- Tiêm tĩnh mạch (cấp cứu) thật chậm (1ml/ phút) hoặc truyền tĩnh mạch
1.5.1. Trên thế giớ
Trong một nghiên cứu của Arun M và Palimar V, có 150 bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ nhập viện ở Bệnh viện Kasturba, Manipal, Ấn Độ trong thời gian 2 năm (2001- 2002): Triệu chứng muscarin là nổi bật và suy hô hấp là biến chứng thường gặp nhất (41,2%). Tỉ lệ tử vong là 25,8% và 40% nạn nhân chết trong vòng 24 giờ [34].
Nghiên cứu của M. Eddleston và cs (2006) [51] cho thấy ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ là một vấn đề lâm sàng nghiêm trọng ở các
nước đang phát triển: 90 trong số 376 bệnh nhân (24%) cần đặt nội khí quản: 52 (58%) trong vòng 2 giờ nhập viện có hôn mê và có các đặc điểm cholinergic, 27 (52%) bệnh nhân trong số này chết trước khi xuất viện. 29 (32%) khoẻ mạnh khi nhập viện nhưng phải đặt nội khí quản sau 24 giờ trong khi vẫn tỉnh táo và không có các đặc điểm cholinergic. Hai hội chứng này không khác nhau về mặt lâm sàng và có nhiều trùng lắp. Đặc biệt, một số bệnh nhân cần đặt nội khí quản khi mới nhập viện sau đó tỉnh táo nhưng không thể rút nội khí quản và cần thông khí nhân tạo đến 6 ngày.
Nghiên cứu của Bardin PG và cs (1983) [35]: 61 bệnh nhân nhập viện tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Tygerberg, Parowvallei, CP, trong thời gian 1979-1985. Chẩn đoán dựa trên bệnh sử, biểu hiện lâm sàng của ngộ độc phospho hữu cơ, và nồng độ cholinesterase huyết tương thấp. Tỷ lệ tử vong là 16%, và hầu hết trường hợp tử vong là do suy hô hấp.
Nghiên cứu của Akira Takasu và cs (2005) [32] kết luận: bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ cần thông khí nhân tạo dài ngày có tần suất bị hội chứng trung gian cao hơn nhưng có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh tương đương với bệnh nhân không có thông khí nhân tạo dài ngày.
Wang CY và cs (2010) [129] thấy viêm phổi là một yếu tố nguy cơ trầm trọng ở BN ngộ độc thuốc kháng cholinesterase. Ngoài việc điều trị tích cực bệnh nhân ngộ độc thuốc kháng cholinesterase có suy hô hấp, sự đánh giá hô hấp cẩn thận trước và sau khi súc rửa dạ dày sẽ giúp làm giảm tần suất của viêm phổi khởi phát sớm ở bệnh nhân ngộ độc thuốc kháng cholinesterase.
Tzeng Jih Lin và cs (2007) [125] trong nghiên cứu các yếu tố tiên lượng của ngộ độc phospho hữu cơ giữa nhóm bệnh nhân sống và bệnh nhân chết đã nhận xét: nhóm chết uống số lượng phospho hữu cơ nhiều hơn, thời gian hôn mê dài hơn, và bạch cầu cao hơn nhóm sống sót. Cũng như vậy, nhóm chết có thời gian nằm viện thấp hơn, nồng độ acetylcholinesterase và cholinesterase huyết tương giảm. Tổng số lượng PAM và thời gian sử dụng
PAM thấp. Tỷ lệ tử vong của 50 trường hợp là 20%. Tất cả các trường hợp của nhóm tử vong điều trị PAM không đủ. Thời gian hôn mê dài, nồng độ acetylcholinesterase và cholinesterase huyết tương thấp liên quan với việc tiên lượng bệnh nhân xấu.
Yurumez Y và cs (2007) [134]: Nghiên cứu được tiến hành trong 10 năm có 220 ngộ độc phospho nhận thấy dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là co đồng tử, các dấu hiệu của hệ hô hấp, nhịp tim nhanh, mất ý thức, và tăng huyết áp. 20 bệnh nhân (9,1%) chết do ngừng tim và ngừng thở đột ngột (45%), suy hô hấp (25%), ức chế thần kinh trung ương (5%).
Yélamos và cs (1992) [132]: nghiên cứu 187 bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phospho hữu cơ từ năm 1981-1986 thấy ngộ độc do tai nạn 62% trường hợp và tự tử 38%. Ngộ độc qua đường da-hô hấp 57% và tiêu hoá 43% bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân có triệu chứng cholinergic ban đầu phong phú. Sự hiện diện tăng tiết phế quản, rung cơ, suy hô hấp, lơ mơ liên quan với ngộ độc nặng.
Năm 1997, Yamashita và cs [130] nghiên cứu 130 trường hợp nhập viện do NĐPHC cho thấy tỷ lệ tử vong là 25% (32/130). Về xử trí suy hô hấp: chậm trễ trong việc đặt nội khí quản (5 trường hợp) và thất bại trong việc cai thở máy (3 trường hợp). Khoảng 3/4 số trường hợp có nồng độ cholinesterase giảm nghiêm trọng cần thông khí nhân tạo. Điều này gợi ý việc xử trí hô hấp tốt hơn sẽ cải thiện được kết quả điều trị ngộ độc phospho hữu cơ.
Khi nghiên cứu 52 bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán NĐPHC và carbamat Goswamy và cs (1994) [65] nhận thấy khó thở và nôn mửa là những triệu chứng thường gặp nhất, co đồng tử và xanh tím là những dấu hiệu rất hay gặp. 27 bệnh nhân suy hô hấp típ I và 7 bệnh nhân suy hô hấp típ II. Thông khí cơ học thực hiện ở 31 bệnh nhân. Có 33 bệnh nhân sống. Các tác giả nhận thấy: co đồng tử, hôn mê, rung cơ và nồng độ cholinesterase huyết tương thấp có giá trị tiên đoán chính xác nhất nhu cầu thở máy.