Hoá nghiệm máu

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 62 - 77)

1. Huyết sắc tố (hemoglobin).

Định lượng huyết sắc tố trong máu là để chẩn đoán các trường hợp thiếu máu. Phương pháp đo: Dùng huyết sắc kế Shali.

Cấu tạo của huyết sắc kế Shali gồm ống đo ở giữa, 2 ống mẫu hai bên. Ống mẫu màu vàng nâu tương đương với dung dịch hemoglobin 1%.

Ống xác định hình tròn, trên có 2 cột khắc độ: cột 1 chỉ số gam hemoglobin có trong 100ml máu; cột 2 chỉ số phần trăm (%) haemoglobin.

Nguyên lý: haemoglobin + acid chlohydric (HCl) tạo ra acid haematin có màu nâu. Màu nâu này tỷ lệ thuận với lượng hemoglobin có trong máu.

Cho dung dịch HCl 1% vào ống đo đến vạch số 10, dùng ống hút hút máu đến vạch 20. Lấy bông lau sạch máu ngoài ống hút, cho ống hút xuống tận đáy ống đo, thổi nhẹ cho máu chảy ra. Nên hút lên thổi xuống nhiều lần để rửa sạch máu trong ống hút rồi trộn đều.

Để yên 10 phút, pha loãng với nước cất đến lúc nào màu của ống đo và màu của ống mẫu bằng nhau thì dừng lại,

Đọc kết quả: đọc số gam trên ống đo đó là số gam hemoglobin trong 100ml máu.

Lưu ý: cho acid chlohydric vào ít nhất phải đợi 10 phút rồi mới pha loãng so màu, vì quá sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Sau khi cho acid chlohydric vào 1 phút thì chỉ 75% hemoglobin chuyển thành acid hematin, sau 5 phút thì có 85%, sau 2 giờ đồng hồ mới được 100%.

Nếu ánh sáng mặt trời không đủ (hay làm thí nghiệm vào ban đêm) thì có thể so màu bằng đèn điện.

Sau mỗi lần đo nên dùng nước cất để rửa sạch ống đo.

Có thể định lượng hemoglobin qua định lượng sắt (Fe) trong máu toàn phần. Kết quả định lượng sắt (tính bằng mg) chia cho 3,35 sẽ cho lượng gam hemoglobin trong 100ml máu, bởi vì hàm lượng sắt trong hemoglobin chiếm 0,335%.

Hàm lượng Hemoglobin trong 100ml máu của gia súc bình thường

Loài vật Số phần trăm

(bình quân) Phạm vi thay đổi

Số gr hemoglobin trong 100 ml máu Bò 65 56 - 74 11 Cừu 68 54 - 80 11.6 Dê 63 45 - 81 10.7 Trâu 49 28 - 70 8.3 Nghé 57 36 - 78 9.6 La, lừa 90 66 - 414 15.2 ngựa 80 50 - 110 13.6 Lợn 67 55 - 79 10.2 Chó 80 65 - 95 13.6 mèo 65 47 - 83 11

Thỏ 69 51 - 87 11.7

Gà 75 51 - 99 12.7

Để phân biệt lượng hemoglobin cao hay thấp trong các trường hợp thiếu máu người ta thường dùng khái niệm chỉ số hemoglobin.

Lượng Hb bệnh súc Số lượng hồng cầu bệnh súc

Chỉ số Hb = :

Lượng Hb trung bình của g/s khỏe Số lượng Hb trung bình của g/s khỏe Bình thường chỉ số này là 1 hoặc gần bằng 1 (0,8 -1,2). Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì gọi là huyết sắc tố cao, nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì gọi là huyết sắc tố thấp. Lượng hemoglobin nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi, tính biệt, thức ăn, và các điều kiện nuôi dưỡng khác.

Lượng hemoglobin tăng (Pleochromin) gặp trong các bệnh gây mất nhiều nước; các bệnh gây thẩm xuất, thẩm lậu; con vật bị ngộ độc cấp tính;

Lượng hemoglobin giảm (Oliochromemia) gặp trong các bệnh gây thiếu máu. Lượng hemoglobin giảm do hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu giảm, cũng có thể do lượng hồng cầu giảm, hoặc có thể do cả hai.

