Sự biến động về số lượng, số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn con theo mẹ bình thường và bị bệnh LCPT

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 53 - 59)

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1.3. Sự biến động về số lượng, số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn con theo mẹ bình thường và bị bệnh LCPT

phân lợn con theo mẹ bình thường và bị bệnh LCPT

Khi lợn bị tiêu chảy có sự biến động về tần suất xuất hiện các loại vi khuẩn cũng như số lượng từng loại trong 1 gam phân. Sự biến động về số

lượng, các loại vi khuẩn ở các nhóm tuổi nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Sự biến động của 4 loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT so với bình thường

Chỉ tiêu Số lượng vi khuẩn (x109) tỷ vi khuẩn /1gam phân

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm tuổi vi khuẩn Tiêu chảy Bình thường Tăng (+) giảm (-) Tiêu chảy Bình thường Tăng (+) giảm (-) Tiêu chảy Bình thường Tăng (+) giảm (-) E.coli 45,80 28,33 + 17,47 68,2 38,21 + 29,99 73,87 30,20 + 43,67 Salmonella sp 8,54 5,67 + 2,87 13,25 8,33 + 4,92 15,5 7,67 + 7,83 Staphylococcus sp 2,0 4,2 - 2,2 5,67 7,5 - 1,83 5,25 7,17 - 1,92 Streptococcus sp 2,67 1,67 1 6,25 4,33 + 1,92 3,67 2,16 1,51 Tổng số vi khuẩn 61,25 41,87 +19,38 95,37 60,37 + 35,0 97,80 50,71 + 47,09

Qua bảng 4.3 ta thấy dù ở lứa tuổi nào thì tổng số vi khuẩn hiếu khí khi lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT đều tăng lên nhiều so với bình thường. Trong đó tổng số vi khuẩn ở nhóm III tăng cao nhất 47,09 tỷ (tăng gấp 1,93 lần) so với bình thường. Tiếp đến nhóm II tăng 35 tỷ (gấp 1,58 lần) . Nhóm I tăng 19,38 (tăng gấp 1,46 lần) so với bình thường.

Tương ứng với tăng tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng của 4 loại vi khuẩn hiếu khí phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT cũng có sự

biến động

Trong số các vi khuẩn hiếu khí thấy ở cả 3 nhóm tuổi lợn, số lượng

E.coli tăng lên và biến động mạnh nhất: Số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT ở nhóm I là 45,80 tỷ vi khuẩn tăng 17,47 lần so với bình thường, nhóm II 68,2 tỷ vi khuẩn tăng 29,99 lần so với bình thường, nhóm III 73,87 tỷ vi khuẩn tăng 43,67 lần so với bình thường. Điển hình cho sự biến động mạnh nhất của E.coli được thể hiện ở nhóm III.

Số lượng vi khuẩn Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị

bệnh LCPT cũng có sự biến động cụ thể: nhóm I 85,4 tỷ vi khuẩn tăng 1,51 lần so với bình thường, nhóm II 13,25 tỷ vi khuẩn tăng 1,59 lần so với bình thường, nhóm III 15,5 tỷ vi khuẩn tăng 2,02 lần so với bình thường.

Qua bảng và biểu đồ 4.1 cho thấy: ngoài 2 vi khuẩn E.coli

Salmonella sp thì 2 loài vi khuẩn hiếu khí còn lại Staphylococcus

Streptococcus cũng biến động nhưng không mạnh mẽ như E.coli

Salmonella sp. Đối với Streptococcus nhóm I có số lượng là 2,67 tỷ vi khuẩn tăng 1 tỷ vi khuẩn/1 gram phân với bình thường. Nhóm II có số lượng là 6,25 tỷ vi khuẩn tăng 1,92 tỷ vi khuẩn/1gram phân. Nhóm III có số lượng là 3,67 tỷ vi khuẩn tăng 1,51 tỷ vi khuẩn/1gram phân so với bình thường. Ngược lại với ba loại vi khuẩn trên, vi khuẩn Staphylococcus lại giảm khi lợn bị tiêu

