Kiểm tra thân nhiệt

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 31 - 38)

II. Khám bệnh

6.Kiểm tra thân nhiệt

Cơ thể khoẻ mạnh có thân nhiệt ổn định do cơ thể luôn luôn cố giữ thế cân bằng giữa lượng nhiệt tạo ra và hấp thu được với lượng nhiệt thải ra môi trường. Dù sống nơi băng tuyết Xibia hay dưới nắng lửa xích đạo, động vật đẳng nhiệt luôn giữ được thân nhiệt của mình ở mức nhất định.

Nhiệm vụ điều hoà nhiệt độ này thuộc về bộ da. Làn da cùng với tứ chi thuộc “vùng vỏ nhiệt”, có nhiệt độ ngoại vi dao động ít nhiều. Nó chịu nóng, chịu lạnh để bảo vệ não và nội tạng.

Da bàn tứ chi bao giờ cũng mát hơn da thân. Người xưa cho rằng cơ thể cũng như vạn vật, đều do “ngũ hành” (trong đó có "hỏa") sinh ra. Trái tim được coi như một lò lửa sưởi ấm toàn thân. Do nhận thấy hai vật cọ vào nhau thì nóng ran và khi sốt thì mạch thường nhanh nên có quan điểm cho rẳng việc tim bơm máu xiết vào thành mạch đã tạo nên thân nhiệt. Nhưng điều đó là không đúng. Nhà bác học Italia Boreli đã đem cái nhiệt kế ông vừa phát minh ra để đo nhiệt độ ở tim một con hươu và nhận thấy tim chẳng nóng hơn gan, phổi, ruột... chút nào. Ông kết luận rằng tim không sinh nhiệt mà chỉ truyền nhiệt.

Lavoadie (Pháp) và Lomonoxop (Nga) cắt nghĩa rằng ngọn lửa là kết quả của một quá trình ôxy hoá. Thân nhiệt cũng do sự đốt cháy chậm thức ăn trong ôxy dưới tác dụng của các men tạo nên. Một phần năng lượng từ thức ăn sẽ chuyển hoá, toả thành nhiệt; một phần được dự trữ, chủ yếu trong hợp chất ATP. Việc vận động cơ bắp làm tăng sinh nhiệt, thúc đẩy quá trình ôxy hoá đó.

Sinh nhiệt là một hiện tượng hoá học. Còn thải nhiệt (chủ yếu qua da) lại là một hiện tượng vật lý. Bình thường, cơ thể thải nhiệt bằng 4 con đường: bức xạ ( 30-60%), dẫn truyền, đối lưu (trao đổi nhiệt qua không khí) và toát mồ hôi (25%). Khi môi trường nóng hơn thân

nhiệt thì bức xạ, dẫn truyền hay đối lưu chỉ thu thêm nhiệt vào cơ thể chứ không thải chút nhiệt nào. Lúc này, đường thải nhiệt duy nhất là bốc hơi nước, mồ hôi, hơi thở.

Trận tuyến chống nóng lạnh, bảo vệ sự ổn định của thân nhiệt được cơ thể bố trí rất chu đáo. Trên mặt da có những thụ thể nhận biết nóng lạnh. Chúng truyền tin về trung tâm điều hoà sự sinh nhiệt và thải nhiệt ở vùng dưới đồi của não. Nhiệt độ của dòng máu cũng được thông báo về đây. Nhận tin, bộ chỉ huy điều nhiệt liền phát đi những mệnh lệnh đối phó với nóng lạnh, truyền qua các đường thần kinh và thể dịch tới các cơ quan thực hiện như hạch mồ hôi, cơ bắp, tim mạch, phổi, tuyến nội tiết v.v…

Nhiệt môi trường tăng dần, đến một mức nào đó sẽ khiến mồ hôi chảy, sau đó là mạch tăng, rồi thân nhiệt cũng tăng. Nhưng mồ hôi sẽ ngừng tăng khi đến một lượng tối đa trong khi mạch và thân nhiệt còn tăng tiếp.

