ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1.2. Khám lâm sàng
Bên chấn thương.
• Ghi nhận tất cả các triệu chứng lâm sàng.
• Phân tích tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
• Đánh giá giá trị các triệu chứng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng Các triệu chứng lâm sàng được khảo sát bao gồm triệu chứng chức năng và triệu chứng thực thể, sắp xếp theo hai nhóm: triệu chứng nguyên phát và triệu chứng thứ phát.
o Triệu chứng nguyên phát
Triệu chứng nguyên phát là những triệu chứng của gãy xương nói chung, gồm có:
• Sưng nề, đau chói.
• Gián đoạn xương, mất liên tục bờ ổ mắt. • Mất cân đối gò má.
o Triệu chứng thứ phát
Triệu chứng thứ phát là những triệu chứng do đường gãy đi qua các cấu trúc giải phẫu liên quan, làm tổn thương các cấu trúc này gây ra.
Chảy máu mũi, biến dạng mũi, cản trở đường thở, rối loạn khứu giác.
o Triệu chứng liên quan xương hàm trên
Tổn thương thần kinh DOM được đánh giá bằng hỏi bệnh và thăm khám mức độ nhận cảm xúc giác vùng môi, cánh mũi và các răng cửa, răng hàm nhỏ cùng bên. Mức độ tổn thương được đánh giá là mất hoàn toàn cảm giác (cảm giác nhiệt, đau, xúc giác), mất cảm giác xúc giác ở mức độ đáng kể và nhẹ.
o Triệu chứng liên quan vận động hàm dưới
Triệu chứng liên quan đến hàm dưới chính là vận động xương hàm dưới, với biểu hiện:
• Há miệng hạn chế.
• Sai khớp cắn.
• Khít hàm.
o Triệu chứng liên quan ổ mắt và tổ chức bên trong
Triệu chứng liên quan đến ổ mắt và tổ chức bên trong khá đa dạng, nhưng chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các triệu chứng quan trọng bao gồm:
• Bầm tím mi mắt, xuất huyết dưới kết mạc.
• Rối loạn vận động nhãn cầu và song thị.
• Tình trạng thị lực.
Hình 2.1. Khám vận động nhãn cầu [102].
Khám vận động nhãn cầu để đánh giá hoạt dộng các cơ và xác định nguyên nhân song thị là do liệt cơ hay kẹt cơ.
Thị lực được đánh giá là nhìn rõ hay giảm thị lực. Trường hợp giảm thị lực sẽ chuyển khám chuyên khoa mắt.