chảy, nhóm I số lượng vi khuẩn giảm từ 4,2 tỷ vi khuẩn xuống còn 2 tỷ vi khuẩn (giảm 2,2 tỷ vi khuẩn). Nhóm II có số lượng vi khuẩn là 5,67 tỷ vi khuẩn/1gram phân giảm 1,83 tỷ vi khuẩn. Nhóm III có số lượng là 5,25 tỷ vi khuẩn/1gram phân giảm 1,92 tỷ vi khuẩn. Như vậy sự biến động của vi khuẩn Staphylococcus có điểm khác biệt với 3 loài trên số lượng vi khuẩn của các nhóm ở trạng thái bệnh lý giảm nhiều so với bình thường

020 20 40 60 80 100 T û vi k h u Èn /1 gr am p h ©n TC BT TC BT TC BT Nhóm I Nhóm II Nhóm III E.coli Sal sp Sta sp Strep sp ? vk tb

Biểu đồ 4.1: Sự biến động của 4 loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn con theo mẹ mắc bệnh LCPT so với bình thường

Theo Nguyễn Bá Hiên (2000)[3] khi nghiên cứu vai trò gây bệnh của

E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ 1 - 21 ngày cũng cho biết:

E.coli có tỷ lệ xuất hiện cao nhất, 100% các mẫu phân đều dễ dàng tìm thấy loài vi khuẩn này và chúng cũng chiếm số lượng lớn nhất: số lượng vi khuẩn biến động trong khoảng từ 51,505 triệu (phân lợn khoẻ) đến 182,25 triệu (phân tiêu chảy), gấp 3,53 lần. Tiếp đến là Salmonella sp, có tỷ lệ xuất hiện

trung bình 73,61%.

Như vậy khi lợn con bị tiêu chảy nói chung và lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT nói riêng vi khuẩn tăng mạnh trong lòng ruột, do ở lợn bệnh môi trường chất chứa trong lòng ruột bị thay đổi rất thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn (đặc biệt các chủng có độc lực làm biến đổi mạnh hệ vi khuẩn và gây bội nhiễm), nên số lượng vi khuẩn vì vậy tăng cao. Ở cả 3 nhóm tuổi khi lợn con bị bệnh LCPT số lượng E.coli đều tăng lên và tăng nhiều nhất, đặc biệt ở giai đoạn 3 tuần tuổi, tiếp đến là Salmonella sp và cũng tăng nhiều nhất

ở nhóm III, riêng Staphylococcus lại giảm đi rõ rệt ở cả 3 nhóm tuổi.

Theo Nguyễn Bá Hiên (2000)[3] khi nghiên cứu về số lượng và số loại vi khuẩn thường gặp trong phân lợn khoẻ mạnh và tiêu chảy cũng cho kết luận: Staphylococcus, Bacillus giảm đi khi lợn bị tiêu chảy, E.coli tăng cao trong khi Streptococcus, Klebsiella có số lượng và tỷ lệ xuất hiện tăng ít.

Các tác giả đều có nhận xét thống nhất rằng: ở lợn con tiêu chảy có dấu hiệu loạn khuẩn rõ biểu hiện bằng sự tăng lên quá mức bởi một số loài vi khuẩn đường ruột và giảm đi một cách đáng kể của một số loài vi khuẩn cộng sinh khác.

Qua tìm hiểu sự biến động số lượng các loại vi khuẩn hiếu khí phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT chúng tôi đi đến kết luận: E.coli

Salmonella sp là vi khuẩn chủ yếu gây nên bệnh LCPT.

Rõ ràng nguyên nhân chính gây bệnh LCPT là vi khuẩn thì việc lựa chọn kháng sinh để điều trị là điều không tránh khỏi. Song cùng với sự gia tăng hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn thì việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp là không đơn giản. Nhằm tạo cơ sở khoa học cho trại lợn Hoàng Liễn lựa chọn kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh LCPT. Chúng tôi tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coliSalmonella sp

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 53 - 59)