Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn

Một phần của tài liệu 183 Hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 93)

nhân lực

Bô Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các địa phương sát hơn nữa trong việc mở rộng đầu tư thêm trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên về chế biến gỗ,

đào tạo cán bộ quản lý phục vụ cho sự phát triển của ngành gỗ, nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và khu vực Tây Nguyên- là những nơi có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao hàng năm. Liên kết đào tạo với các chương trình quốc tế của các nước về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển của ngành gỗ hoặc cho phép, khuyến khích các doanh nghiệp được phép liên kết trực tiếp với các trường, các tổ chức nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, liên kết với tổ chức JODC của Nhật Bản (về việc cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực), liên kết với các tổ chức nước ngoài chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành gỗ.

3.5.5. Kiến nghịđối với doanh nghiệp

Ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển bền vững tại thị trường Nhật Bản thì doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ phải đứng vững được cảở thị trường nội địa. Đối với thị trường Nhật thì yêu cầu gần như mang tính tuyệt đối là phải biết duy trì chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm. Mặt khác, giá bán phải ổn định, sản phẩm phải luôn được cách tân, cải tiến và đa dạng hoá liên tục. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên mở rộng sang các thị trường khác cũng hết sức tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, thị

trường các nước Đông Âu…Về lâu dài, thị trường nội địa phải được xác định là hậu phương, là thế dựa cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, dường như thị

trường nội địa ít được doanh nghiệp quan tâm và thực tế trong thời gian qua, các doanh nghịêp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đã bỏ ngỏ và vô tình đã để cho các sản phẩm

chính sản phẩm của họ đang chiếm thế thượng phong ngay trên chính sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp phải biết tận dụng lợi thế sân nhà, sức mua của thị trường nội địa đang lên.

3.5.6. Kiến nghịđối với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ởđịa phương

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TPHCM, các Hội ởđịa phương nên củng cố lại hệ thống quản lý thông tin một cách khoa học hơn và toàn diện hơn. Xây dựng kho dữ liệu để phân tích các biến động về giá cả sản phẩm bán ra, giá cả nguyên liệu, phụ liệu, các quy định về Luật pháp có ảnh hưởng

đến sản phẩm đồ gỗ của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU…. Hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên, liên tục những thay đổi từ môi trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, thị trường thế

giới và những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm của ngành. Các doanh nghiệp cần thiết lập website cho riêng mình với đa ngôn ngữ của các nước là thị những trường lớn cho đồ gỗ xuất khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đồng thời trang web này cần phải kết nối trực tiếp với trang web Bộ Công thương.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu mối liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng thương hiệu “chất lượng đồ gỗ

Việt Nam“. Bên cạnh đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần định hướng cho doanh nghiệp, tư vấn về việc sử dụng vốn đầu tư, phân công công đoạn sản xuất, tránh lãnh phí đầu tư mà vẫn đạt được các mục tiêu đầu tư. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc triển lãm về sản phẩm và công nghệ, máy móc nhằm giao thương, học hỏi kinh nghiệm, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm Việt Nam.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam nên kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép được thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay lại, được trực tiếp

đứng ra nhập khẩu nguyên liệu và phân phối lại cho doanh nghiệp

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cần phải định hình và cho các doanh nghiệp thấy được các sản phẩm nào là sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm nào đang có lợi thế trên thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván

nhân tạo..., Sản phẩm nào có thế mạnh, sản phẩm nào là sản phẩm chủ lực, từ đó hướng các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

3.6. Khuyến nghị đối các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản

Để sản phẩm gỗ Việt Nam có được thế đứng vững chắc tại thị trường Nhật Bản, em khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ cần nắm rõ các

điểm sau:

- Đồ gỗ là loại đồ dùng chiếm diện tích nhất trong phòng, để dễ thâm nhập và phát triển mạnh tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản, doanh nghiệp phải chú ý làm sản phẩm kích thước nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu… do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nói chung là nhỏ, dẫn đến kích thước đồ

dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn. Đây là đặc điểm nổi bật cần nắm rõ trước khi xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản;

- Người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm (đen, nâu…);

- Kích thước đỗ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù hợp;

- Nên phối hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, để từđó tạo sự phong phú hơn về mẫu mã, vừa làm tăng giá trị sản phẩm, vừa tạo sựđa dạng cho sự lựa chọn của khách hàng Nhật;

- Nên tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều công dụng khác nhau, do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến tính năng đa dạng của sản phẩm;

- Sản phẩm phải luôn duy trì chất lượng, trong một lô hàng bắt buộc chất lượng của từng sản phẩm phải giống nhau, không được khác nhau;

- Trong việc phân phối sản phẩm đến thị trường Nhật Bản, đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp tuyệt đối phải giao hàng đúng hẹn, không được phép trễ hẹn dù chỉ một lần;

- Đối với các sản phẩm yêu cầu phải được bao gói thì doanh nghiệp phải hết sức chú ý tránh để sản phẩm bị trầy sướt khi vận chuyển, dù chỉ là vết trầy nhỏ. Thông tin của sản phẩm phải thể hiện chi tiết về nguồn gốc của nguyên liệu, kích

thước, điều kiện bảo hành của sản phẩm…ngôn ngữ thể hiện tốt nhất là song ngữ

Anh - Nhật, vì người Nhật chỉ yêu và thích sử dụng tiếng Nhật.

