sản phẩm gỗ sang Nhật.
- Về phía các doanh nghiêp, ngoài kênh vay vốn truyền thống trực tiếp từ các ngân hàng, các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết, sáp nhập lại với nhau để
cùng hỗ trợ vốn cho nhau đầu tư mua mới máy móc, thiết bị mới, nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Các doanh nghiệp tự rà soát, sắp xếp, phân bổ tài chính một cách khoa học, đầu tư có trọng điểm theo thứ tự ưu tiên, lấy ngắn nuôi dài. Về lâu dài, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, thu hút vốn từ các doanh nghiệp khác thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khoán trong nước và cả thị
trường chứng khoán ở nước ngoài như công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành
đã và đang làm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng liên doanh, liên kết với chính các đối tác nước ngoài cùng ngành đang hoạt động tại Việt Nam, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản ngay tại Nhật Bản, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ quốc tế, tận dụng các chương trình tín dụng ưu
đãi của các tổ chức quốc tế.
- Về phía Chính phủ, Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho doanh nghiêp vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay ngoại tệ để
mua nguyên liệu, mua máy móc cho sản xuất. Về lâu dài, Chính phủ cho phép các ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp, ngân hàng cho doanh nghiệp vay dài hạn, có thể cho doanh nghiệp vay đến bảy, mười năm hoặc đến mười lăm năm, phù hợp
với chu kỳ khai thác nguyên liệu. Ngoài ra, Chính phủ cho phép ngân hàng phối hợp cùng doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ngân hàng đứng phía sau giữ
vai trò làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp mua nguyên liệu, mua máy móc, còn doanh nghiệp thì trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.