4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1.2 Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT
phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT
Ngay khi lợn con bị tiêu chảy thể hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chưa điều trị bằng kháng sinh, chúng tôi tiến hành lấy mẫu và phân lập vi khuẩn.
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2 cho thấy nhìn chung tổng số vi khuẩn tăng, tuy nhiên một số
loại vi khuẩn tăng cao, ngược lại một số vi khuẩn lại giảm xuống cụ thể như
sau:
Khi lợn bị bệnh LCPT thì tổng số vi khuẩn hiếu khí ở nhóm III là 97.80 tỷ vi khuẩn/1gram phân. Nhóm II tổng số vi khuẩn là 95,37 tỷ vi khuẩn/1gram phân. Nhóm I tổng số vi khuẩn hiêud khí là thấp nhất với 61,25 tỷ vi khẩn/1gram phân.
Tương ứng với sự tăng cao về tổng số vi khuẩn hiếu khí là sự biến động của từng loại vi khuẩn. Cụ thể:
Đối với vi khuẩn E.coli: khi lợn bị bệnh LCPT 100% mẫu phân lập đều có E.coli và số lượng tăng lên nhiều lần so với bình thường. Số lượng vi khuẩn E.coli nhiều nhất ở nhóm III (73,87 tỷ vi khuẩn/1gram phân), tiếp đến là nhóm II (68,20 tỷ vi khuẩn/1gram phân), thấp nhất là nhóm I (45,80 tỷ vi khuẩn/1gram phân.
Bảng 4.2: Số lượng, tỷ lệ một số vi khuẩn hiếu thường gặp trong phân lợn con khi bị bệnh LCPT.
E.coli Salmonella sp Staphylococcus sp Streptococcus sp
Chỉ tiêu Nhóm tuổi Số mẫu kiểm tra (n) Tổng số CFU /1g phân Tỷ lệ dương tính (%) Số lượng vk TB (x109) /1g phân Tỷ lệ dương tính (%) Số lượng vk TB (x109) /1g phân Tỷ lệ dương tính (%) Số lượng vk TB (x109) /1g phân Tỷ lệ dương tính (%) Số lượng vk TB (x109) /1g phân Nhóm I 9 61,25±1.75 100 45,80±1,95 55,55 8,54±2,17 40 2,00±0,79 22,22 2,67±1,11 Nhóm II 9 95,37±1,51 100 68,20±1,74 77,77 13,25±2,58 30,13 5,67±2,88 22,22 6,25±4,14 Nhóm III 9 97,80±0,70 100 73,87±1,85 77,77 15,50±2,03 48,23 5,25±2,07 44,44 3,67±0.90
Sự thay đổi cả về tỷ lệ xuất hiện, số lượng Salmonella sp là điều đáng nói ở đây.Trong phân lợn bình thường tỷ lệ xuất hiện của Salmonella sp là 33,33%, khi lợn bị bệnh LCPT tỷ lệ xuất hiện là 55,55% - 77,77%. Đặc biệt nhóm III tỷ lệ xuất hiện là 77,77% với số lượng cao nhất 15,50 tỷ vi khuẩn/1gram phân. Tiếp đến nhóm II tỷ lệ xuất hiện là 77,77% nhưng số
lượng chỉ có 13,25 tỷ vi khuẩn/1 gram phân. Nhóm I tỷ lệ xuất hiện thấp nhất 55,55%, số lượng vi khuẩn 8,54 tỷ vi khuẩn/ 1gram phân.
Đối với hai vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus, tỷ lệ phân lập là 22,22% - 44,44%. Số lượng của từng loại vi khuẩn cũng thay đổi ở các nhóm tuổi. Nhóm I có số lượng Staphylococcus là 2,00 tỷ và Streptococcus là 2,67 tỷ vi khuẩn. Nhóm II Staphylococccus 5,67 tỷ vi khuẩn/1gram phân và
Streptococcus có 6,25 tỷ vi khuẩn. Nhóm III Staphylococccus 5,25 tỷ vi khuẩn/1gram phânvà Streptococcus có 3,67 tỷ vi khuẩn.
Như vậy khi lợn con bị bệnh LCPT thì số lượng, số loại vi khuẩn có trong phân thay đổi. Sở dĩ có sự thay đổi là do ở giai đoạn 1 tuần tuổi thức ăn chủ yếu của lợn là sữa mẹ (trong sữa của lợn mẹ có kháng thể do lợn mẹ đã được tiêm phòng vacxin). Nên tác động xấu đến lợn con chủ yếu là các yếu tố
ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết,...) chứ không phải là nhân tố gây bệnh (vi sinh vật). Vì vậy nhóm I có tổng số vi khuẩn thấp nhất.
Mặt khác ở 3 tuần tuổi giai đoạn bắt đầu tập ăn , là thời điểm sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng cao từ 3 - 4 lần. Lợn càng lớn nhanh nhu cầu sữa càng nhiều, sữa lợn mẹ không cung cấp đủ, đồng thời trong sữa lợn mẹ hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều, nên khả năng bị bệnh (chủ yếu là LCPT) của lợn ở giai đoạn này lẳnất cao. Ngoài ra khi bị bệnh LCPT lợn thường bị tiêu chảy, mất nước nhiều, lợn thường khát nước nên uống nước bẩn (nước đái, nước bẩn trên sàn) tạo điều kiện cho lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hoá. HCl trong đường tiêu hoá ít, khả năng diệt khuẩn,
tiêu hoá thức ăn kém, thức ăn không tiêu hoá được lên men là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy khi phân lập vi khuẩn ở nhóm III chúng tôi thấy tổng số vi khuẩn là cao nhất.
Đỗ Ngọc Thuý và Cù Hữu Phú (2002)[25] cũng cho biết trong phân lợn tiêu chảy tỷ lệ E.coli, Salmonella sp, Streptococcus chiếm tỷ lệ lần lượt là 88,76 %, 80%, 42,86%, các vi khuẩn khác như Proteus, Klebsiella, Bacillus
có tỷ lệ thấp
Theo Nguyễn Bá Hiên (2002)[3] khi nghiên cứu lợn bị tiêu chảy cho biết tỷ lệSalmonella sp 90,37%, E.coli 100%, Straphylococcus, Streptococcus
50%
Thật vậy cũng như trong phân lợn bình thường, khi kiểm tra phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT số lượng vi khuẩn E.coli là cao nhất, kế đến là
Salmonella, Staphylococcus, và Streptococcus. Số lượng vi khuẩn
Staphylococcus ở cả ba nhóm tuổi đều giảm. Vì khi hiện tượng loạn khuẩn xảy ra thì số lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella sp tăng rất nhiều nên đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococuss
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy sự tăng mạnh về số lượng vi khuẩn
E.coli và Salmonella sp trong phân lợn bị bệnh LCPT, đi đến kết luận E.coli
và Salmonella sp đóng vai trò chủ yếu gây nên LCPT. Để khẳng định kết luận trên chúng tôi tiến hành xác định sự biến động của vi khuẩn ở 2 trạng thái bình thường và trạng thái lợn bị bệnh LCPT