Hiện nay, nhìn chung doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản còn mắc phải những hạn chế như: Thiếu thông tin, tư tưởng thụđộng
chờ các đơn hàng còn phổ biến. Ít các doanh nghiệp hoặc phái đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, thăm dò thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, các doanh nghiệp ít tham gia vào các kỳ hội chợ, triển lãm về đồ gỗ diễn ra hàng năm, hai năm một lần ở Nhật.
Đây là thiếu sót rất lớn của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sản phẩm xuất khẩu sang Nhật chưa đáp ứng sát gu tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm của người tiêu dùng Nhật. So với việc nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật Bản của các doanh nghiệp đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam còn bị lạc hậu. Hơn một nửa các công ty thương mại đồ gỗ của Nhật có văn phòng tại Việt Nam, hoạt động của họ rất có hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam. Để cải thiện và nắm bắt thông tin kịp thời về những thay đổi tại thị
trường đồ gỗ Nhật Bản thì theo ý kiến cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam nên và phải làm các công việc sau đây:
- Phải tìm hiểu rõ thị trường đồ gỗ Nhật Bản;
- Nghiên cứu thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Nhật Bản; - Tìm kiếm các đối tác làm ăn lâu dài, hiệu quả;
- Phải thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, điều tra và tích cực tham gia hội chợ, triển lãm về đồ gỗ tổ chức hàng năm, hai năm một lần tại Nhật;
- Liên kết để cùng phát triển công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, v.v...
- Thường xuyên liên lạc với các tổ chức Xúc tiến thương mại để cập nhật thông tin mới, nhờ tư vấn từ tổ chức Xúc tiến Thương mại Jetro của Nhật Bản, Cục Xúc tiến Thương mại Vietrade của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản...