Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất mầm và NAA đến khả năng ra rễ của một số giống cúc trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 33 - 38)

2. TổNG QUAN TàI LIệU

2.7.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới

Cây hoa cúc là một loài hoa đẹp, rất đa dạng và phong phú về màu sắc, chủng loại nên đ−ợc trồng từ rất lâu đời.

Thế kỷ 18, 19 mới có nhiều nghiên cứu về cây hoa cúc và sang nửa sau thế kỷ 20 mới có những nghiên cứu đánh giá thực sự có ý nghĩa về các giống hoa cúc khác nhau trồng trong cùng một thời vụ hoặc trong những thời vụ khác nhau. Những nhà chọn tạo giống ấn Độ năm 1982 đ3 xử lý tia gamma liều l−ợng từ 0,1- 1,5 krad ở những cành cúc đ3 ra rễ và thấy rằng có thể thay đổi đ−ợc hình dạng hoa. Cũng bằng ph−ơng pháp xử lý này nh−ng ở liều l−ợng là 2,5 krad ở các đoạn thân cắt T.Kawai và các đồng sự đ3 tạo đ−ợc 7 giống Chrysanthemum có màu sắc khác nhau.

Năm1990 Kenth và Toerss [38] đ3 nuôi cấy thành công từ đoạn thân và lá của giống hoa cúc màu tím trên môi tr−ờng MS. Tỷ lệ hình thành chồi đạt 100% và trung bình các cây đ−ợc nuôi cấy sau 3- 4 tháng đ3 ra hoa. Cũng trong năm 1990 khi nghiên cứu về ảnh h−ởng của thành phần môi tr−ờng dinh d−ỡng Lunegent và Wardly [40] đ3 két luận: khi đoạn thân cúc cao 1- 2 cm và cho phát triển trong môi tr−ờng nuôi cấy Bencilademine thì chúng hình thành 2- 3 chồi so với mẫu bản và không có rễ bất định, còn trong môi tr−ờng từ 0,1- 0,3 mg/l Indolebutyric acid thì hình thành 1- 2 chồi và có rễ bất định.

Năm 1990 Robertson [46] đ3 nghiên cứu bảo vệ rễ bằng chất độn Cellulose Sorbarods trong môi tr−ờng nuôi cấy dạng lỏng, đ3 làm giảm bớt thiệt hại trong quá trình đ−a cây ra ngoài sản xuất do thân ngắn hơn, rễ to nhiều và tăng diệp lục trên 1 đơn vị diện tích lá. Một trong những nhân tố tạo nên thành công của ngành sản xuất hoa cúc ở một số n−ớc trên thế giới đ3 sử dụng công nghệ nhân giống invitro để sản xuất cây con giống. Ngoài chồi đỉnh nhiều nhà nghiên cứu đ3 sử dụng các bộ phận khác của cây hoa cúc để nuôi cấy nh− đoạn thân, mẩu lá, cánh hoa.

Năm 1968 Norgvbic nhà khoa học ng−ời Mỹ trong quá trình lai tạo các giống hoa đ3 thấy rằng: gen màu đỏ là gen trội so với gen quy định màu trắng và gen quy định tính chống chịu tốt là gen trội so với gen chống chịu kém [43].

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 24

Theo Narumon (1998) [42] độ dài ngày có ảnh h−ởng đến sự ra hoa của cúc. Thời gian chiếu sáng thời kỳ phân hoá mầm hoa tốt nhất là 10 giờ- 11giờ/ ngày- đêm. Thời gian chiếu sáng dài, sinh tr−ởng của hoa cúc kéo dài hơn, thân cây cao, lá to, ra hoa muộn. Thời gian chiếu sáng giai đoạn hình thành hoa phù hợp sẽ cho chất l−ợng hoa cúc tốt nhất.

Các nghiên cứu của Yangxioohan (1997) [53], cũng khẳng định rằng yêu cầu của ánh sáng tới hạn trong ngày của các giống khác nhau, không giống nhau, chúng dao động trong phạm vi từ 12 – 13 giờ/ngày - đêm. Tuy nhiên cũng có một số giống có phạm vi giới hạn t−ơng đối rộng nh− giống Encor: 14,5 giờ/ ngày- đêm, giống White – Wonder: 16 giờ/ngày - đêm.

Sự ra hoa của các nhóm giống không những có nhu cầu khác nhau về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà còn có sự khác nhau về số giờ của từng giai đoạn nh− giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn hình thành và phát triển của hoa. Nhà sinh lý học Burchi (1995) [28] đ3 sớm nhận thấy với những giống có thời gian sinh tr−ởng ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn hơn giống có thời gian sinh tr−ởng dài.

Choosak (1998) [29] đ3 kiểm nghiệm bằng cách dùng các nhóm giống

khác nhau, trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm là 15,50C sau đó đo thời

gian chiếu sáng trong ngày suốt thời kỳ từ lúc phân hoá hoa đến lúc hoa phát dục hoàn toàn và cũng đ−a ra kết luận t−ơng tự.

Khi nghiên cứu bộ phận cảm ứng ánh sáng của một số giống cúc trong các năm gần đây đa số các tác giả trên thế giới cũng đều nhận thấy rằng các lá phía trên là cơ quan cảm thụ chủ yếu, còn các lá phía d−ới ít cảm ứng hơn, thậm chí không có cảm ứng. Nếu xử lý che sáng quá ít lá thì không đủ để cây thay đổi quy luật ra hoa [45], [47], [50].

