Tình hình sản xuất hoa và tiêu thụ hoa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất mầm và NAA đến khả năng ra rễ của một số giống cúc trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 29 - 33)

2. TổNG QUAN TàI LIệU

2.6.2 Tình hình sản xuất hoa và tiêu thụ hoa ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha. Diện tích trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam còn nhỏ, chiếm khoảng 0,02% diện tích đất trồng trọt. Hoa cây cảnh đ−ợc trồng từ lâu đời. Tr−ớc kia diện tích hoa cây cảnh chỉ tập trung ở các vùng hoa truyền thống, cạnh các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát nh−: Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thành phố Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hoóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh), TP Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng). Ngày nay hoa cây cảnh đ3 có mặt ở mọi nơi từ núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị [3]. Nhiều năm trở lại đây diện tích trồng hoa của n−ớc ta tăng nhanh, −ớc tính trong 10 năm tới sẽ lên tới con số kỷ lục 185.000 ha so với hiện tại chỉ có 3.500 ha (Hồ Khánh Thiện, 2002) [21].

Thế kỷ 19 thực sự là một b−ớc ngoặt với nghề trồng hoa của n−ớc ta. Việc các nhà khoa học Pháp mở các cuộc điều tra có giống hoa trên toàn diện tích Việt Nam đ3 đem lại cơ sở cho các nhà sản xuất hoa ở n−ớc ta. Đầu thế kỷ 1908 – 1911 các nhà v−ờn của chúng ta đ3 nhập nội một số giống hoa quý từ n−ớc ngoài nh− hồng Pháp, layơn, phăng… do đó cơ cấu giống ngày càng đa dạng.

Sau khi giải phóng chúng ta đ3 tiến hành xuất khẩu hoa sang Tây Âu cũ số l−ợng tuy khiêm tốn (4000 cành) và chủng loại đơn điệu (hoa layơn) song đó là b−ớc đi mở đầu cho chúng ta. Sau đó chúng ta đ3 nhập nội một số giống hoa từ các n−ớc để sản xuất. Trong đó có Lan - Thái Lan, Cúc - Nhật, Hồng - Đài Loan, L−u ly - Trung Quốc… (Hoàng Ngọc Thuận, 2002) [22].

Theo số liệu mới nhất của tổng cục thống kê, năm 2002 cả n−ớc có 9.430 ha hoa - cây cảnh các loại với sản l−ợng 482,6 tỷ đồng trong đó hoa cúc là 1.484 ha cho sản l−ợng 129,49 tỷ đồng và đ−ợc phân bố nh− sau:

Diện tích (ha) Giá trị sản l−ợng (triệu đồng)

Địa ph−ơng Tổng số Hoa cúc Tổng số Hoa cúc Cả n−ớc 9434 1.484 482.600 129.490 Hà Nội 1642 387 81.729 30.188 Hải Phòng 814 97 12.210 1.400 Vĩnh Phúc 1029 115 38.144 4.200 H−ng Yên 658 90 26.320 3.600 Nam Định 546 27 8.585 420 Lào Cai 52 15 12.764 1.142 TP Hồ Chí Minh 572 160 24.194 6.810 Lâm Đồng (Đà Lạt) 1467 362 193.500 84.000 Bình Thuận 325 100 6.640 3.100

(Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê,2003)

Tuy hoa cúc đ−ợc trồng phổ biến khắp n−ớc ta, nh−ng có một vùng sản xuất hoa cúc chính nh− sau:

-Vùng Đà Lạt:

Vùng có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho các loại hoa nói chung và hoa cúc nói riêng. Diện tích hoa cắt cành của vùng này năm 1996 chỉ có 174 ha, đến năm 2000 đ3 tăng lên 853 ha và hiện nay có khoảng 1467 ha (trong đó hoa cúc chiếm khoảng 24%). Sản l−ợng hoa cúc hàng năm −ớc tính khoảng 10- 13 triệu cành, với giá trị khoảng 84 tỷ đồng [6].

Tr−ớc kia ng−ời dân Đà Lạt chỉ trồng một số giống q−en thuộc và nhân giống bằng tách thân hoặc giâm cành là chính thì hiện nay đ3 có rất nhiều các chủng loại giống mới từ Hà Lan, Nhật Bản, Singapo đ−ợc trồng ở Đà Lạt.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 20

Hầu hết cây giống đ−ợc nhân bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào nên chất l−ợng hoa cúc t−ơng đối tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giá trị thu đ−ợc từ trồng cúc ở Đà Lạt khoảng 150- 180 triệu đồng/ha/vụ (trong đó l3i 85- 100 triệu đồng/ha/vụ)

- Vùng Tây Tựu: Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Nghề trồng cúc ở đây bắt đầu từ năm 1993 do một vài ng−ời dân học tập từ Quảng An, Nhật Tân. Diện tích hoa ở đây đ3 phát triển một cách nhanh chóng. Hiện tại chỉ riêng x3 Tây Tựu đ3 có 280 ha đất chuyên trồng hoa, trong đó 65% số này là trồng cúc. Nếu tính cả các x3 lân cận thì diện tích hoa cúc vùng này −ớc trừng khoảng 290 ha. Các giống cúc ở Tây Tựu cũng khá phong phú và đa dạng, đ−ợc chia làm 2 nhóm chính là nhóm cúc hè (trồng tháng 3- 4 thu hoạch tháng 8- 9) và nhóm cúc thu đông (trồng tháng 8- 10 thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau). Nếu nh− mùa hè các chủng loại cúc trồng ở Hà Nội đơn điệu, chất l−ợng thấp không đáp ứng đủ nhu cầu thị tr−ờng, phải nhập từ Đà Lạt thì ở vụ thu – đông, vùng hoa Tây Tựu không những thoả m3n cho nhu cầu ng−ời dân thủ đô mà còn cung cấp cho hầu khắp các tỉnh thành miền trung và miền nam.

