II. Phân tích định lƣợng tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng
3. Kết quả ƣớc lƣợng
3.3. Yếu tố GDP của Việt Nam
Yếu tố thứ hai trong mô hình ƣớc lƣợng là yếu tố GDP của Việt Nam. Nhƣ có thể thấy kết quả trong Bảng 2.2.3, yếu tố tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy giả thuyết 3 đặt ra là phù hợp: điều này đƣợc thể hiện ở hệ số rất cao của biến và mức giá trị p nhỏ hơn 10% trong mô hình đối với tất cả các nhóm SITC 5; 6; 7; 8 trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế: cụ thể, hệ số của biến
trong mô hình của nhóm hàng SITC 5; 6 và 8 có mức giá trị p thấp hơn 10%, của nhóm hàng SITC 7 có mức giá trị p thấp hơn 5% . Điều này cho thấy các hệ số này đều có ý nghĩa giải thích cho tăng trƣởng xuất khẩu. Cụ thể từ mô hình cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi, GDP của Việt Nam cứ tăng 1% thì giá trị xuất khẩu của nhóm hàng SITC 7 ( - hàng máy móc, phƣơng tiện vận tải và phụ tùng - là nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trƣởng cao của Việt Nam) sẽ tăng 82,67%.
Trong khi đó, nhóm hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và các vật liệu liên quan lại ít chịu ảnh hƣởng của yếu tố tăng trƣởng kinh tế này thể hiện ở mức giá trị p của hệ số trong mô hình cao cho thấy mức ý nghĩa giải thích là rất thấp, đồng thời hệ số tác động của biến trong mô hình đối với hai nhóm hàng này cũng nhỏ hơn so với hệ số biến này trong mô hình của các nhóm hàng khác. Có thể giải thích thực trạng này bởi kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có sự chuyển biến trong cơ cấu với tỷ trọng đóng góp cho tăng trƣởng của các ngành công nghiệp, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến, tăng lên đáng kể. Do vậy, tăng trƣởng kinh
http://svnckh.com.vn 56
tế chỉ tác động chủ yếu lên xuất khẩu các hàng hóa thuộc nhóm hàng chế biến hoặc tinh chế hơn là tác động đến xuất khẩu các hàng hóa thô hoặc mới sơ chế nhƣ nhóm hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu kể trên.