2. Độ dự trữ kiềm. 2.1. Phương pháp Nevodop. Thuốc thử: HCl 0,01 N NaOH 0,1 N. Phenolthalein 1%. Tiến hành:

Dùng 2 ống nghiệm có nút cao su đậy kín miệng, cho vào mỗi ống 10 ml HCl 0,01N: 1 ống làm kiểm nghiệm; 1 ống làm đối chứng. Lấy máu ở tĩnh mạch tai, cho vào ống nghiệm 0,2ml, đậy kín, lắc đều. Có thể bảo quan 2 - 3 ngày trong phòng thí nghiệm.

Khi chuẩn độ thì đổ ra cốc thuỷ tinh.

Dùng ống hút loại 1ml hoặc ống nhỏ (Buret) hút dung dịch NaOH 0,1N để chuẩn độ, vừa nhỏ vừa lắc đến khi vẩn đục thì thôi (ví dụ hết 6 ml NaOH 0,1 N.

Ống đối chứng: nhỏ 1-2 giọt Phenolthalein 1% rồi chuẩn độ như trên bằng NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu đỏ nhạt thì dừng lại (ví dụ hết a ml NaOH 0,1 N).

Tính:

x a b 20 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Trong ống đối chứng không có máu, 10 ml HCl 0,01 N vẫn còn nguyên và được chuẩn độ hết bằng a ml NaOH 0,1N )

x: lượng kiềm có trong 100 ml máu- mg%.

a: lượng ml NaOH 0,1N đã chuẩn độ ống đối chứng b: lượng ml NaOH 0,1 N đã chuẩn độ ống xét nghiệm.

Ví dụ: chuẩn độ ống đối chứng hết 1ml NaOH 0,1N; ống xét nghiệm hết 0,69ml NaOH 0,1N thì kết quả được tính như sau:

1 0.69 20 100 620mg %

Trong ống xét nghiệm cũng lượng HCl như trên nhưng đã bị số kiềm trong 0,2 ml máu trung hoà bớt, số còn lại được chuẩn độ hết b ml NaOH 0,1N. Vậy hiệu số (a - b) chính là số ml NaOH 0,1N tương đương với số kiềm có trong 0,2 ml máu đưa ra xét nghiệm. 1 ml NaOH 0,1N có 4 mg NaOH. Do đó số kiềm có trong 0,2ml máu là:

a b 4mg

Vậy số kiềm trong 100 ml máu là:

x a b 4 100

0.2 a b 20 100

Với phương pháp này có thể chẩn đoán được các bệnh bệnh ỉa chảy mất nhiều nước; bệnh bại liệt của bò sau khi đẻ; chứng Cetol huyết; viêm thận. Các bệnh này thường làm cho độ dự trữ kiềm giảm. Khi tiếp Natri chlorur (NaCl) cho bệnh súc cần chú ý bổ sung thêm kiềm.

3. Sắc tố mật trong máu, trong huyết thanh.

Bilirubin trong máu tăng: con vật sẽ bị hoàng đản. Nếu hemoglobin tăng: do các bệnh gây tan máu.

Trong máu tăng hemobilirubin và cholebilirubin là do tổn thương ở gan.

Trong máu chỉ có cholebilirubin tăng là do tắc ống dẫn mật. Muốn biết rõ các trường hợp này thì phải định lượng. Tất cả các phản ứng đó đều dựa vào nguyên tắc phản ứng Ehrlich.

Nguyên lý: Bilirubin+ dung dịch Diazo tạo ra azobilirubin màu hồng. Nếu bilirubin tự do thì phải được hoà tan trong dung môi hữu cơ (thường dùng cồn 900 hoặc dung dịch ure benzoat Natri.

Dung dịch diazo + huyết thanh sau một phút xảy ra phản ứng, thì đó gọi là phản ứng trực tiếp (bilirubin kết hợp). Sau đó cho ra dung dịch hoà tan bilirubin tự do vào, phản ứng sẽ diễn ra tiếp tục. Đó là phản ứng của bilirubin tổng số (trực tiếp + gián tiếp).

