Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 183 Hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 53)

Sau gần hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế

Việt Nam tiếp tục phát triển, quan hệ hai nước Việt Nam- Nhật Bản tiếp tục được lãnh đạo hai nước nâng lên thành đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, ngày 25 tháng 12 năm 2008 vừa qua, hai nước đã chính thức ký “ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản” sẽ càng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Giá nguyên liệu gỗ đầu vào tiếp tục tăng, lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đồng loạt tăng, làm tăng chi phí tài chính đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ

sang Nhật Bản. Sự liên tục tụt dốc thảm hại của thị trường chứng khoán- một trong những kênh huy động vốn, giải quyết vốn hiệu quả cho doanh nghiệp; thị trường bất

động sản tiếp tục đóng băng, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng liên tục và những ngày cuối tháng 07 năm 2008, giá xăng dầu trong nước cũng tiếp tục tăng. Mới đây, ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, đang lan toả rất nhanh và

đã làm giảm sức tiêu thụ đến sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2007 đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, văn hoá xã hội ổn định và tiếp tục phát triển. Kết quả cụ thể trong các ngành và lĩnh vực chủ yếu cụ thể xin xem thêm ở phụ lục 2- Tình hình kinh tế –Văn hóa- Xã hội năm 2007.

Theo dự kiến của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 sẽ vào khoảng 63,5 - 64 tỷ USD, tăng 30,8 - 31,8% so với năm 2007. Đây là một kết quảấn tượng, đặc biệt nếu nhìn vào tình hình kinh tế thế giới trong năm qua. Điều đáng khích lệ là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt cao trong khi nhập siêu được kiềm

(nguồn: TTXVN), đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay và sang năm 2009 trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ còn đang tiếp diễn, sẽ là một năm khó khăn đối với công tác xuất khẩu nói chung và đối với ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng.

Đối với nền kinh tế Nhật Bản cũng không mấy khả quan, dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2008 của Nhật Bản sẽ tăng ở mức 0,72%. Con số trên

được cho là mức tăng thực chất sau khi loại trừ ảnh hưởng từ sự biến động giá cả

các mặt hàng tiêu dung (nguồn: TTXVN).

Như vậy, sang năm 2009 này kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật Bản sẽ

còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, điều này ít nhiều sẽ gây nhiều cản trở trong việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật.

2.4.1.1.2 Yếu tố Chính trị, Pháp luật, Chính phủ

Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và

được xem là điểm đến đầu tưổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đây là một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của tổ chức Liên hiệp quốc nhiệm kỳ năm 2008-2009. Đây là trong những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản và sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những năm tới. Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng luôn được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ. Điều này được thể hiện thông qua các chính sách của Chính phủ dưới đây:

- Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ bằng việc bãi bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập khẩu gỗ xuống 0%, giảm thuế VAT xuống 5% cho mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

- Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 đã

đặt ra một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, và các văn bản của các Bộ, ngành trong việc phát triển cho ngành xuất khẩu gổ Việt Nam. (xem thêm phụ lục 03- một số văn bản của nhà nước có liên quan đến ngành gỗ).

- Chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu.

- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng đồ gỗ cao cấp làm từ nhóm gỗ 1A trở lên,

đã được chế biến hoàn chỉnh vẫn được xuất khẩu. Sản phẩm này khi xuất khẩu chỉ

cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, không cần xuất trình nguồn gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu nguyên liệu vào xưởng). Đó là nội dung nêu tại công văn số 4719/VPCP-NN ngày 22/8/2007 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Cũng tại Công văn này, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà soát trình Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo điều kiện quản lý thông thoáng cho các hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất phát triển mạnh mẽ. Đây là văn bản ra sau hướng dẫn tại Thông tư số 32/2006/TT- BNN ngày 08.5.2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP là: “Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 1A quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006” thuộc diện cấm xuất khẩu (nguồn: www.vinanet.vn).

- Văn bản số 11270/BTC-CST, ra ngày 23/9/2008 của Bộ Tài chính "Về việc thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu". Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được nữa. Đây là vấn đề mà Bộ Tài chính nên cân nhắc, xem xét lại.

