Điện tâm đồ

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 45)

Khi dòng điện phát sinh trong tim thì nó tạo ra một từ trường lan toả khắp cơ thể, vì vậy người ta có thể dùng điện kế cực nhạy để ghi lại đồ thị hoạt động của dòng điện đó. Khi hưng phấn, tim phát ra dòng điện hoạt động theo một quy luật nhất định. Lúc tim bị bệnh thì dòng điện này thay đổi. ứng với mỗi loại bệnh thì có sự thay đổi khác nhau. Vì vậy dựa vào điện tim người ta có thể chẩn đoán được bệnh tim.

Năm 1843, người ta đã phát hiện ra hiện tượng điện trong một quả tim cô lập. Năm 1856, lần đầu tiên vẽ được sơ đồ điện sinh vật của tim ếch. Năm 1887 đã ghi được dòng điện sinh vật ở tim người trên một đồ thị khá đơn giản. Cho đến năm 1903, Einthoven mới sáng chế được điện tâm kế nhạy, nó cho phép ghi lại được những điện tâm đồ đầy đủ như ngày nay.

1. Điện tim.

Khi một tổ chức hay một khí quan hưng phấn thì bộ phận đang hưng phấn mang điện âm (-) so với bộ phận tĩnh tại. ở tim, nốt Keith-Flack là khởi điểm điện âm của tim, là nguồn gốc sản sinh ra hưng phấn. Hưng phấn lan dần xuống dưới, đến nốt Aschoff- Tawara, theo bó His, chùm Purkinje đến tâm thất. Các cơ tâm thất lần lượt hưng phấn theo thứ tự xung động truyền đến. Khi hưng phấn ở đáy tim lan đến đỉnh tim thì điện (-) cũng mạnh dần về phía đỉnh tim và đỉnh tim hình thành điểm điện âm mạnh nhất. Nếu mắc một điện kế vào chỗ gần với hai đầu một tổ chức hay khí quan đang hoạt động thì sẽ ghi được dòng điện sinh vật trên.

Dòng điện do tim phát ra truyền đến toàn thân, hình thành trên cơ thể những điểm mang điện (-) hoặc dương (+) với cường độ khác nhau. Dùng một điện tâm kế nối với hai điểm mang điện khác dấu (+) và (-) trên bề mặt cơ thể sẽ ghi được dòng điện do tim hoạt động phát ra. Dòng điện ấy được ghi trên một đồ thị gọi là điện tâm đồ.

Tim ngựa: 3/5 tim ở mé trái, đáy ở gần cao bằng nửa ngực, đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái, cách xương ức 2cm. Bờ trước mé trái tim đến xương sườn 2, bờ sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 - 4.

Tim lợn: khoảng 3/5 bên mé ngực trái, đáy tim ở giữa ngực, đỉnh tim về phía dưới, đến chỗ tiếp nhau giữa phần sụn của sườn 7 và xương ngực, cách xương ngực 1,5 cm.

Tim chó: khoảng 3/5 bên mé ngực trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nghiêng về sau, xuống dưới đến phần sụn của xương sườn 6 - 7, có khi đến sụn xương sườn 8, cách xương ức 1 cm.

II. Khám tim. 1. Nhìn vùng tim.

Chú ý hiện tượng tim đập động. Tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực ở vùng tim, do thành ngực thay đổi lúc tim co bóp. ở động vật lớn như trâu, bò, ngựa, lạc đà, tim đập động là thân tim đập vào vách ngực; ở động vật nhỏ lại do đỉnh tim đập vào thành ngực.

Tim đập động có thể thấy rõ ở những gia súc gầy, nhất là ở chó. Gia súc béo thường khó thấy hiện tượng này.

2. Sờ vùng tim.

Sờ nắn vùng tim có thể biết được vị trí, cường độ, thời gian tim đập và tính mẫn cảm của tim.

ở gia súc lớn, phía bên trái khoảng sườn 3, 4, 5 có thể sờ được vùng tim đập động. ở trâu bò, vùng tim đập động rộng, khoảng 5 - 7 cm2, ở những con nhỏ thì 2 - 4 cm2, ở ngựa rộng khoảng 4 - 5 cm2.

ở lợn, vùng tim đập động rộng khoảng 3 - 4 cm2. ở những lợn béo thường không sờ thấy.

ở chó, mèo và những gia súc nhỏ khác, vùng tim đập động nằm ở khoảng sườn 3 - 4. Con vật to, nhỏ khác nhau, độ béo không đồng đều, nên vùng tim đập động cũng khác nhau. Để có những cảm giác đúng, phán đoán chính xác, cần phải thực tập nhiều trên gia súc.