Tóm lại, thân nhiệt được tạo ra do các phản ứng oxy hóa trong cơ thể, các phản ứng sinh hóa sảy ra đốt cháy nguyên liệu tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động và sản sinh nhiệt lượng. Mặt khác thân nhiệt có được do hấp thu nhiệt từ bên ngoài môi trường.

Loài cá có thân nhiệt không ổn định và được xếp vào loài động vật biến nhiệt.

Đa số các loài động vật khác (động vật có vú, gia cầm) nhờ thần kinh phát triển, chức năng điều tiết thân nhiệt hoàn chỉnh thì thân nhiệt ổn định trong những điều kiện sống khác nhau. Sở dĩ thân nhiệt giữ được ở mức ổn định là nhờ có quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt xảy ra ở cơ thể.

Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Tăng sinh nhiệt khi quá trình oxy hóa tăng, tức là quá trình trao đổi chất và năng lượng tăng.

Toả nhiệt là một quá trình xảy ra thường xuyên song song với quá trình sinh nhiệt, toả nhiệt là thải bớt nhiệt từ cơ thể ra ngoài để cơ thể khỏi bị nóng lên. Toả nhiệt được thực hiện dưới 3 hình thức: bức xạ, bốc hơi và truyền nhiệt.

Thân nhiệt của các loài vật khác nhau thì khác nhau. Thân nhiệt biến đổi trong phạm vi sinh lý phụ thuộc vào những nhân tố như: tuổi, giống, tính biệt, nghỉ hay hoạt động, trạng thái sinh lý, thời gian một ngày đêm.

a) Ý nghĩa của việc đo thân nhiệt

Đo thân nhiệt là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh, thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường là triệu chứng quan trọng. Sự thay đổi về thân nhiệt không chỉ giúp:

- Chẩn đoán bệnh, là căn cứ để phán đoán tính chất, mức độ và quá trình tiến triển của bệnh;

- Chẩn đoán bệnh cấp tính hay mãn tính: bệnh cấp tính thường gây sốt cao (viêm phổi, dịch tả lợn, dịch tả trâu bò); những bệnh mãn tính thường không gây sốt hoặc sốt nhẹ (bệnh lao, viêm phế quản mãn tính).

- Chẩn đoán phân biệt: ví dụ phổi khí thũng, viêm ruột thể ca ta thì gia súc không sốt. Nhưng viêm phổi, viêm ruột thì con vật sốt cao; viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên xuống, còn viêm phổi thùy thì sốt liên miên.

Đo thân nhiệt hàng ngày cho phép ta biết được thân nhiệt của từng cá thể ở trạng thái sinh lý để tránh sự hiểu lầm khi căn cứ vào khoảng giao động về thân nhiệt của từng loài.

Loài vật Thân nhiệt (oC)

Trâu 37 - 38.,5

Bò 37,5 - 39,5

Dê, cừu 38,5 - 40

Ngựa, la, lừa 37,5 - 38,5

Lợn 38 - 40 Chó 37,5 - 39 Mèo 38 - 39,5 Thỏ 38,5 - 39,5 Gà 40- 42 Vịt 41 - 43 Ngan 41 - 43

Trong quá trình điều trị bệnh, đo thân nhiệt còn giúp chúng ta biết được hiệu quả của điều trị và tiên lượng của bệnh. Điều trị đúng và có kết quả thì thân nhiệt sẽ hạ dần tới mức bình thường. Nhưng cần chú ý nếu đang sốt cao mà thân nhiệt tụt xuống đột ngột là triệu chứng của bệnh trầm trọng. Do vậy việc theo dõi thân nhiệt hàng ngày rất quan trọng.

Trong cùng một điều kiện sống, con vật non thân nhiệt cao hơn con vật trưởng thành, già;

Thân nhiệt của con đực cao hơn con cái.

