- Mỗi doanh nghiệp tự tìm hiểu công nghệ từ nhiều nước khác nhau, từ đó tìm ra cho doanh nghiệp mình công nghệ thích hợp cho sản xuất, phù hợp với khả
năng tài chính và trình độ kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ từ
các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan hệ gắn kết với các nhà khoa học trong nước để tìm kiếm công nghệ mới với giá cả
phù hợp, hoặc các doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu cần thiết về nhu cầu công nghệ mà mình đang cần để các nhà khoa học có ý tưởng tạo ra công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thực hiên liên kết lại với nhau để
cùng chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm. Thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ đảm trách và chuyên môn hoá trong từng công đoạn, từng khâu, sau đó gắn kết các công đoạn, các khâu lại với nhau và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản trong sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất sản phẩm thô hoặc chỉ qua chế biến một vài công đoạn và xuất cho các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, sau đó các doanh nghiệp Nhật Bản này sẽ hoàn tất các công đoạn còn lại và cung ứng ra thị
trường.
- Đối với các máy móc, công nghệ sản xuất có giá bán đắt tiền thì các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hoặc mua bằng hình thức thuê tài chính hoặc đàm phán với nhà cung cấp mua trả chậm. Hoặc cùng góp vốn mua và cùng nhau sản xuất.
3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực * Về phía Nhà nước: