Dân số Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM" (Trang 41 - 44)

I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu

2.2.2.Dân số Việt Nam

2. Khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của

2.2.2.Dân số Việt Nam

Dân số đại diện chủ yếu cho yếu tố lao động ở nƣớc xuất khẩu. Trong năm 2003 – 2004, dân số Việt Nam đã tăng mạnh ở mức 1.47%8 một năm, sau đó tốc độ có giảm dần cho đến năm 2008 chỉ còn 1.2%. Đồng thời tỷ lệ lao động trên tổng dân số nhƣ có thể thấy trong bảng 2.1 cũng dần gia tăng lên mức 52,1% vào năm 2008. Nhƣ vậy có thể thấy dân số gia tăng khiến tăng số lao động cho nền kinh tế, tăng khả năng sản xuất và lƣợng cung hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trên tổng số dân cũng tăng lên cho

8 Theo Tổng cục Thống kê

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và lập theo số liệu của Tổng Cục Thống kê.

Đồ thị 2.1.2.2.1: Tăng trƣởng GDP và GDP các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009

http://svnckh.com.vn 42

thấy yếu tố lao động đóng góp tích cực vào sản xuất tạo cung hàng xuất khẩu. Do đó ở khía cạnh này có thể thấy dân số Việt Nam là yếu tố có ảnh hƣởng tích cực tới xuất khẩu.

Bảng 2.1.2.2.2: Dân số và lao động Việt Nam 2000 – 2008

Năm 2000 2002 2004 2006 Sơ bộ 2008 Tỷ trọng lao động trong các ngành (%) Nông nghiệp 65.09 61.90 58.75 55.37 52.62 Công nghiệp 13.11 15.40 17.35 19.23 20.83 Dịch vụ 21.80 22.70 23.90 25.40 26.55 Tổng số lao động (nghìn người) 37609.6 39507.7 41586.3 43338.9 44915.8 Tổng số dân (nghìn người) 77635.4 79727.4 82031.7 84136.8 86210.8 Tỷ lệ lao động trên tổng số dân (%) 48.44 49.55 50.70 51.51 52.10

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên khi xét về chất lƣợng của lực lƣợng lao động tăng lên nhờ gia tăng dân số thì chƣa hẳn tác động của yếu tố dân số tới xuất khẩu đã cùng chiều. Chất lƣợng lao động của Việt Nam còn thấp do tỷ lệ lao động qua đào tạo chƣa cao, cơ cấu đào tạo lực lƣợng lao động còn nhiều bất hợp lý, thiếu lao động chất xám cả về số lƣợng và chất lƣợng, … Khi xét về khía cạnh này thì đóng góp của yếu tố dân số tới xuất khẩu có vẻ nhƣ không đáng kể. Ngoài ra dân số Việt Nam tăng cũng đồng nghĩa với quy mô thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa trong nƣớc tăng lên, vì vậy nếu sản xuất nếu tăng không tƣơng đối sẽ khiến cho cung hàng xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam giảm bởi tác động của yếu tố dân số này.

Với những tác động trái chiều nhƣ phân tích ở trên, giả thuyết 4 đƣợc đƣa ra là: Yếu tố dân số của Việt Nam có ảnh hƣởng không đáng kể tới xuất khẩu các nhóm hàng nói chung.

http://svnckh.com.vn 43

2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn

2.3.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia

2.3.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại.

a. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại của các nƣớc nhập khẩu

Giai đoạn 2001 - 2006 cho thấy tự do hóa thƣơng mại và toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ hơn, trong xu thế này, ngày càng có nhiều nƣớc tham gia sâu và rộng hơn vào thƣơng mại quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực, qua nhiều hình thức nhƣ mở cửa đơn phƣơng, cấu trúc lại các công ty xuyên quốc gia, … Những thỏa thuận về tự do hóa thƣơng mại mở ra cơ hội tiếp cận thị trƣờng cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam: Hoa Kì thông qua quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn với Việt Nam (năm 2006), hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2001). Đặc biệt là đối với hàng nông sản, giảm thuế quan và loại trừ trợ cấp xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy thƣơng mại nông sản thế giới, tạo cơ hội xuất khẩu sang thị trƣờng của các nƣớc phát triển cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tuy vậy, những rào cản về vệ sinh và an toàn thực phẩm đã trở thành những biện pháp bảo hộ hữu hiệu của một số nƣớc và gây khó khăn cho xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển. Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp cũng có mức thuế quan giảm mạnh nhƣng với những hình thức rào cản mới tinh vi hơn thì lại gia tăng mức độ bảo hộ đối với sản phẩm trong nƣớc của các ngành này, do vậy các rào cản thƣơng mại vẫn là trở ngại lớn của hàng công nghiệp cũng nhƣ các mặt hàng thô của Việt Nam

Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính Mĩ đến nay, khủng hoảng kinh tế nên các nƣớc đều cố gắng áp dụng các biện pháp bảo hộ cho nền sản xuất trong nƣớc, điều này gây ra khá nhiều cản trở và ảnh hƣởng đáng kể đến xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam.

b.Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại của Việt Nam

http://svnckh.com.vn 44

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này đã hòa nhập sâu hơn theo cùng xu hƣớng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Năm 2001, Việt Nam kí kết thành công hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Mĩ, năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, năm 2009 hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nhật có hiệu lực. Những điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với xuất khẩu Việt Nam, chính những hiệp định này đã thúc đẩy việc giảm dần các rào cản đối với luồng hàng hóa. Bên cạnh đó việc tiếp tục tăng cƣờng hợp tác trong khối ASEAN, ASEAN + đã thúc đẩy cả nhập khẩu các đầu vào cho sản xuất xuất khẩu, từ đó càng tăng cƣờng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và tận dụng trong mức độ cho phép (đặc biệt là các công cụ đƣợc sử dụng hỗ trợ xuất khẩu luôn nằm trong khuôn khổ quy định của WTO đƣợc sử dụng tối đa). Với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010 khẳng định: “nỗ lực gia tăng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, áp dụng công nghệ mới để tăng sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao…”, chính sách khuyến khích bởi nhiều công cụ khác nhau nhƣ tín dụng, trợ cấp, xúc tiến xuất khẩu đã luôn ƣu tiên cho những ngành sản xuất công nghiệp có hàm lƣợng chế biến cao, khai thác lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhƣ vậy việc mở cửa kinh tế rộng hơn cùng những chính sách khuyến khích tích cực góp phần thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam mà chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp chế biến.

Nhƣ vậy giả thuyết 5 là: Hiệp định thƣơng mại có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM" (Trang 41 - 44)