Giống cao sản có thân nhiệt thấp hơn giống thấp sản.

Khi giận giữ và trong thời gian động dục thân nhiệt tăng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lúc hoạt động, thân nhiệt cao hơn lúc nghỉ ngơi, khi con vật lao tác dưới trời nắng nóng thì thân nhiệt có thể cao hơn bình thường 1 - 1,8oC, khi ăn thân nhiệt cao hơn 0,2 - 1oC.

Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất vào lúc 1 - 5 giờ sáng và cao nhất vào 4 - 6 giờ chiều.

Nhiệt độ môi trường ngoài cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới thân nhiệt, mùa rét thân nhiệt tăng để chống rét, mùa nóng cơ thể nhân nhiệt từ bên ngoài làm thân nhiệt cũng tăng lên.

Thông thường thân nhiệt giao động trong vòng 1oC là dao động sinh lý. Nếu vượt quá 1oC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của cơ thể.

Khi thân nhiệt vượt khỏi phạm vi sinh lý thì không nên nghi ngay đó là biểu hiện bệnh lý, mà phải kiểm tra các mặt khác vì có trường hợp thân nhiệt tăng một cách sinh lý (khi con vật vận động, thân nhiệt có thể tăng từ 1 - 3oC, khi con vật động dục, hưng phấn, thân nhiệt cũng tăng).

b) Cách đo thân nhiệt

Thông thường dung thang chia độ là độ C (Celsius). Gia súc dùng nhiệt kế 42 oC, gia cầm dùng nhiệt kế 100 oC.

Nhưng cũng có thể dùng thang độ F (Fahrenheit). Sự quy đổi từ oC sang oF như sau: Thân nhiệt oF= chỉ số oC * 1,8 + 32

Thân nhiệt oC = (chỉ số oF - 32) : 1,8

Để kết quả chính xác, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, trước khi đo phải vẩy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch cuối cùng.

- Vị trí đo Với gia súc:

Con đực đo thân nhiệt ở trực tràng, ở miệng (trong trường hợp con đực bị viêm trực tràng, trực tràng lòi ra ngoài. Nhưng rất nguy hiểm vì con vật có thể cắn vỡ nhiệt kế).

Con cái có thể đo ở trực tràng, âm đạo. Lưu ý nhiệt độ ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ trong máu 0,5 – 1 oC; nhiệt độ ở âm đạo thấp hơn nhiệt độ ở trực tràng 0,2 - 0,5 oC; nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,5 ºC.

Gia cầm đo thân nhiệt ở nách cánh. 3. Phương pháp đo

Phải sát trùng nhiệt kế trước và sau khi đo. Trước khi đo nên làm trơn nhiệt kế bằng vazơlin hoặc bằng nước, tránh làm sây sát niêm mạc nơi đo.

Khi cắm nhiệt kế phải làm sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc được với niêm mạc nơi đo, tránh hiện tượng cắm đầu nhiệt kế vào giữa cục phân làm cho kết quả thu được không chính xác.

Con vật lớn cắm gần ngập nhiệt kế, con vật nhỏ cắm sâu 1/2 - 1/3 nhiệt kế. Sau 3 - 5 phút thì rút ra đọc kết quả.

Khi đo tránh đuổi bắt con vật vì như thế thân nhiệt có thể tăng cao hơn bình thường. Tùy từng loài, tùy từng cá thể mà phải tính đến chuyện an toàn cho người đo, đặc biệt khi đo thân nhiệt cho ngựa thì phải cố định thật chắc chắn vì ngựa có thần kinh rất mẫn cảm, hay đá; đo cho chó thì phải cố định mõm chó.