Sờ vùng tim cần chú ý:

a) Lực đập: tim đập động mạnh yếu phụ thuộc vào tim co bóp mạnh yếu, tình trạng tổ chức dưới da vùng ngực và thành ngực dày hay mỏng.

+ Tim đập động mạnh hơn bình thường là do tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim thứ nhất tăng.

cao gây nên, có thể gặp trong bệnh viêm nội tâm mạc, teo phổi, trúng độc atropin. Trường hợp tim đập rất mạnh thường do viêm cơ tim cấp tính hay trong bệnh thiếu máu truyền nhiễm.

+ Tim đập động yếu, lực đập yếu, diện tích đập động nhỏ. Gặp trong trường hợp thành ngực thuỷ thũng, lồng ngực tích nước, phổi khí thũng, suy tim...

Vị trí vùng tim đập động có thể thay đổi do các khí quan lân cận, do khối u hay dịch thẩm xuất chèn đẩy mà gây nên.

Lưu ý: lợn và gia cầm không bắt được mạch do lợn có lớp mỡ và da dày làm mạch quản ẩn sâu bên trong nên không cảm giác được mạch đập; gia cầm do mạch quá nhỏ, nằm sâu và mạch đập rất nhanh nên cũng không bắt mạch được.

2.2. Phương pháp bắt mạch.

Phải để cho con vật yên tĩnh và bắt mạch vào một thời gian nhất định trong ngày. Thường bắt mạch bằng tay. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đè nhẹ lên động mạch, lần qua

lần lại để tìm. Tuỳ theo mạch to, nhỏ mà đè tay mạnh hay yếu, miễn là làm sao tìm được cảm giác mạch đập được rõ.

Kiểm tra mạch đập cần chú ý tần số, tính chất và nhịp điệu của mạch.

3. Tần số mạch

Tần số mạch là số lần mạch đập trong một phút. Nếu khi bắt mạch mà gia súc không đứng yên thì ta bắt mạch từ 3 – 4 lần và sau đó lấy kết quả trung bình.

Các yếu tố ảnh hưởng tới mạch đập: chế độ làm việc, khi trời nóng bức, ăn no, giống, tính biệt...

Mạch đập là do tim đập, nhưng tần số mạch đập có lúc không phải là tần số tim đập. Ví dụ trong trường hợp tính chất tiếng tim thay đổi, có thể nghe được những lần đập phụ nhưng bắt mạch sẽ không thấy vì những lần đập phụ đó rất nhẹ. Tần số tim đập thường lớn hơn tần số mạch đập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạch đập liên quan chặt chẽ với hoạt động của phổi. ở con vật khoẻ, tần số mạch đập và tần số hô hấp tỷ lệ với nhau.

Ví dụ: ở ngựa khoẻ, tỷ lệ giữa tần số hô hấp và tần số mạch đập là 1/3 (14/42), có khi là 1/4, 1/5. Nhưng nếu tỷ lệ đó thay đổi nhiều là dấu hiệu bệnh lý. Chẳng hạn khi ngựa bị viêm phổi, tỷ lệ đó là 1/1.

3.1. Mạch đập nhanh: do tim đập nhanh. Các nguyên nhân làm tim đập nhanh

Do sốt cao: các loại độc tố sinh ra lúc sốt ảnh hưởng đến nốt Keith- flack, hoặc tác động lên cơ quan thụ cảm của tim. Thân nhiệt tăng 10C, tần số tim tăng 8 - 10 lần.

Các bệnh truyền nhiễm cấp tính, các chứng viêm cấp.

Khi bị suy tim: Lực đập của tim yếu, mỗi lần tim đập đẩy máu ra được ít, nên tim phải đập nhanh để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể và dẫn đến tần số mạch tăng.

Các trường hợp thiếu máu cấp tính, mãn tính, huyết áp hạ, viêm cơ tim, viêm bao tim, bệnh ở van tim; những bệnh gây đau đớn kịch liệt, thần kinh bị kích thích, trúng độc, giãn dạ dày, ruột, tắc ruột, viêm ruột, lồng xoắn ruột.

Dây thần kinh mê tẩu bị tê liệt: do tác dụng của thuốc atropin, hoặc do viêm não. Các nguyên nhân trên làm tim đập nhanh, từ đó làm tần số mạch đập cũng tăng lên. 3.2. Tần số mạch giảm

Tần số mạch giảm là mạch đập chậm hơn so với bình thường. Nguyên nhân:

Loài Tần số mạch đập hấp Tần số hô Bò 50 - 80 10 - 30 Trâu 36 - 60 10 - 30 Ngựa 24 - 42 8 - 16 Lợn 60 - 90 (tim đập) 10 - 20 Chó 70 - 120 10 - 30 Mèo 110 - 200 20 - 30 Thỏ 120 - 200 50 - 60 Dê, cừu 70 - 80 12 - 20 Gia cầm 150 -200 (tim đập)

Dây thần kinh mê tẩu bị hưng phấn: trong các bệnh làm tăng áp lực sọ não (ứ máu não, thuỷ thũng, viêm màng não), trúng độc. Mạch tăng do dây thần kinh mê tẩu hưng phấn thì tiêm atropin sẽ hết.

