KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 80 - 83)

5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Qua kết quả kiểm tra phân lập vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường tiêu hoá của lợn con theo mẹở trạng thái bình thường và lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT thấy xuất hiện cả 4 loại vi khuẩn E.coli, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus. Các mẫu phân lập đều thấy có mặt E.coli, các vi khuẩn khác có tỷ lệ mẫu dương tính thấp hơn

Khi lợn bị bệnh LCPT, số lượng E.coli tăng nhiều nhất, sau đó là

Salmonella sp, Streptococcus, còn Staphylococcus lại giảm.

2. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella.spE.coli phân lập từ phân lợn con bị bệnh LCPT với các thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu thường dùng trong thú y

Với 27 chủng E.coli phân lập được từ phân lợn con mắc bệnh LCPT cho chúng tôi kết quả sau: 100% các chủng E.coli kiểm tra đều mẫn cảm với Colistin và Amoxicillin/ Clavunanic acid. Trong đó 100% các chủng là mẫn cảm cao với Colistin, Amoxycilin có 22,22 chủng mẫn cảm cao và 77,77% mẫn cảm TB. Các thuốc còn lại có tỷ lệ mẫn cảm thấp.

Với 19 chủng Salmonella phân lập từ phân LCPT cho chúng tôi thấy 100% các chủng Salmonella kiểm tra đều mẫn cảm cao với Colistin Amoxycilin có 36,84% chủng mẫn cảm cao và 63,16% mẫn cảm TB. Tiếp đến là Kanamycin, Neomycin có 4 chủng mẫn cảm cao chiếm 21,05%, 6 chủng mẫn cảm trung bình chiếm 31,58%

3. Kiểm tra tính kháng thuốc của E.coliSalmonellsa phân lập từ

phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc kháng sinh và hoá học trị

Kiểm tra tính kháng thuốc của 27 chủng E.coli phân lập được thâý: 16 chủng kháng lại 6 loại thuốc chiếm tỷ lệ 59,26%, 7 chủng kháng 5 loại thuốc chiếm 25,93%, 2 chủng kháng lại 4 loại thuốc chiếm 7,41%, 2 chủng kháng lại 3 loại thuốc chiếm 7,41%

Kiểm tra 19 chủng Salmonella.sp phân lập được thấy:

9 chủng kháng lại 7 loại thhuốc chiếm 47,37%, 7 chủng kháng lại 6 loại thuốc chiếm 36,84%. Còn lại chỉ có 1 chủng kháng lại 3,4,5 loại thuốc

4. Từ kết quả nghiên cứu ở phòng TN, chúng tôi đã tiến hành điều trị

thử nghiệm trên lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT tại trại với các thuốc Hamcoli – S và Colistin – 1200, Genta – tylodex và Kanamycin 10% . Trong đó Hamcoli – S và Colistin – 1200 là 2 kháng sinh mà E.coliSalmonella sp

đều mẫn cảm. Hai thuốc Genta – tylodex và Kanamycin 10% là 2 thuốc đang được sử dụng thường xuyên tại trại. Kết quả bước đầu cho thấy

Hamcoli – S cho tỷ lệ khỏi rất cao đạt 95%, tỷ lệ tái phát thấp (10,53%) và thời gian khỏi TB ngắn (2,43 ngày).

Colistin – 1200 cho tỷ lệ khỏi đạt 90%, tỷ lệ tái phát (16,67%)và thời gian khỏi TB (3 ngày).

Genta – tylodex cho tỷ lệ khỏi đạt 70%, tỷ lệ tái phát (35,75%)và thời gian khỏi TB (5 ngày)

Kanamycin 10% cho tỷ lệ khỏi đạt 60, tỷ lệ tái phát (58,33%)và thời gian khỏi TB (7 ngày)

Qua 4 thí nghiệm điều trị thử nghiệm ở trên đã giúp cho cán bộ kỹ thuật tại trại Hoàng Liễn có cơ sở khoa học trong việc chọn thuốc điều trị bệnh LCPP có hiệu quả cao, khắc phục được hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tránh tồn lưu kháng sinh trong thực phẩm.

5.2. Đề nghị

kháng sinh trong chăn nuôi, từ đó có biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả

cao và hạn chế được thiệt hại kinh tế do vi khuẩn kháng thuốc. Mong nghiên cứu sau sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về khả năng kháng kháng sinh của vi các loại vi khuẩn. Để từ đó có cơ sở khoa học trong việc chọn thuốc điều trị

Một phần của tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính khánh thuốc của vi khuẩn ecoli salmonella SP phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng (Trang 80 - 83)