Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với thuốc thí nghiệm

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 67 - 70)

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.3.1. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với thuốc thí nghiệm

Vi khuẩn nói chung và vi khuẩn E.coli nói riêng không đơn thuần chỉ

kháng lại một loại thuốc mà chúng có thể kháng lại với nhiều loại thuốc khác nhau. Bởi các vi khuẩn có khả năng truyền gen kháng thuốc theo chiều dọc cho thế hệ sau hoặc truyền ngang cho các vi khuẩn trong cùng môi trường xung quanh qua plasmid có gen kháng thuốc. Do vậy chúng tôi kiểm tra tính đơn kháng của các chủng E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT

4.3.1.1 Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của các chủng E.coli phân lập từ

phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm

Từ kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn sau khi làm kháng sinh đồ, chúng tôi tiến hành kiểm tra tính kháng của 27 chủng E.coli phân lập được ở

cả ba nhóm tuổi nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của các chủng E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm

Kháng kháng sinh (R) STT Tên thuốc kháng sinh Số chủng

kiểm tra Số chủng kháng Tỷ lệ (%)

1 Amoxycillin/ Clavulanic acid 27 0 0

2 Colistin sulphate 27 0 0 3 Enrofloxacin 27 27 100 4 Gentamycin 27 20 74,07 5 Kanamycin 27 23 85,19 6 Neomycin 27 23 85,19 7 Norfloxacin 27 27 100 8 Sulfamethoxazol - Trimethoprim 27 25 92,59

9 Tetracyclin 27 27 100

10 Penecillin * 27 27 100

Từ kết quả của bảng trên cho thấy phần lớn các chủng E.coli phân lập được ở trại đều có khả năng kháng lại nhiều thuốc kháng sinh. Điển hình Enrofloxacin, Norfloxacin, Tetracylin 100% số chủng phân lập được kháng lại 3 loại kháng sinh này. Tiếp đến Sulfamethoxazol kháng tới 25 chủng chiếm 92,59%. Đối với Kanamycin, Neomycin kháng 23 chủng vi khuẩn chiếm 85,19%. Không có chủng nào đơn kháng với Amoxicillin/Clavulanic và Colistin Sulphate.

Ngoài Penecillin là thuốc cho khả năng kháng tự nhiên thì có tới 3 loại thuốc thí nghiệm: Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin có tỷ lệ kháng thuốc là 100%. Đây là các thuốc thường xuyên được sử dụng để điều trị tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn tại trại. Do vậy đã khiến cho các chủng vi khuẩn tại trại kháng lại những thuốc này. Điều này đã và đang gây khó khăn trong điều trị bệnh LCPT ở trại.

Theo Bùi Thị Tho (2003) [23] cho biết khả năng kháng thuốc của vi khuẩn E.coli tăng dần trên cùng một loại kháng sinh theo thời gian nghiên cứu. Từ năm 1987 đến 1990 nghiên cứu tính kháng thuốc E.coli với Tetracyclin cho biết năm 1987 có 86% các chủng E.coli kkháng thuốc, 1988 có 86%, năm 1989 tỷ lệ này là 88% nhưng đến 1990 tỷ lệ đã lên đến 93% chủng E.coli nghiên cứu kháng lại thuốc.

Tuy nhiên trong thực tế vi khuẩn gây bệnh không chỉ kháng với một loại thuốc mà có thể cùng một lúc chúng kháng 2, 3 (hiện tượng đa kháng). Trong thí nghiệm này ngoài kiểm tra tính đơn kháng chúng tôi còn kiểm tra tính đa kháng của vi khuẩn.

con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm

Các công trình nghiên cứu của Bùi Thị Tho (1996) [21] kiểm tra tính kháng trên 312 chủng E.coli phân lập từ lợn con phân trắng đã thấy có 23,64% chủng kháng với 3 loại thuốc, 21,32% kháng với 4 loại thuốc, 15,50% chủng kháng với 2 loại thuốc, 5,12% chủng kháng với 7 loại thuốc.

Khi nghiên cứu chúng tôi kiểm tra tính kháng của 27 chủng E.coli phân lập từ phân LCPT. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm

Tính đa kháng Số thuốc

kháng

Số chủng

E.coli kiểm tra Số chủng Tỷ lệ (%)

3 27 2 7,41

4 27 2 7,41

5 27 7 25,93

6 27 16 59,26

Từ bảng 4.7 trên ta thấy tỷ lệ đa kháng của E.coli với thuốc kháng sinh rất cao. Cụ thể: Các chủng E.coli kháng 3, 4 loại thuốc có 2 chủng chiếm 7,41%. Kháng lại 5 loại thuốc cũng có 7 chủng chiếm tỷ lệ là 25,93%. Trong 27 mẫu kiểm tra có 16 chủng kháng lại 6 loại thuốc chiếm 59,26%.

Như vậy sự đa kháng của vi khuẩn E.coli với các thuốc kháng sinh là rất cao. Điều đó cho thấy quy trình sử dụng kháng sinh tại trại chưa hợp lý.

Trong bệnh LCPT ngoài vai trò của E.coli còn có vai trò của Salmonella

để thấy rõ tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ phân lợn con bị bệnh LCPT chúng tôi tiến hành kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella .

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)