2.4.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ

Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ

gỗ Việt Nam sang Nhật Bản càng có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản chỉ phát triển nhanh từ

mốc thời điểm từ năm 2004 trở lại đây nên máy móc sản xuất chế biến gỗ tương đối

được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Theo kết quả thống kê từ việc thu thập số liệu thực tếở 141doanh nghiệp (90 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Kết quả phân tích cho thấy tổng cộng có 90 doanh nghiêp có máy móc hiện

đại (chiếm 63.8%), 26 doanh nghiệp có máy móc ở mức độ trung bình (chiếm 18.4%) và 25 doanh nghiệp máy móc còn lạc hậu (chiếm 17.7%) (xem thêm ở phụ

lục 11 ).

Nhìn chung, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từĐài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hàn Quốc …và các doanh nghiệp trong nước có tên tuổi và đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải Vy, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, công ty Savimex, Tập đoàn Tiến Timper…, còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độđổi mới máy móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa

đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt mà chỉđầu tư theo đơn hàng.

Sự hạn chế và yếu kém về công nghệ sản xuất do thiếu vốn để đầu tưđổi mới máy móc ít nhiều cũng làm khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có

độ bền cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan…. Đối với thị trường Nhật Bản nổi tiếng với tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng, yêu cầu mẫu mã sản phẩm đa dạng, muốn chinh phục được thị

trường Nhật Bản thì chỉ có cách là phải đổi mới nhanh công nghệ sản xuất. Lời khuyên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nên nhập ngay máy móc, công nghệ sản xuất của chính Nhật Bản hoặc có thể liên kết với chính các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản đề làm ra sản phẩm và sau đó xuất sang Nhật Bản. Và hoặc đầu tư phân xưởng sản xuất ngay tại Nhật Bản, xuất bán thành phẩm từ các doanh nghiệp Việt Nam, sau đó hoàn thành các công đoạn còn lại và tung ra thị trường.

Cách làm này sẽ rất hay nhưng chi phí đầu tư mới nhà xưởng trên đất Nhật sẽ rất cao, nhưng ngược lại sẽ nắm bắt được ngay các thay đổi về thị hiếu, nhu cầu của sản phẩm và nếu doanh nghiệp nào đó có khả năng thực hiện được thì sẽ mang lại hiệu qủa cao.

2.4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên

Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp

đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “ 5 triệu hecta rừng trồng”, và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ

khai thác vẫn chưa đủđáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự

nhiên hiện có của Việt Nam là 9,9 triệu ha và 2,26 triệu ha rừng trồng. Tỷ lệ vốn rừng trên đầu người của ta còn thấp: 0,12 ha/người so với của thế giới là 0,97 ha/người. Nếu như năm 1990, Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m3 gỗ mỗi năm thì đến năm 2000, để đảm bảo môi trường sinh thái và giữ được vốn rừng tự

nhiên, việc khai thác gỗ đã hạn chế sản lượng còn 200.000- 300.000 m3/năm và sẽ

còn giảm tiếp trong những năm tới. Diện tích rừng sản xuất có khả năng cung cấp cho chế biến gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu ha, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm khoảng 1 triệu m3. Nguồn nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất chế biến của toàn ngành gỗở Việt Nam (nguồn: Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015, trang 33). (Xem thêm phụ lục 04 - Thống kê rừng và sản lượng gỗ khai thác qua các năm).

2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô 2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh 2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/ năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ

Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm7,3% thị phần nhập khẩu nước này.

(nguồn: www.taichinhvietnam.com)

Mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) như: Các loại tủ, bàn ghế trong nhà, bàn ghế văn phòng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đang phải

cạnh tranh gây gắt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Inđônêsia… Nhìn chung các sản phẩm nội thất này cũng đa dạng về chủng loại, giá cả tương đối hợp lý, giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và được đánh giá cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam xét về khía cạnh năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, vốn… còn yếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong nước thì chú trọng nhiều vào thị trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp thị, thiếu vốn cho việc đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm bị yếu so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc do có ưu thế

về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam còn hạn chế về chủng loại, ta vẫn phải nhập khẩu số

lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Ngoài ra, do Nhật Bản là nước có khí hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do thiết bị xử lý này rất

đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản đầu tư mua trang thiết bị này (nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản).

2.4.1.2.2. Khách hàng

Nhật Bản với tổng GDP năm 2006 đạt 4.167 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới) - nguồn: www.vnagency.com.vn

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ

Việt Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần nhập khẩu của nước này.

(nguồn: www.taichinhvietnam.com). Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam nói riêng là rất lớn.

Tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày

càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Do tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian rất dài, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân, đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin vào tương lai nền kinh tế của đất

Một phần của tài liệu 183 Hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)