%, kiểm soát lạm phát dƣới 7%. Do vậy, chính sách tỷ giá cần phải hết sức thận trọng và tỷ giá có thể sẽ không có nhiều thay đổi trong thời gian tới.

3.2. Yếu tố khoảng cách.

Đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải và viễn thông trong thời gian qua đã đƣợc chú trọng hơn, tuy nhiên những dự án này chƣa hoàn thành và chƣa thể phát huy hiệu quả ngay trong thời gian sắp tới, do đó năng lực của hệ thống vận tải và hệ thống thông tin sẽ chƣa đƣợc cải thiện. Và nhƣ vậy yếu tố khoảng cách trong thời gian tới sẽ vẫn là trở ngại tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là hàng thô hoặc mới sơ chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã đƣa mức thu nhập đầu ngƣời tăng lên và đƣa Việt Nam vào nhóm các nƣớc có thu nhập trung bình thấp.

http://svnckh.com.vn 65

Khoảng cách kinh tế của Việt Nam so với thế giới đang đƣợc rút ngắn dần, tuy nhiên trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn yếu kém và lạc hậu so với nhiều nƣớc ngay cả các nƣớc trong khu vực ASEAN. Do vậy trong thời gian tới, yếu tố khoảng cách kinh tế vẫn có ảnh hƣởng nhiều đến xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM" (Trang 60 - 65)