Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất mầm và NAA đến khả năng ra rễ của một số giống cúc trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 38)

2. TổNG QUAN TàI LIệU

2.7.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc ở Việt Nam

Cây hoa cúc những năm gần đây đ−ợc các cơ quan, cùng một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đặc biệt trong công tác nhân giống. Để nâng cao chất l−ợng cành giâm, hạ giá thành cây giâm, nhiều cơ quan và các nhà khoa học đ3 quan tâm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật giâm cành.

Đặng Thị Tố Nga (1999) đ3 nghiên cứu sử dụng chế phẩm Phitohoocmon của tr−ờng ĐHNNI, trong việc nhân nhanh giống phục vụ sản xuất và đi dến kết luận: Xử lý hom giâm ở nồng độ thuốc 40% cho tỷ lệ hình thành rễ và tỷ lệ cây xuất v−ờn cao nhất. Xử lý nồng độ cao 100% đ3 ức chế sinh tr−ởng của cành giâm, làm giảm tỷ lệ hình thành rễ và tỷ lệ cây xuất v−ờn [16].

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản, Nguyễn Kim Lý (2001) [15], đ3 tiến hành các nghiên cứu thí nghiệm xây dựng quy trình cải tiến nhân giống cúc từ khâu trồng cây mẹ và khai thác mầm giá bao gồm các nội dung chính sau:

- Thời vụ giâm: chọn 2 thời vụ giâm chính là vụ xuân - hè (từ tháng 2 đến tháng 5) và thu đông (từ tháng 9 đến tháng 11).

- Đất v−ờn −ơm để trồng cây mẹ: chọn những chân đất cao, tơi xốp, nhiều mùn đ3 đ−ợc cày bừa và xử lý nguồn bệnh, chủ động t−ới tiêu và có giàn che m−a nắng.

- Trồng cây mẹ: chọn cành giâm tốt khoẻ, không bị sâu bệnh từ những cây mẹ có chất l−ợng tốt và đảm bảo những đặc tr−ng hình thái giống, tốt nhất

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 28

là những mầm cành bánh tẻ, dài từ 5 - 8 cm có khoảng 3 - 4 lá với mật độ

1000 cành giâm/m2, sau khoảng 10 - 15 ngày cây ra rễ tốt thì đem trồng cây

mẹ để cắt mầm. Khoảng cách trồng cây mẹ là 14 x 15, mật độ 400.000 cây/ha. - Kỹ thuật bấm ngọn và cắt cành: th−ờng sau trồng khoảng 10 - 12 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 và sau 20 ngày bấm ngọn lần 2, lúc này cần l−u ý điều tiết giữa lần bấm ngọn thứ nhất với lần bấm ngọn thứ 2, vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1, nhiều mầm nhánh xuất hiện, khi chúng dài 12 - 15 cm, chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần 2, tiến hành cắt cành lần 1. Nh− vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt đ−ợc 3 - 4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3 và mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật nh− vậy trong 1 vụ (thời gian khoảng 4 tháng) trên 1 ha có thể thu đ−ợc 4.000.000 cành giâm có chất l−ợng tốt. L−ợng cành giống này đủ trồng cho 10 ha ở v−ờn sản xuất. Sau 7 - 8 lần cắt, cây mẹ trở nên già cỗi, có thể thay hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá v−ờn cây mẹ.

T−ới n−ớc: cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng, bởi vậy cần t−ới n−ớc đủ ẩm cho cây , tránh t−ới nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh. Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [15], đ3 tiến hành nghiên cứu một số biện pháp giâm cành giống cúc CN 97 và Hoạ Mi. Đây là hai giống đ−ợc trồng khá phổ biến ở ngoài sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đ3 nhận thấy:

Trong các biện pháp xử lý cành giâm, biện pháp giâm trên nền đất phù sa nhẹ, chỉ t−ới đẫm một lần kết hợp với xử lý IBA 1.000ppm và zinep 0,1% cho tỷ lệ hình thành rễ và tỷ lệ xuất v−ờn cao nhất. Biện pháp này khi áp dụng ngoài sản xuất đ3 đạt hiệu quả kinh tế cao, cung cấp đầy đủ cây cho sản xuất vì tr−ớc đây việc giâm trên nền cát ẩm là không thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm.

