Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng Salmonellasp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 70 - 74)

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.3.2. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng Salmonellasp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí

phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm.

4.3.2.1. Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của các chủng Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm

Salmonella sp phân lập được từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT, kết quả

được chúng tôi trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của các Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm

Kháng kháng sinh (R) STT Tên thuốc kháng sinh Số chủng

kiểm tra Số chủng kháng Tỷ lệ (%)

1 Amoxycillin/ Clavulanic acid 19 0 0

2 Colistin sulphate 19 0 0 3 Enrofloxacin 19 19 100 4 Gentamycin 19 15 74,07 5 Kanamycin 19 9 85,19 6 Neomycin 19 9 85,19 7 Norfloxacin 19 19 100 8 Sulfamethoxazol - Trimethoprim 19 19 100 9 Tetracyclin 19 16 84,21 10 Penecillin * 19 19 100

Ghi chú: Penicillin* là đối chứng âm để kiểm tra kết quả phân lập.

Qua bảng 4.8 cho thấy: Hầu hết các thuốc đềubị các chủng Salmonella sp kháng lại. Đặc biệt là 3 loại thuốc: Enrofloxacin, Norfloxacin, Tetracyclin hầu như không có tác dụng đối với Salmonella sp (100% chủng kháng lại). Tetracyllin có 16/19 chủng Salmonella sp kháng lại chiếm tỷ lệ là 84,21%. Gentamycin bị các chủng Salmonella kháng lại tương đối cao chiếm tỷ lệ

78,95%. Hai loại kháng sinh Kanamycin (K) và Neomycin đều có số chủng

Salmonella sp kháng lại là 9/19, chiếm 47,37%. Amoxicillin, Colistin là 2 thuốc không có chủng Salmonella sp nào kháng lại (100% chủng mẫn cảm). Có thể sử dụng hai loại kháng sinh này để điều trị bệnh LCPT ở trại Hoàng

Liễn.

Penicillin có 100% số chủng Salmonella sp kháng lại, chứng tỏ các chủng Salmonella sp. mà chúng tôi phân lập được từ mẫu phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở trại là hoàn toàn thuần khiết.

Sức đề kháng với một số loại kháng sinh và hóa dược thường dùng như: Tetracyllin, Neomycin... của các chủng Salmonella sp phân lập được qua kiểm tra cũng phù hợp với nhận xét của Gibb (1991)[37]. Vi khuẩn

Salmonella sp có khả năng đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh và hóa dược đang được sử dụng hiện nay như: Tetracyclin, Sulfonamid và một tỷ lệ

cao với Ampicillin.

Theo Griggs (1994)[38] thì khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn

Salmonella sp nói chung là một yếu tố duy trì bản chất gây bệnh của vi khuẩn với người và gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, mỗi chủng vi khuẩn nói chung không chỉ kháng với duy nhất một loại kháng sinh mà nó có thể cùng lúc kháng với nhiều loại kháng sinh. Đó được gọi là tính đa kháng của vi khuẩn. Trên thực tế đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng đa thuốc, nhất là E.coli

Salmonella sp. Do đó chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tính đa kháng của các chủng Salmonella sp phân lập được với các loại kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu dùng trong thí nghiệm.

4.3.2.2. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các Salmonella sp phân lập từ

phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm.

Làm kháng sinh đồ kiểm tra tính đa kháng của 19 chủng Salmonella sp.

phân lập được với các thuốc kháng sinh và hóa dược thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí

nghiệm Số thuốc Salmonella sp. kháng lại Số chủng đa kháng phân lập được Số chủng đa kháng với số thuốc tương

ứng Tỷ lệ (%) 3 19 1 5,30 4 19 1 5,30 5 19 1 5,30 6 19 7 36,84 7 19 9 47,37

Từ bảng 4..9 thấy: 100% số chủng Salmonella sp đem kiểm tra đa kháng với các loại thuốc thí nghiệm, không có chủng nào là đơn kháng với 1 loại kháng sinh. Sự đa kháng thấp nhất là với 4 loại kháng sinh. Số chủng

Salmonella sp đa kháng với 4;5;6 loại kháng sinh đều có 1 chủng, chiếm 5,30%. Sự đa kháng cao nhất là 7 loại kháng sinh và có 9 chủng Salmonella sp. đa kháng, chiếm 47,37%. Số chủng Salmonella sp đa kháng với 6 loại kháng sinh cũng rất cao (7 chủng), chiếm 36,84%

Như vậy, tỷ lệ Salmonella sp kháng đa thuốc là rất cao. Điều đó chứng tỏ sự lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị LCPT tại trại Hoàng Liễn là rất đáng báo động.

Từ các kết quả thu được, kết hợp với kết quả kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli Salmonella sp phân lập được từ phân lợn bị

bệnh LCPT của nhóm lợn nghiên cứu, chúng tôi thấy: trong các trường hợp lợn con bị LCPT, nên dùng 2 loại thuốc sau: Amoxicillin, colistin. Tuy nhên, khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc dùng kháng sinh để đảm bảo hiệu quả

điều trị cũng như ngăn chặn và hạn chế tính chất nhờn thuốc và kháng thuốc của vi khuẩn sau này.

Gần đây, để khắc phục hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn các trang trại chăn nuôi đã thực hiện một số biện pháp như:

- Chỉ dùng kháng sinh điều trị khi biết chắc chắn bị nhiễm khuẩn

- Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, đặc biệt ưu tiên các kháng sinh có hoạt phổ hẹp, đặc hiệu

- Phối hợp kháng sinh hợp lý

- Đề cao biện pháp khử khuẩn và vô khuẩn

Như vậy sau khi làm kháng sinh đồ, chúng tôi tiến hành điều trị thử

nghiệm các kháng sinh và hoá dược mẫm cảm với các chủng E.coli

Salmonella sp trên lợn con bị bệnh LCPT do bộ nhiễm vi khuẩn tại trại, từ đó có cơ sở so sánh kết quả thí nghiệm với kết qủa điều trị thực tế.

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)