Kiểm tra nhai

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 91 - 92)

Ngựa: đầu ngẩng hoặc cúi khi nhai, miệng ngậm Trâu bò: thường ngẩng đầu khi nhai, há miệng Rối loạn khi nhai

- Nhai chậm, thỉnh thoảng ngừng nhai: do sốt cao, bệnh dạ dày. - Nhai nhẹ, nhai đau: bệnh ở răng, viêm lợi.

- Hàm răng khép chặt lại: gặp trong bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm, chó dại (có khi là nhai không hay còn gọi là nghiến răng).

Nhai lại: đây là một đặc điểm sinh lý bình thường của loài nhai lại, nó liên hệ mật thiết với hoạt động bình thường của dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Kiểm tra nhai lại không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có thể đánh giá được tiên lượng.

Nhai lại là một phản xạ phức tạp: đầu tiên thức ăn chứa trong dạ tổ ong kích thích cơ quan thụ cảm ở rãnh thực quản và dạ tổ ong. Những xung động theo thần kinh hướng tâm của thần kinh giao cảm truyền đến trung khu nhai lại, đến hạch thần kinh mê tẩu, phản xạ tiếp tục theo dây li tâm của thần kinh mê tẩu truyền đến rãnh thực quản, dạ tổ ong, cơ vân của thực quản và hầu. Các cơ co bóp đẩy thức ăn ngược trở lại miệng, để nhai lại và nuốt thẳng xuống dạ lá sách, rồi dạ múi khế. Thức ăn trong dạ tổ ong ít dần, áp lực trong dạ lá sách, dạ múi khế tăng dần làm mất hưng phấn ở trung khu nhai lại, dẫn đến con vật thôi không nhai lại. Quá trình trên lại được lặp lại khi con vật tiếp tục ăn vào.

Bò khoẻ: sau khi ăn 30 - 90 phút bắt đầu nhai lại, mỗi lần nhai kéo dài 50 - 60 - phút, mỗi miếng nhai lại 40 - 80 lần, một ngày đêm nhai lại 6 - 8 lần.

Dê, cừu nhai lại nhanh hơn bò và khi gặp những kích thích lạ thì ngừng lại, rồi lại nhai tiếp.

khác.

giờ.

Nhai lại thay đổi là dấu hiệu bệnh lý ở dạ dày trước, các bệnh gây sốt cao và nhiều bệnh - Nhai lại chậm và yếu: sau khi ăn, nhai lại xuất hiện chậm, động tác kéo dài và yếu. - Số lần nhai lại ít và ngắn: có khi 1 - 3 lần/ngày đêm, mỗi lần nhai lại không quá nửa

- Nhai lại đau lúc đẩy thức ăn lên: trong bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật.

- Mất phản xạ nhai lại: bội thực dạ cỏ, đầy hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, viêm dạ múi khế, nghẽn dạ lá sách, liệt sau khi đẻ, xeton huyết, trúng độc...

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w