Ngoài ra, Nguyễn Thị Kim Lý cũng đ3 sử dụng kích phát tố của công ty thiên nông và đi đến kết luận: việc sử dụng phân bón này với liều l−ợng 1g thuốc pha trong 1lít n−ớc sạch và nhúng phần gốc của cành khoảng 3 phút rồi

đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại lên cành giâm, cứ 3 - 5 ngày phun dung dịch này một lần, có thể đảm bảo từ 80 - 90% số cây ra rễ, với thời gian rút ngắn so với đối chứng từ 3 - 4 ngày. Ph−ơng pháp này th−ờng đ−ợc áp dụng có hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè. Hệ số nhân giống cúc theo ph−ơng pháp này đạt từ 15 - 20 lần, tức là để trồng từ 15 - 20 cần phải có 1 ha v−ờn cây mẹ [14].

Để đánh giá số l−ợng, chất lựơng cành cắt cũng nh− hiệu quả kinh tế giữa hai ph−ơng pháp nhân giống theo lối cổ truyền (ng−ời dân tự để giống) với ph−ơng pháp cải tiến nêu trên. Trung tâm hoa cây cảnh - Viện Di Truyền Nông nghiệp [14] cũng đ3 tiến hành so sánh 2 biện pháp này ở giống cúc CN98 và đi đến kết luận:

- Về chu trình cắt: thời gian từ khi ở ruộng sản xuất (hay v−ờn −ơm) cho đến khi kết thúc việc cắt cành với ph−ơng pháp cải tiến là 111,3 ngày (ngắn hơn so với ph−ơng pháp cổ truyền là 53,5 ngày). Vì thế hiện nay ph−ơng pháp cổ truyền không đ−ợc áp dụng ngoài sản xuất do thời gian sinh tr−ởng dài, chiếm đất quá lâu, làm ảnh h−ởng tới các cây trồng khác.

- Về số l−ợng cành cắt: nếu tính trong một vụ trên một sào bắc bộ (360

m2) thì ph−ơng pháp cải tiến có tổng số cành cắt là 198.720 mầm, nhiều hơn

ph−ơng pháp cổ truyền 10.080 mầm.

- Về chất lựợng cành cắt: ở ph−ơng pháp cải tiến cây con mập khoẻ, ít bị nhiễm bệnh, mặt khác do chỉ có một loại mầm nên hoa ra tập trung, thuận lợi cho việc thu hoạch, còn với ph−ơng pháp cổ truyền, cây gầy yếu, chất l−ợng kém (do mầm có hai loại) nên hình dáng tự nhiên không đều.

- Về hiệu quả kinh tế: Do chất l−ợng mầm ở ph−ơng pháp cải tiến tốt nên giá bán cây giống là 60 đồng, cao hơn ph−ơng pháp cổ truyền là 20 đồng và do số l−ợng mầm của ph−ơng pháp cải tiến nhiều hơn, nên đ−a tổng doanh thu sản xuất giống trên một sào cây giống cao hơn ( trong khi chi phí giữa hai ph−ơng pháp là nh− nhau), do vậy mà l3i xuất của ph−ơng pháp cải tiến cũng

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 30

cao hơn (gấp 1,77 lần so với ph−ơng pháp cổ truyền). Do có những đặc điểm nh− vậy nên ph−ơng pháp cải tiến đ3 đ−ợc áp dụng rộng r3i ngoài sản xuất trên nhiều giống cúc có giá trị kinh tế cao nh− CN93, CN98, Vàng Đài Loan…

Ngoài ph−ơng pháp tách mầm giá cổ truyền, hiện nay trong sản xuất vẫn chủ yếu áp dụng hai ph−ơng pháp song song là trồng cúc từ cây giâm cành và trồng cúc từ cây nuôi cấy mô. Để đánh giá −u nh−ợc điểm của 2 ph−ơng pháp này, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [15], đ3 làm thí nghiệm so sánh và nhận thấy rằng:

- Về hệ số nhân giống: Sau thời gian 4 - 5 tháng, số l−ợng cây con ở ph−ơng pháp nuôi cấy mô cao gấp từ 90 - 100 lần số l−ợng cây con ở ph−ơng pháp giâm cành. Nh−ng giá thành cây giống của ph−ơng pháp nuôi cấy mô

khá cao. ở Đà Lạt (nơi có khí hậu ôn hoà) giá cây giống nuôi cấy mô cao gấp

5 - 6 lần, còn ở Hà Nội (khí hậu nóng, lạnh bất th−ờng) giá cây giống nuôi cấy mô cao gấp 9 - 11 lần so với cây giống của ph−ơng pháp giâm cành.