3.7. Khuyến nghị cho việc nghiên cứu tiếp theo

Trong những năm qua, thị trường đồ gỗ Nhật Bản luôn là một trong ba thị

trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này còn khiêm tốn so với mức kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Do

đó, việc em xây dựng nên các chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu trong lúc này sẽ là cần thiết. Và để các chiến lược và các giải pháp đi vào thực tiễn, rất cần công tác nghiên cứu tiếp theo cho việc thực thi chiến lược và kiểm tra tính thực tiễn của chiến lược, giải pháp đã đưa ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc phân tích các cơ sở cho việc đề xuất các chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị

trường Nhật Bản, phân tích ma trận SWOT trên tất cả các khía cạnh từđiểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Rồi từ sự kết hợp hài hòa giữa các điểm mạnh với các cơ

hội, giữa các điểm mạnh với các nguy cơ, giữa các điểm yếu với các nguy cơ, giữa các điểm yếu với các cơ hội đã xây dựng nên các chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược kết hợp về phía sau, chiến lược liên doanh liên kết. Rồi từ ma trân QSPM, chúng ta đã lựa chọn được chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường được xem là hấp dẫn nhất đối với thị

trường đồ gỗ Nhật Bản. Bên cạnh các chiến lược được lựa chọn là các giải pháp để

giải quyết các vấn đề khó khăn về nguyên liệu, vốn, máy móc, công nghệ sản xuất, phát triển nguồn nhân lực. Song hành với việc đưa ra các giải pháp là việc đưa ra các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam… nhằm cải thiện, khắc phục các khó khăn đang tồn tại cho ngành nói chung và cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng.

Trước những khó khăn, bất lợi từ thị trường nội địa, bất lợi từ thị trường thế

giới đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng. Liệu các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể trụ vững trong năm 2009 này và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm

gỗ sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới sẽ luôn là câu hỏi khó. Việc đưa ra các chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh lúc này thiết nghĩ

sẽ là những đóng góp tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiếu thốn, khó khăn tứ bề, có được cái nhìn lại tổng quát toàn cảnh bức tranh mà trong đó có mình, nhìn và thấy được tất cả các khía cạnh từ thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, nhìn lại chính mình. Để từ đó có thể linh hoạt vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích, nhìn lại toàn cảnh bức tranh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, chúng ta thấy rằng ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật có nhiều cơ hội, thuận lợi hơn là khó khăn, thách thức. Minh chứng cho điều đã nói là trong thời gian qua, thị trường Nhật Bản luôn được xem là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành. Ngoài ra, mối quan hệ giữa Việt Nam- Nhật Bản đang được nâng lên tầm đối tác chiến lược, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản ( EPA) chính thức được ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2008- thoả thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư, cùng sự quan tâm và tạo điều kiện từ phía Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản… càng tạo thêm nhiều cơ hội to lớn cho việc đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ

Việt Nam sang thị trường Nhật Bản này. Tuy nhiên, trước sự tác động xấu, bất lợi của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính thế giới, vẫn đang cản bước phát triển của ngành gỗ sang Nhật, làm giảm mức tiêu thụ đối với sản phẩm gỗ. Mặt khác, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản hiện tại vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành. Vì vậy, việc xây dựng các chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng đến đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc này hữu ích và thiết thực. Nhưng việc đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản và hướng tới việc chiếm lĩnh thị trường này quả thực không dễ và rất cần sự chung tay, cùng góp sức của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Gỗ

và Lâm sản Việt Nam… đặc biệt là vai trò chỉ đạo của Chính phủ đối với các Bộ

ngành trong việc tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam, ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp gỗ thu mua nguyên liệu, mua máy móc để sản xuất, xuất khẩu. Đảm bảo duy trì tỷ

giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu được làm từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Mở

rộng định mức cho vay và giãn thời gian trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải hết sức nỗ

của mỗi doanh nghiệp, từ đó khắc phục các khó khăn, thách thức hiện tại thì mới mong đạt được mục tiêu chung và chinh phục được thị trường đồ gỗ Nhật Bản.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

1. Vũ Kim (2005), Vị thế đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới, tạp chí thương mại số 30.

2. Fred R. David (2006), Khái luận Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

3. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (năm 2003), Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu

đồ gỗ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu thương mại, xuất bản.

4. Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹđến năm 2015.

5. Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường EU.

6. Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị

trường EU.

7. Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

8. Nguyễn Quang Thu (2006), Ngành chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại một chặn đường phát triển.

9. Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ.

10. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010, NXB Nông nghiệp.

11. Năm 2007, Báo Hải quan, số (44). 12. Năm 2008, Báo SGGP tháng 04.

Tiếng Anh

13. Michael E. Porter (1996), Competitive Strategy- Techniques for Analyzing Industry ang Competion, NXB Khoa học Kỹ thuật.

14. M.E. Porter (1996), What is Strategy, Haward Business review.

Website Việt Nam

www.vinanet.vn www.taichinhvietnam.com www.itpchochiminhcity.gov.vn www.ecvn.com www.vneconomy.com.vn www.gso.gov.vn www.vietfores.com.vn www.thongtinthuongmaivietnam.vn www.ciem.org.vn www.dpi.hochiminhcity.gov.vn www.kiemlam.org.vn www.mot.gov.vn www.mpi.gov.vn www.vcci.com.vn www.vietrade.gov.vn www.vnexpress.net www.mofa.gov.vn www.chebien.gov.vn

Website nước ngoài

www.worldbank.org www.wto.org

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Những điểm cần lưu ý khi xuất sản phẩm cửa gỗ vào Nhật Bản

* Kênh phân phối và những điểm cần chú ý khi vào thị trường cửa sổ bằng gỗ

Kênh phân phối

Cửa sổ và cửa ra vào thường được những công ty kinh doanh chuyên ngành hoặc các nhà sản xuất Nhật Bản nhập rồi bán qua mạng lưới bán lẻ hoặc qua các nhà thầu xây dựng. Một sô công ty kinh doanh chuyên ngành cũng làm luôn việc bán lẻ.

Một phần của tài liệu 183 Hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)