4. Những rối loạn về thân nhiệt a). Sốt (Fever, Febris)

Sốt là một phản ứng của toàn bộ cơ thể nhằm tăng cường hoạt động các chức năng để chống lại nguyên nhân gây bệnh. Thông thường thân nhiệt tăng cao hơn bình thường 0,5oC mà không nằm trong các trường hợp sinh lý thì được coi là sốt. ở một ngưỡng nào đó (thân nhiệt tăng cao hơn bình thường 1oC) thì phản ứng sốt được coi là có lợi, nhưng nếu sốt quá ngưỡng có thể dẫn tới những tai biến gây hại cho cơ thể.

Nguyên nhân gây sốt thường do protein lạ và các sản phẩm phân giải của nó; độc tố của vi khuẩn, vi rút; các chất hóa học sản sinh trong quá trình dị ứng, quá trình viêm như histamin, serotonin; một số kích tố như adrenalin, parathyrosine; hoặc khi con vật bị tiêm nước muối hoặc đường có nồng độ cao. Các tác nhân này tác động tới trung khu điều hòa thân nhiệt ở thùy sau của vỏ não làm cho quá trình điều hòa thân nhiệt bị rối loạn và gây sốt.

+ Kỳ thân nhiệt tăng (Stadium incrementi): thân nhiệt tăng nhanh hoặc chậm, tăng từ nửa giờ đến vài ngày. Mạch quản dưới da co lại, con vật thở nhanh, ủ rũ, tiêu hóa giảm, mạch nẩy, run rẩy.

+ Kỳ sốt cao (Stadium fastigii): thân nhiệt ngừng tăng lên và duy trì theo thể sốt liên miên hay lên xuống hàng giờ đến hàng tuần. Niêm mạc đỏ ửng, sinh nhiệt và toả nhiệt đều tăng.

+ Kỳ hạ sốt (Stadium decrementi): các chất sinh nhiệt bị phân giải, sinh nhiệt giảm, mạch quản giãn, toả nhiệt tăng, con vật ra nhiều mồ hôi và thân nhiệt trở lại bình thường. Thân nhiệt hạ nhanh trong vài giờ hoặc chậm trong vài ngày mới trở lại mức bình thường.

- Những rối loạn của cơ thể khi bị sốt

+ Cơ thể run: hiện tượng này thấy rõ ở lợn. Do các chất hóa học sản sinh trong quá trình sốt tác động tới thần kinh cơ làm cho cơ co rút gây nên hiện tượng run. Run không theo ý muốn của bản thân con vật. Hiện tượng run cũng xảy ra khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể có những phản ứng mãnh liệt để chống rét.

+ Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: sốt cao làm cho thần kinh bị hưng phấn, cơ thể phải thích ứng bằng cách tăng thải nhiệt dẫn đến tim đập nhanh, mạch nhanh, mạch nẩy. Sốt cao 1oC, mạch có thể tăng 8 - 10 lần. Sốt làm cơ thể mất nước, máu bị cô đặc, độ nhớt máu tăng làm cho tim hoạt động quá tải. Nếu kéo dài có thể gây suy tim, huyết áp hạ và ứ máu toàn thân. Sốt hạ mà tần số mạch không giảm là biểu hiện của suy tim.

+ Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: khi sốt thường kèm theo hô hấp bị rối loạn. Máu nóng vá các sản phẩm toan tính tác động vào trung khu hô hấp làm cho con vật thở nhanh và sâu. Đây cũng là phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm tăng quá trình thải nhiệt để cân bằng nhiệt cho cơ thể.

+ Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: sốt cao con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, nôn mửa; chức năng phân tiết, nhu động của dạ dày - ruột đều giảm, gây táo bón. Loài nhai lại có thể bị nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ.

+ Ảnh hưởng đến hệ tiết niệu: lúc mới sốt, do huyết áp tăng, lượng máu đến thận nhiều, nên lượng nước tiểu tăng. Sau giai đoạn sốt cao, máu bị cô đặc, lượng nước tiểu giảm và có tỉ trọng và độ nhớt cao, lượng cặn vô cơ ít; có thể xuất hiện albumin niệu. Trong nước tiểu nếu thấy tế bào thượng bì thận, tế bào bàng quang, trụ niệu là biểu biện bệnh rất nặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: thần kinh bị ức chế, con vật ủ rũ, co giật hoặc mê man. + Ảnh hưởng đến máu: Trong khi sốt cao thấy bạch cầu trong máu tăng, công thức bạch cầu nghiêng hữu; có khi thấy hồng cầu bị biến dạng.

- Các loại hình sốt

Căn cứ vào mức độ sốt, thời gian sốt, đường biểu diễn sốt để phân loại các loại hình sốt. * Phân loại sốt theo mức độ

+ Sốt cao: thân nhiệt tăng hơn bình thường từ 2 - 3oC. + Sốt vừa: thân nhiệt tăng hơn bình thường từ 1 - 2oC. + Sốt nhẹ: thân nhiệt tăng 1oC so với bình thường * Phân loại sốt theo thời gian

+ Sốt cấp tính (Febris acuta): sốt trong vòng 2 tuần, có khi kéo dài đến gần một tháng. Loại sốt này thường thấy trong trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, như nhiệt thán, viêm phổi - phế quản truyền nhiễm.

+ Sốt á cấp tính (Febris subacuta): sốt kéo dài đến một tháng rưỡi. Thường gặp trong bệnh tỵ thư ngựa, bệnh huyết ban, bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa, trong bệnh viêm phổi - phế quản.

+ Sốt mãn tính (Febris chonica): sốt kéo dài hàng tháng đến hàng năm. Thường gặp trong bệnh lao, tỵ thư, tiên mao trùng thể mãn tính.

+ Sốt đoản kỳ (Febris aephemea): sốt vài giờ đến 2 ngày. Thường do tiêm huyết thanh, do thử phản ứng Tuberculin (xét nghiệm lao), phản ứng Malein (xét nghiệm tỵ thư); do rối loạn tiêu hóa.

* Phân loại sốt theo đường biểu diễn sốt

- Các loại sốt định hình: là sốt theo một đường biểu diễn nhất định, bao gồm:

+ Sốt liên miên (Febris continua): sốt cao và thân nhiệt lên xuống trong một ngày không quá 1oC. Thân nhiệt tăng nhanh và hạ sốt cũng nhanh, con vật toát nhiều mồ hôi.

+ Sốt lên xuống (Febris remittens): thân nhiệt lên xuống trong một ngày không quá 1 - 2 oC. Lúc sốt thân nhiệt tăng chậm và hạ sốt cũng từ từ, con vật toát mồ hôi. Thường gặp trong các bệnh gây bại huyết.

+ Sốt cách nhật (Febris intermittens): thời kỳ sốt và thời kỳ không sốt xen kẽ lẫn nhau; thời kỳ không sốt không cố định, có thể kéo dài 1- 3 ngày hay lâu hơn nữa. Gặp trong bệnh tiên mao trùng trâu, bò, ngựa.

+ Sốt hồi quy (Febris recurrens): sốt cao trong vài ngày, trong thời gian này có thể sốt liên miên hoặc lên xuống. Sau đó thân nhiệt xuống mức bình thường và khoảng 6 - 8 ngày sau lại sốt lại. Lúc sốt con vật run rẩy và vã mồ hôi. Trường hợp này gặp trong bệnh thiếu máu truyền nhiễm cấp tính và mãn tính của ngựa.

- Các loại sốt bất định hình: là sốt không theo một đường biểu diễn nào cả vì biến động của thân nhiệt không có quy luật. Trường hợp này gặp trong bệnh tỵ thư cấp tính, viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, viêm họng.

b) Thân nhiệt thấp hơn bình thường (nhiệt nhược)

Thân nhiệt thấp hơn bình thường ít gặp hơn là sốt và thường rất khó chữa. Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 31 - 38)