II. Phân tích định lƣợng tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng
3. Kết quả ƣớc lƣợng
3.6. Yếu tố tỷ giá hối đoái
Hệ số dƣơng và mức giá trị p chủ yếu thấp hơn 5% và 1% trong bảng 2.2.3 của biến phản ánh tác động tích cực của tỷ giá tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Sử dụng mức tỷ giá thực tế đã tính tới lạm phát để ƣớc lƣợng cho thấy khi giá cả hàng hóa Việt Nam rẻ đi một cách tƣơng đối với các hàng hóa khác sẽ thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng tăng cao.
Tuy nhiên xét cụ thể nhóm hàng nhiên liệu thô và dầu mỡ nhờn thì giá trị p của hệ số biến trong mô hình lại ở mức cao trên 10%, tức là ý nghĩa giải thích của yếu tố tỷ giá đối với xuất khẩu hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan là rất thấp. Trên thực tế, mặt hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn rất cần thiết trong quá trình sản xuất của nhiều ngành nên độ co giãn cầu theo giá của nhóm hàng này không cao so với những nhóm hàng còn lại, do vậy tỷ giá hối đoái tác động đến xuất khẩu nhóm hàng này hơi mờ nhạt trong khi tác động đến xuất khẩu những nhóm khác rất mạnh mẽ. Xét về tổng hợp chung khi nhìn vào các giá trị hệ số biến trong mô hình đối với tổng nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế thì lại thấy đƣợc rõ tác động tích cực của yếu tố này lên xuất khẩu chung các nhóm hàng. So sánh giữa nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế cũng cho thấy sự khác biệt này. Tác động của tỷ giá tới nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế ở mức độ nhẹ hơn so với nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế: khi tỷ giá hối đoái thực tế của USD tính theo VND tăng 1% thì giá trị xuất khẩu của hàng thô hoặc mới sơ chế chỉ tăng 66,52% trong khi giá trị xuất khẩu của hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng tới72,37%, cách lý giải ở đây cũng tƣơng tự nhƣ trên, do các mặt
http://svnckh.com.vn 58
hàng thuộc nhóm chế biến hoặc đã tinh chế hầu hết là các hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá tƣơng đối cao. Nhƣ vậy giả thuyết 6 đặt ra là hợp lý.