Ngoài hai vùng trồng hoa cúc lớn trên còn phải kể đến các vùng hoa cúc tập trung khác là Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), Nhật Tân, Quảng An (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng), Mê Linh…với diện tích tập trung từ vài trục ha đến hàng trăm ha. Ngoài ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả n−ớc đều trồng hoa cúc với mức độ phân tán từ vài ha đến vài chục ha.

Giá trị thu nhập từ hoa cúc dao động từ 60- 120 triệu đồng/ha/vụ. Con số này tuy không lớn so với một số loại hoa khác, nh−ng cao gấp 10- 12 lần so với trồng lúa, đồng thời hoa cúc dễ trồng, đầu t− ở mức độ vừa phải nên bà con nông dân vùng trồng cúc phấn khởi [13].

TP Hồ Chí Minh là thị tr−ờng tiêu thụ hoa cắt lớn nhất Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40- 50 ngàn cành… tiếp đó đến Hà Nội có nhu cầu từ 25- 30 ngàn cành/ ngày….

Trong số các loài hoa tiêu dùng hàng ngày thì hoa cúc chiếm từ 25- 30% về số l−ợng và từ 17- 20% về giá trị.

Vì giá cả hoa cúc thuộc loại thấp so với các loại hoa khác dao động từ 300- 800 đồng/cành nên ngoài các vùng đô thị thì ở những vùng nông thôn miền núi hoa cúc đ−ợc tiêu dùng với mức độ khá lớn (chỉ đứng thứ 2 sau hoa hồng) đặc biệt là vào dịp tết nguyên đán.

Cây hoa cúc đ3 mang lại nhiều thành công vì nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện sản xuất và thị hiếu của ng−ời tiêu dùng, hơn nữa cũng dễ thâm canh, nhân giống, dễ trồng việc thu nhập trên 1 đơn vị diện tích là khá cao, so sánh với việc sản xuất 2 vụ thì hiệu quả trồng cúc tăng 7- 8 lần, so với rau màu gấp 2,5- 3 lần, nếu so sánh với các cây hoa khác thì trồng hoa hồng chỉ gấp 6 lần lúa, hoa cẩm ch−ớng gấp 2 lần, hoa loa kèn gấp 3 lần, hoa lay ơn gấp 4 lần. Thế nh−ng không phải ai trồng hoa cũng có l3i lớn, có hộ sản xuất không có l3i mà còn bị lỗ. Những năm gần đây việc trồng hoa chính vụ t−ơng đối thuận lợi do nhu cầu thị tr−ờng ch−a mở nên cúc có xu h−ớng trồng trái vụ để tăng hiệu quả kinh tế. Vì thiếu vốn lại hạn chế về kỹ thuật (nh− giống trái vụ, chế độ canh tác, phòng trừ sâu bệnh) dẫn đến nhiều hộ bị thất thu và lỗ. Tất nhiên mức chi phí cho nghề sản xuất hoa cũng không phải là nhỏ, đòi hỏi kỹ thuật cao, lao động nhiều để thâm canh chăm sóc. Điều đó chứng tỏ không phải hộ nào cũng trồng hoa đ−ợc. Chẳng hạn với hoa cúc chi phí là 48,6 triệu/ha trong khi đó cho lúa là 5,6 triệu/ha và cho rau là 13 triệu/ha, vì vậy hiện tại ngành hoa của huyện ngoại thành mới chỉ cung cấp cho thị tr−ờng Hà Nội khoảng 65% tổng l−ợng hoa tiêu dùng, số còn lại phải nhập từ Đà Lạt, Phúc Yên, Hải D−ơng, Hải Phòng (chiếm khoảng 25%) hoa nhập nội của Thái Lan, Hà Lan (15%) [24].

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 22

Hà Nội có thể trồng hoa ôn đới và nhiệt đới nên thành phần và chủng loại hoa vô cùng phong phú và đa dạng. Tr−ớc nhu cầu của thị tr−ờng luôn luôn đòi hỏi về năng suất, chất l−ợng ngày một cao nên những ng−ời sản xuất hoa ở Hà Nội đ3 không ngừng tìm tòi các giống mới. Theo nhận xét của Nguyễn Quang Thạch (1999) thì họ có trăm ph−ơng ngàn kế để có giống mới. Nguồn nhập chủ yếu từ Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Đài Loan,Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo… Một số giống nhập nội tỏ ra rất thích hợp với địa ph−ơng và đ−ợc phát triển mạnh mẽ [17].

Trong số rất nhiều các giống hoa đ−ợc nhập về thì giống cúc. Theo số liệu điều tra của trung tâm nghiên cứu hoa cây cảnh viện Di truyền nông nghiệp, trong năm 1995 diện tích hoa cúc còn ở mức độ 300 ha tập trung chủ yếu các vùng trồng hoa ở Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh…chỉ riêng Hà Nội hàng năm sản xuất khoảng 10 triệu cành hoa cúc cắt, cúc chậu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc thu nhập hàng trăm triệu đồng trên ha gieo trồng một vụ [12].

Hiện nay ở Việt Nam đang có một số công ty n−ớc ngoài vào thuê đất, lập doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đ3 có 4 công ty: Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Chánh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt. Họ rất chú trọng đến sản xuất hoa cúc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất hoa Việt Nam nói chung, song cũng đáng lo cho những doanh nghiệp, ng−ời sản xuất hoa nội địa, nếu không cố gắng v−ơn lên sẽ không thể cạnh tranh đ−ợc với các liên doanh sản xuất hoa này [6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất mầm và NAA đến khả năng ra rễ của một số giống cúc trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)