- Về kinh phí đầu t−: các thiết bị đầu t− cho nuôi cấy mô phức tạp và đắt tiền. Tính trung bình một phòng nuôi cấy mô ở Đà Lạt với công suất trung bình để sản xuất 50 - 100 vạn cây giống/năm cần phải đầu t− 50 - 70 triệu đồng, còn một phòng nuôi cấy mô ở Hà Nội có công suất t−ơng tự, cần 120- 180 triệu đồng; trong khi đó thiết bị giâm cành hết sức đơn giản và rẻ tiền, bất kỳ ng−ời nông dân có kinh nghiệm nào cũng có thể làm đ−ợc.

Tuy nhiên đối với những cây giống đ−ợc nhân giống bằng ph−ơng pháp giâm cành hay nuôi cấy mô thì giai đoạn quyết định đến năng suất, chất l−ợng

hoa là giai đoạn trồng ngoài ruộng. ở giai đoạn này cây chịu sự tác động tổng

hợp của tất cả các yếu tố ngoại cảnh, cho nên sự thích ứng của cây giâm cành hay nuôi cấy mô trong điều kiện tự nhiên là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đến khả năng ứng dụng toàn bộ quá trình nhân giống cúc vào thực tiễn sản xuất. Trong thực tế mục đích cuối cùng của ng−ời trồng hoa là hiệu quả kinh

tế. Đối với cây hoa cúc để đạt giá trị kinh tế cao chúng phải có năng suất cao, phẩm chất tốt và tính thích ứng rộng.

Để đánh giá quá trình sinh tr−ởng phát triển của cây hoa cúc

Trong những năm gần đây trên thị tr−ờng xuất hiện một số giống hoa cúc nhập nội của singapo có đủ màu rực rỡ, nhiều hoa trên cành, hoa t−ơi lâu và đ−ợc thị tr−ờng −a chuộng. Những giống hoa này đ−ợc đ−a về Đà Lạt trồng và tiêu thụ trên thị tr−ờng cả n−ớc.

Theo các tác giả viện Di truyền Nông nghiệp để tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chòi cúc đơn lẻ hoặc đoạn cắt sang môi tr−ờng ra rễ . Than hoạt tính {0,3 - 0,5 g/lít}và NAA ở nồng độ thấp (0,1 - 0,5 ppm) là các tác nhân kích thích sự hình thành các rễ bất định của chồi cúc. Tuy nhiên cũng có những giống cúc dễ dàng hình thành ngay trên môi tr−ờng nền mà không cần bổ sung thêm chất điều tiết sinh tr−ởng thực vật hay các chất phụ gia nào khác [15].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Thạch (2000) môi tr−ờng nuôi d−ỡng nhân tạo để nhân giống invitro cây cúc là môi tr−ờng MS (Murashige - skoong). Tuy nhiên tuỳ thuộc vào loại môi tr−ờng nuôi cấy và tuỳ từng giai đoạn của quy trình nhân giống mà ta có thể bổ sung vào môi tr−ờng nền với nồng độ và tỷ lệ khác nhau của các chất điều tiết sinh tr−ởng thực vật của các nhóm auxin và xytokinin. Chúng th−ờng dao động trong khoảng từ 1 – 2 ppm đối với các xytokinin và 0,5 - 1,0 ppm đối với các auxin [18].

Cây hoa cúc cũng là cây bị khá nhiều các loại sâu bệnh phá hại, theo điều tra của Trần Thị Xuyên (1998) [25] có tới 13 loại sâu bệnh phá hại gây hại đối với cúc trong đó gồm có 8 loại sâu và 5 loại bệnh. Trong các sâu hại có 6 loại phát sinh với mật độ cao đặc biệt là sâu xanh, sâu keo da láng và sâu khoang th−ờng gây hại rất nặng. Sâu cuốn lá và sâu xanh, sâu đo phát sinh ít. 5 loại bệnh đ3 phát hiện gồm 4 loại bệnh nấm và 1 loại vi khuẩn. Bệnh phổ

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 32

biến nhất gây hại trên cây hoa cúc là bệnh đốm lá do nấm Septoria chrysanthemi. Các bệnh phấn trắng và rỉ sắt cũng t−ơng đối nguy hại còn các bệnh khác đ−ợc ghi nhận ở mức ít phổ biến.

Theo một số điều tra khác của Trần Thị Xuyên (1998) rệp đen hại hoa cúc phát sinh gây hại trên cúc từ tháng 1- 12 và gây hại mạnh từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Sâu xanh hại cúc phát sinh gây hại mạnh từ tháng 1- 12 cao điểm gây hại từ tháng 5- 8. Sâu khoang hại cúc phát sinh gây hại từ tháng 1- 12, phát sinh mạnh từ tháng 4- 8.

Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả đảm bảo giảm tới mức thấp nhất l−ợng thuốc bảo vệ thực vật trên hoa cúc, nên chọn các loại thuốc đặc hiệu cho từng loại sâu bệnh độ độc thấp, phân giải nhanh [25]

2.8. ứng dụng các chế phẩm phân bón qua lá đối với cây trồng

Để đạt đ−ợc năng suất cao, chất l−ợng tốt đối với cây trồng ngoài việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh d−ỡng ra còn phải cung cấp kịp thời và cân đối các nguyên tố dinh d−ỡng. Ngoài khả năng cung cấp dinh d−ỡng cho cây trồng qua đất ra, con ng−ời có thể cung cấp dinh d−ỡng cho cây thông qua lá. Cung cấp dinh d−ỡng qua lá ngoài tác dụng cung cấp kịp thời các nguyên tố dinh d−ỡng cho cây khi thiếu, nó còn mang nhiều tính −u việt nh− tăng hiệu quả kinh tế, tác dụng nhanh, không gây ô nhiễm môi tr−ờng đất, n−ớc và không khí.

Theo Vũ Cao Thái (1996) [20], đ3 nhận định, phân bón qua lá là một giải pháp chiến l−ợc an toàn dinh d−ỡng cây trồng.

Khả năng hấp thụ dinh d−ỡng qua lá của cây đ−ợc phát hiện vào đầu thế kỷ XIX bằng ph−ơng pháp đồng vị phóng xạ. Qua ph−ơng pháp này cho thấy cây trồng ngoài bộ phận lá, các bộ phận khác nh− thân, cành, hoa, quả đều có khả năng hấp thu các chất dinh d−ỡng. Mặt khác diện tích lá bằng 15 – 20 lần so với diện tích đất do nó che phủ. Do vậy, biện pháp bón phân qua lá là biện pháp kỹ thuật có tính chiến l−ợc của ngành nông nghiệp.

Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau, các nhà khoa học đ3 cho thấy việc phun các chất dinh d−ỡng dạng hoà tan vào lá, chúng đ−ợc xâm nhập vào cơ thể cây xanh qua lỗ khí khổng cả ngày lẫn đêm. Tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón th−ờng cao hơn gấp 8 -10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất dinh d−ỡng đ−ợc vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống d−ới với vận tốc 30 cm/giờ, do đó năng lực hấp thụ theo dinh d−ỡng từ lá cũng cao hơn gấp 8 -10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ. Tổng l−ợng chất dinh d−ỡng đ−ợc hấp thu qua lá có thể lên tới 90- 95% so với tổng l−ợng chất dinh d−ỡng phun cho cây. Mặc dù không hề thay thế hoàn toàn hình thức bón phân vào đất, nh−ng việc bón phân qua lá luôn có hiệu suất đồng hoá các chất dinh d−ỡng cao hơn so với bón phân vào đất. Một trong những tính −u việt của hình thức bón phân qua lá là sau khi phun 30 giờ, toàn bộ lân hoà tan đ−ợc hấp thu và đồng hoá hết, với phân urê thì chỉ sau vài giờ.

Trong rất nhiều các thí nghiệm khác nhau ở nhiều vùng sinh thái trong n−ớc, ng−ời ta thấy khi sử dụng phân bón qua lá có thể làm tăng năng suất tới 10- 15%. Cũng nhờ phát hiện những −u việt của hình thức bón phân qua lá, ngày nay trên thế giới, các n−ớc không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất với số l−ợng chủng loại ngày càng nhiều.

Tuy nhiên việc ứng dụng phân bón qua lá vào sản xuất hoa cúc ch−a có nhiều công trình nghiên cứu, nh−ng việc ứng dụng các chế phẩm đ3 đ−ợc nghiên cứu và đ−a ra sản xuất ở diện rộng. Phân bón qua lá đ3 đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng trên các cây: lúa, lạc, cây ăn quả, cây rau…

Với cây lạc, Nguyễn Tấn Lê đ3 sử dụng bo và molipden để xử lý cho lạc trồng tại Quảng Nam – Đà Nẵng đ3 làm tăng tỷ lệ nảy mầm từ 17,8 – 32,2%; tổng số quả chắc trên cây tăng từ 10 -19,2%; khối l−ợng quả khô tăng từ 7,6 -11,9%. Năng suất trung bình trong 3 vụ đông xuân tăng từ 6,2 -11,1% so với đối chứng. (Nguyễn Tấn Lê, 1992) [11]

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 34

Hiện nay ở Việt Nam đ3 có các nghiên cứu, thử nghiệm các dạng phân vi l−ợng đất hiếm bón vào đất hoặc phun qua lá cho cây trồng, làm tăng năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất mầm và NAA đến khả năng ra rễ của một số giống cúc trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)