NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị suy hô hấp trong ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phốt pho hữu cơ (Trang 36 - 39)

- Tiêm tĩnh mạch (cấp cứu) thật chậm (1ml/ phút) hoặc truyền tĩnh mạch

2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

* Nghiên cứu lâm sàng:

Các chỉ tiêu nghiên cứu lâm sàng bao gồm:

- Triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể của ngộ độc như:

+ Triệu chứng thần kinh, tâm thần như kích thích vật vã, lú lẫn, hôn mê. + Triệu chứng về thị giác như co đồng tử, phản xạ ánh sáng.

+ Triệu chứng hô hấp như khó thở (thở nhanh >20 chu kỳ/phút, thở chậm <12 lần/phút, ngưng thở, rối loạn nhịp thở...), tím tái, tăng tiết đờm dãi, các ran ở phổi, liệt cơ hô hấp…

+ Triệu chứng tim mạch như mạch nhanh, mạch chậm, loạn nhịp, huyết áp tăng hoặc hạ…

+ Triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn…

+ Triệu chứng về vận động như rung cơ, co cứng cơ, liệt vận động… - Phân loại mức độ nặng trên lâm sàng của ngộ độc [2]:

+ Ngộ độc cấp phospho hữu cơ mức độ nhẹ: chỉ có hội chứng muscarin

+ Ngộ độc cấp phospho hữu cơ mức độ trung bình: hội chứng muscarin + hội chứng nicotin hoặc hội chứng muscarin + hội chứng thần kinh trung ương

+ Ngộ độc cấp phospho hữu cơ mức độ nặng: khi có hội chứng muscarin + hội chứng nicotin + hội chứng thần kinh trung ương.

- Nghiên cứu về kết quả điều trị ngộ độc và suy hô hấp:

+ Các triệu chứng ngộ độc giảm hoặc không cải thiện: triệu chứng ngộ độc giảm khi bệnh nhân giảm liều thuốc kháng độc đặc hiệu mà triệu chứng toàn thân, dấu hiệu sinh tồn vẫn ổn định, không có biểu hiện tái ngộ độc (như tăng tiết, co đồng tử, co thắt phế quản gây khó thở, da lạnh vả mồ hôi...), liều thuốc kháng độc đặc hiệu giảm dần theo thời gian cho đến khi ngừng hẳn.

+ Thời gian điều trị: là khoảng thời gian từ khi bệnh nhân nhập viện đến khi điều trị khỏi hoặc tử vong, so sánh thời gian điều trị giữa các nhóm bệnh nhân ngộ độc nặng, trung bình và nhẹ, bệnh nhân suy hô hấp và không suy hô hấp, bệnh nhân khỏi và tử vong.

+ Tỷ lệ điều trị khỏi: là số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn không có di chứng trên số bệnh nhân nhập viện.

+ Các biến chứng: chúng tôi ghi nhận các biến chứng có thể gặp ở các bệnh nhân nghiên cứu: viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi...

Viêm phổi: Lâm sàng: sốt, ho, khạc đờm vàng đục, mủ. Cận lâm sàng: X quang phổi tồn tại đám thâm nhiễm mới, xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng, cấy đờm có thể phát hiện mầm bệnh.

Xẹp phổi: Lâm sàng: những xẹp phổi nhỏ ít có biểu hiện và khó chẩn đoán về mặt lâm sàng. Xẹp phổi thùy: cử động xương sườn bên xẹp kém hơn bên đối diện, khe liên sườn hẹp, mỏm tim lệch. Gõ đục vùng phổi xẹp, cơ hoành cùng bên có thể được phát hiện cao hơn khi gõ. Nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm, có ran ở vùng phổi xẹp. Xẹp hoàn toàn một bên phổi dễ chẩn đoán hơn với các dấu hiệu lồng ngực xẹp, giảm hoặc mất di động một bên, gõ đục, cơ hoành nâng cao, rì rào phế nang giảm hoặc mất, thở chống máy, thiếu oxy nặng. X quang phổi: đám mờ ở một vùng phổi, dịch chuyển vị trí rãnh liên thùy, di lệch khí quản, trung thất về phía phổi xẹp, khe liên sườn hẹp hơn bên

đối diện, cơ hoành nâng cao. Soi phế quản bằng ống soi mềm cho phép đánh giá tình trạng, nguyên nhân, mức độ tắc nghẽn đường thở và giúp điều trị xẹp phổi do tắc nghẽn.

Tràn khí màng phổi: có thể gặp ở những bệnh nhân đang thở máy, áp lực đường thở đột ngột tăng cao, tụt huyết áp. X quang phổi (xác định chẩn đoán): vùng tràn khí quá sáng, không có vân phổi, phổi bị co lại về phía rốn phổi, lồng ngực dãn rộng, tim và trung thất bị đẩy sang bên đối diện...

+ Tỷ lệ tử vong: số bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị trên tổng số bệnh nhân nhập viện, trong ngộ độc phospho hữu cơ những bệnh nhân nặng thường tử vong nhiều trong những ngày đầu.

* Nghiên cứu về cận lâm sàng:

Các chỉ tiêu xét nghiệm cận lâm sàng gồm:

- Xét nghiệm công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... - Sinh hóa máu như ure, creatinin, SGOT, SGPT, glucose. - Xét nghiệm men cholinesterase huyết tương.

- Xét nghiệm điện giải đồ máu (K+ , Na+ , Ca++, Cl–)

- Xét nghiệm khí máu động mạch (pH máu, PaO2, PaCO2, SaO2, HCO3-). - Chụp phim X quang phổi phát hiện các tổn thương phổi như viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi….

* Nghiên cứu về mối liên quan giữa một số yếu tố tiên lượng nặng với kết quả điều trị

+ Mối liên quan giữa mức độ ngộ độc với thời gian điều trị: xem xét các mức độ ngộ độc nặng, trung bình và nhẹ có ảnh hưởng đến số ngày điều trị không? + Mối liên quan giữa mức độ ngộ độc với tỷ lệ điều trị khỏi và tử vong: bệnh nhân ngộ độc nặng tỷ lệ tử vong có cao hơn ngộ độc trung bình và nhẹ không?

+ Mối liên quan giữa mức độ suy hô hấp với tỷ lệ điều trị khỏi và tử vong: mức độ suy hô hấp ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tử vong?

+ Mối liên quan giữa độ hôn mê với tỷ lệ khỏi và tử vong: những bệnh nhân hôn mê tiên lượng xấu như thế nào, có sự khác biệt về điểm Glasgow giữa bệnh nhân suy hô hấp và không suy hô hấp, giữa bệnh nhân khỏi và tử vong? + Mối liên quan giữa xét nghiệm cholinesterase huyết tương với kết quả điều trị: men cholinesterase huyết tương thấp có là yếu tố tiên lượng xấu không? So sánh nồng độ cholinesterase huyết tương giữa các bệnh nhân suy hô hấp và không suy hô hấp, giữa các bệnh nhân khỏi và tử vong.

+ Mối liên quan giữa các biến chứng với kết quả điều trị: các biến chứng gặp trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong?

+ Mối liên quan giữa thời gian phát hiện đến khi được cấp cứu với kết quả điều trị: bệnh nhân ngộ độc được điều trị sớm hoặc trễ có ảnh hưởng đến kết quả điều trị không?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị suy hô hấp trong ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phốt pho hữu cơ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w