Viêm thận cấp, huyết áp tăng.

Tính dẫn truyền hưng phấn của cơ tim giảm. Trường hợp này tiêm atropin sẽ không có tác dụng.

4. Tính chất mạch

4.1. Mạch to: đặc điểm là mạch nổi rõ hơn bình thường, mạnh và chắc.

Tần số mạch đập của một số loài như sau:

Nguyên nhân do máu chảy từ tim vào động mạch lớn, chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu nhiều.

Thường thấy trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, tâm thất trái nở dày; khi van động mạch chủ đóng không kín.

4.2. Mạch nhỏ: đặc điểm là thành mạch quản chấn động nhẹ.

Nguyên nhân do tim co bóp yếu, máu chảy từ tim vào mạch quản ít, lỗ động mạch chủ hẹp, cơ thể bị mất nhiều máu.

Mạch nhỏ và cứng thấy trong bệnh viêm thận mãn tính và xơ cứng động mạch.

Nếu mạch rất nhỏ thì gọi là mạch chỉ: đặc điểm là mạch đập rất yếu, sờ lâu mới thấy. Thường do suy tim cấp tính, huyết áp hạ, độ căng mạch giảm.

Thường gặp khi suy tim do viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, trong rất nhiều bệnh truyền nhiễm và các trường hợp trúng độc.

Nếu khi bắt mạch chỉ thấy cảm giác thành mạch rung khẽ, gọi là mạch rung.

4.3. Độ căng của thành mạch: là sức cản trở lại lúc ta đặt tay lên mạch (cảm giác cứng hay mềm khi bắt mạch). Cảm giác này còn liên quan đến huyết áp.

Lợn, dê, cừu khoẻ mạnh: độ căng mạch lớn hơn trâu bò khoẻ mạnh.

Mạch cứng: lúc đặt tay bắt mạch có cảm giác căng, mạch quản cứng. Gặp trong bệnh uốn ván, các bệnh ở thận và một số trường hợp trúng độc, xơ cứng động mạch và viêm phúc mạc.

Mạch mềm: cảm giác mạch đập rất yếu hoặc không có. Trường hợp này gặp khi suy tim, cơ thể mất nhiều máu; các bệnh thần kinh làm tính căng của thành mạch giảm.

5. Phân loại mạch:

Căn cứ vào tốc độ mạch nẩy lên, tụt xuống nhanh hay chậm mà ta chia mạch ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạch nhanh (mạch nhảy): mạch nẩy lên rồi tụt xuống rất nhanh. Mạch nhanh là biểu hiện van động mạch chủ đóng không kín. Còn gặp trong các bệnh gây sốt cao, cường năng tuyến giáp trạng.

Mạch chậm: mạch nẩy lên tụt xuống chậm. Nguyên nhân do lỗ động mạch chủ hẹp. Gặp trong bệnh xơ cứng động mạch.

Mạch chậm không có nghĩa là tần số mạch giảm.

6. Loạn nhịp

Cũng như hoạt động của tim, mạch thường đập theo một cường độ nhất định, khoảng cách giữa các lần đập bằng nhau. Nếu trình tự đó rối loạn ta gọi là loạn nhịp. Rối loạn thường thể hiện bằng sự thay đổi số lần đập, hoặc thay đổi nhịp điệu đập.

Thường kiểm tra loạn nhịp kết hợp với nghe tim, bắt mạch và ghi điện tâm đồ.

Nguyên nhân gây loạn nhịp có thể do thần kinh phó giao cảm bị hưng phấn hoặc rối loạn thực thể trong tim, có thể chia ra làm 4 loại:

a) Loạn nhịp do chức năng hình thành xung động bị rối loạn

Do những nguyên nhân thần kinh ngoài tim làm rối loạn chức năng hưng phấn của nốt Keith - Flack, dẫn đến rối loạn hoạt động của tim.

- Tim đập quá nhanh do nốt Keith - Flack: nguyên nhân thường là do thần kinh phó giao cảm bị ức chế, thần kinh giao cảm hưng phấn gây nên. Kết quả là tim đập nhanh và tần số mạch tăng.

Trong nhiều trường hợp, tần số mạch tăng do tim đập nhanh chỉ là các phản ứng sinh lý như: lúc trời nóng bức, con vật vận động, sợ hãi…

Tần số mạch tăng trong các trường hợp bệnh lý như: sốt cao, thiếu máu, suy tim, huyết áp thấp, con vật bị tiêm atropin, adrenalin, cafein.