Bên cạnh ánh sáng, nhiệt độ cũng ảnh h−ởng cây cúc trên 2 mặt: một là tác động đến sự sinh tr−ởng, phát triển của cây, hai là tác động đến sự hình thành chồi, sự phát dục của hoa và ảnh h−ởng đến chất l−ợng hoa.

Theo Strelitus và Zhuravie (1986) [49], thì tổng tích ôn của hoa cúc là 17000C và nhiệt độ thích hợp là 20 - 250C, nhiệt độ thấp<100C kìm h3m sự phát triển của hoa, nhiệt độ cao>300C ảnh h−ởng xấu đến màu sắc hoa, độ bền hoa.

Cây hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên −a khí hậu mát mẻ. Theo Myster (1995) [41], Langton (1997) [39], Narumon (1998) [42] nhiệt độ cho cây cúc sinh tr−ởng phát triển tốt là 15- 200C. Cúc có thể chịu đựơc nhiệt độ từ 10- 350C, nh−ng trên 350C và d−ới 100C sẽ làm cúc sinh tr−ởng và phát triển kém.

Các tác giả Dejong (1978) [31], Hoogeweg (1999) [34] và Karlson (1989) [36] thì cho rằng nhiệt độ tối thích cho sự ra rễ của cúc lả 160C- 200C (nhiệt độ này phù hợp với điều kiện mùa xuân và mùa thu của miền bắc Việt Nam).

Các tác giả Van Ruiten (1984) [51], Okada (1999) [44] cũng cho rằng: Sự ra hoa của cây cúc ngoài ảnh h−ởng của quang chu kỳ, còn chịu ảnh h−ởng của nhiệt độ. Nhiệt độ không những ảnh h−ởng đến tốc độ phát triển của nụ mà còn ảnh h−ởng đến sự phân hoá và phát dục của hoa với cúc. Nụ đ3 đ−ợc phân hoá nếu gặp nhiệt độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị chậm nên hoa cũng nở muộn. Thời gian nở hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào chế độ nhiệt độ và đặc tính di truyền của giống.

Khi nghiên cứu về ảnh h−ởng của nhiệt độ tới sự ra hoa của các giống cúc tại châu Âu, Karlsson [36], [37], [38] chia cúc làm 3 nhóm:

- Nhóm giống không bị ảnh h−ởng bởi nhiệt độ:

Trong phạm vi từ 10-270C, nhiệt độ không ảnh h−ởng gì đến sự phân

hoá và phát dục của hoa. Nh−ng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trên đ3 ức chế sự ra hoa

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 26

Bình th−ờng chúng bắt đầu phân hoá mầm hoa từ 160C trở lên, nhiệt độ

thấp hơn160C sẽ ức chế sự phân hoá hoa.

- Nhóm giống bị nhiệt độ cao ức chế ra hoa:

Thời điểm bắt đầu phân hoá hoa của nhóm này ở nhiệt độ cao (>200C)

nh−ng nếu nhiệt độ quá cao (trên 350C) kéo dài thì sự phát dục của nụ bị

ngừng trệ.

Theo các tác giả Strelitus (1981) [49], thì nhiệt độ ảnh h−ởng đến cây hoa cúc thể hiện ở 2 mặt:

- Nhiệt độ ảnh h−ởng tới tốc độ phát triển nụ và thúc đẩy quá trình

nở hoa.

- Nhiệt độ ảnh h−ởng đến màu sắc hoa, chất l−ợng hoa: ở nhiệt độ cao,

màu sắc hoa nhạt, không đậm.

Theo Hattori (1991) [33], nhiệt độ cao sẽ ức chế sự ra hoa của cúc, nên vào những năm nóng ấm, sự ra hoa của chúng sẽ gặp khó khăn mặc dù điều kiện ánh sáng có thể đ3 phù hợp.

Tuy nhiên Fukuda (1986) [32], Okada (1999) [44] cho rằng đối với một số giống cúc, sự ra hoa của chúng không chỉ đơn thuần chịu tác động riêng rẽ của nhiệt độ và ánh sáng, mà chúng chịu tác động phối hợp của cả hai yếu tố trên.

Tác giả Jong (1989) [35] cũng chứng minh sự phát dục và phân hoá của hoa đ−ợc hình thành d−ới tác động đồng thời của quang chu kỳ và nhiệt độ.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy cả ánh sáng và nhiệt độ đều có ảnh h−ởng đến sự ra hoa của cúc.

Theo Nishico (1987) [32], vào thời kỳ ra hoa nếu thời gian chiếu sáng dài, mặc dù nhiệt độ phù hợp, cúc cũng sẽ kéo dài thời gian sinh tr−ởng, cây có lá to và ra hoa muộn.

Các tác giả Wilkins và cộng sự (1990) [52], nhận thấy rằng: nhiệt độ và ánh sáng không tác động một cách riêng rẽ mà phối hợp nhau, kìm h3m hay thúc đẩy sự sinh tr−ởng và phát triển của cây hoa cúc.

Theo một số nghiên cứu khác của Runkle (1998) [48], muốn để cho hoa của giống cúc Snowcap nở hoàn toàn, tập trung với số l−ợng lớn cần phải xử lý

lạnh ở 50C trong ít nhất 6 tuần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất mầm và NAA đến khả năng ra rễ của một số giống cúc trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)