Ảnh hưởng của tổn thương xoang hàm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp với nắn chỉnh xương (Trang 25 - 26)

Tổn thương xoang hàm có thể ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm (khít hàm), thị giác, dây thần kinh dưới ổ mắt và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, cụ thể:

•Khít hàm: do sự co cứng của cơ thái dương vì các mảnh gãy xương cắm vào hoặc mảnh gãy XGM cản trở mỏm vẹt hạn chế há miệng. Há miệng của người bình thường là từ 3-4 cm (khoảng 2 khoát ngón tay), há miệng hạn chế kéo dài sẽ gây ra cứng khớp. Cần phân biệt khít hàm do đau hoặc do tổn thương thực thể.

• Thị giác: vỡ xoang hàm có thể đi kèm theo vỡ SOM (vỡ kiểu Blow-out), rách bao quanh ổ mắt, thoát vị một phần các tổ chúc quanh nhãn cầu như: mỡ quanh ổ mắt, kẹt cơ trực dưới hay cơ chéo dưới [33], đưa đến các hiện tượng:

◦ Rối loạn vận nhãn.

◦ Lõm mắt: do thoát vị các tổ chức vào xoang hàm.

◦ Song thị: cần phân biệt phù nề do chấn thương hoặc chấn thương thực thể (do kẹt cơ trực hoặc lệch trục mắt hoặc cả hai).

◦ Sa góc mắt sau chấn thương: dây chằng góc mắt trong bám vào mào lệ trước và mào lệ sau hoặc dây chằng góc mắt ngoài bám vào ụ lồi Whitnal của ổ mắt (ở 1cm dưới khớp gò má trán, trên mặt trong của mỏm trán XGM). Vỡ phức tạp hàm gò má thường đi kèm với sa góc mắt xuống dưới và ra ngoài [15], [26].

•Dây thần kinh DOM: Rãnh thần kinh DOM có thể bị tổn thương gây chèn ép hoặc đứt làm giảm hoặc mất cảm giác vùng tương ứng (má, cạnh mũi, môi trên, tê các răng hàm trên).

•Ảnh hưởng về thẩm mỹ: mất cân xứng của khuôn mặt, mất cân đối gò má 2 bên, sa trễ góc mắt ngoài bên tổn thương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp với nắn chỉnh xương (Trang 25 - 26)