- Tim đập chậm do nốt Keith - Flack: ngược với trường hợp trên, tim đập quá chậm do thần kinh phó giao cảm hưng phấn hoặc do rối loạn hình thành xung động ở nốt Keith - Flack. Tim đập chậm, tần số mạch giảm so với bình thường, trên điện tâm đồ thấy đoạn T - P dài hơn bình thường.

Tần số mạch giảm ít gặp. Thường do những bệnh làm áp lực sọ não tăng như: u não, thuỷ thũng não, cơ tim biến tính, suy tim nặng.

Loạn nhịp do hô hấp

Thể hiện bằng tim đập nhanh khi con vật hít vào và đập chậm lúc thở ra. Khi khám phải vừa bắt mạch, vừa quan sát động tác hô hấp.

Loạn nhịp do hô hấp là do có sự liên quan giữa thần kinh hoạt động của tim và của phổi. ở cuối giai đoạn hít vào, các phế nang căng rộng, thần kinh phó giao cảm hưng phấn sẽ ức chế nốt Keith - Flack dẫn đến hình thành xung động chậm. Vừa lúc thở ra thì tim đập chậm, đến

cuối kỳ thở ra là lúc hít vào, thần kinh phó giao cảm tác động yếu lên nốt Keith - Flack làm tim lại đập nhanh.

ở chó, loạn nhịp do hô hấp là hiện tượng sinh lý, ở ngựa lại là hiện tượng bệnh lý và thường do các bệnh làm áp lực trong phổi tăng, thần kinh phó giao cảm hưng phấn mạnh.

b) Loạn nhịp do tính hưng phấn bị rối loạn

Bình thường tim đập là do xung động hình thành một cách đều đặn ở nốt Keith - Flack. Nếu tim bị bệnh hoặc thần kinh tim bị kích thích sẽ gây loạn nhịp.

Các hình thức loạn nhịp:

- Nhịp ngoại tâm thu: là xuất hiện một lần tim đập vào kỳ nghỉ của lần đập trước và sớm hơn lần đập bình thường.

Đặc điểm: nhịp ngoại tâm thu là một lần đập nhỏ ngay sau kỳ tâm trương và tiếp đó là kỳ nghỉ bù. Lần tim đập bình thường sau đó mất và kỳ nghỉ bù kéo dài cho đến lần đập sau. Thời gian kỳ nghỉ bù bằng tổng thời gian hai lần nghỉ bình thường.

Thường nghe tim và ghi điện tâm đồ để xác định nhịp ngoại tâm thu. Bắt mạch có thể sờ được lần đập nhẹ đến trước những lần đập bình thường. Cũng có khi, do kích thích gây nhịp ngoại tâm thu đến quá sớm, tim co nhưng mạch không nẩy. Lần đập đó không cảm nhận được bằng bắt mạch. Đến lần đập sau, do làm bù mà tim đập mạnh hơn bình thường, dẫn tới mạch nẩy hơn bình thường. Những lần mạch khuyết như vậy biểu hiện khi nghe tim thấy tiếng thứ nhất mạnh.

Nguyên nhân gây lên nhịp ngoại tâm thu do kích thích bệnh lý ngay trong hệ thống thần kinh tim: viêm cơ tim, bệnh ở van tim, trúng độc, di chứng của bệnh truyền nhiễm, các trường hợp chướng hơi dạ dày, ruột, viêm dạ dày, viêm gan nặng.

Các kích thích bệnh lý này đến sớm hơn xung động hình thành từ nốt Keith - Flack. Những kích thích bệnh lý có thể gây hưng phấn tim bất kỳ lúc nào, nhưng tim chỉ có thể đáp ứng bằng một lần đập phụ vào kỳ tâm trương và do đó chỉ có nhịp ngoại tâm thu.

Nhịp ngoại tâm thu có thể phát ra không theo một quy luật nào, cũng có thể phát ra xen kẽ sau mỗi lần tim đập bình thường, sau hai lần tim đập bình thường, hoặc sau một quãng thời gian nhất định. Qua bắt mạch cũng có thể biết được những rối loạn đó.

Tuỳ bệnh xảy ra ở bộ phận nào của tim mà nhịp ngoại tâm thu có những đặc điểm khác nhau:

Nếu hưng phấn bệnh lý khởi nguồn từ nốt Keith - Flack, thì không có thời gian nghỉ bù sau nhịp ngoại tâm thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu hưng phấn bệnh lý từ tâm nhĩ, thì sóng P trên sơ đồ điện tim xuất hiện sớm, có khi như liền với sóng T.

Nếu hưng phấn bệnh lý từ giữa nhĩ thất, thì sóng P hầu như hơi gần với sóng tổng hợp

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 45)