3.1. Phản ứng Vandenberg.

Mục đích của phản ứng nhằm biết được trong huyết thanh có bilrubin trực tiếp không, phản ứng trực tiếp âm hay dương tính, bilirubin gián tiếp có nhiều hơn bình thường không, phản ứng gián tiếp rõ hay âm tính.

Thuốc thử

a) Dung dịch Ehrlich Ehrlich 1:

Acid sulfanilic: 1 g Acid chlohydric (d=1,19): 15 ml

Nước cất vừa đủ: 1.000 ml

Erhlich 2:

Natri nitric (NaNO2): 0,5 g

Nước cất vừa đủ: 100 ml.

Lấy 10 ml dung dịch Ehrlich (1) trộn với 0,3 ml dung dịch Ehrlich (2) để tạo ra dung dịch Diazo đưa vào phản ứng.

b) Cồn 95º Tiến hành:

Phản ứng trực tiếp: cho 2 ml huyết thanh vào ống nghiệm, nhỏ từ từ theo thành ống 0,5 ml dung dịch Diazo lên trên huyết thanh. Nếu chỗ tiếp xúc có màu hồng, tím là phản ứng trực tiếp dương tính. Nếu sau 10 -15 phút phản ứng mới xuất hiện là phản ứng trực tiếp chậm (còn gọi là phản ứng lưỡng tính). Nếu sau 15 phút không xuất hiện là phản ứng trực tiếp âm tính.

Tiếp tục cho vào ống nghiệm thêm 5 ml cồn 95º, khuấy đều nếu xuất hiện màu hồng là phản ứng gián tiếp dương tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý nghĩa chẩn đoán:

Với gia súc khoẻ, phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp tuỳ theo loài gia súc có thể âm tính hay dương tính. Đối với bò, phản ứng gián tiếp âm tính không rõ, nhưng ngựa lại phản ứng gián tiếp dương tính rất rõ.

Phản ứng trực tiếp dương tính: những bệnh gây tắc ống mật (bệnh ngoài gan).

Phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp dương tính rõ là những bệnh phá hoại máu hàng loạt.

Phản ứng trực tiếp chậm (phản ứng lưỡng tính): những bệnh gây tổn thương ở gan. 3.2. Phản ứng Boknchut.

Mục đích của phản ứng là định lượng bilirubin trong huyết thanh. Thuốc thử: a) Dung dịch Ehrlich Ehrlich (1): Acid sulfuric: 1g; Acid chlohydric (d=1,19): 200ml. Ehrlich (2):

Natri nitrit (NaNO2): 0,5%.

Khi dùng lấy 10ml dung dịch Ehrlich (1) hoà với 0,5ml dung dịch Ehrlich (2). Cách làm.

Lấy 6 ống nghiệm loại nhỏ, đánh số từ 1 đến 6. Trừ ống số 1, các ống khác cho vào 0,5 ml nước muối sinh lý. Từ ống số 1 đến ống số 2 cho vào mỗi ống 0,5 ml huyết thanh, trộn đều huyết thanh với nước sinh lý, ở ống số 2, hút 0,5ml cho sang ống số 3. Trộn đều ống số 3, hút 0,5 ml cho sang ống số 4. Cứ như vậy cho đến ống số 6. Đến ống số 6 hút 0,5 ml bỏ đi. Như vậy các ống được pha loãng như sau:

Ống số 1 2 3 4 5 6

Độ pha loãng 1 2 4 8 16 32

Tiếp tục cho vào mỗi ống 0,5 ml dung dịch Diazo, trộn đều. Nếu ống nào có màu hồng: phản ứng trực tiếp.

Sau 15 phút mà không thấy có phản ứng thì cho vào mỗi ống 0,5 ml cồn 90º, trộn đều. Nếu có màu hồng xuất hiện: phản ứng gián tiếp.

Cách tính: Lấy độ pha loãng của ống xuất hiện màu hồng đầu tiên nhân với 0,016. (Đó là số Bilirubin trong 1ml dung dịch đủ để có phản ứng với Diazo) nhân tiếp với 100, trừ đi số mg% Bilirubin.

Ống thứ 2 xuất hiện màu hồng đầu tiên: 0,016 x 2 x 100 = 3,2 mg%.

Với huyết thanh của trâu, bò, lợn lượng Bilirubin trong đó rất ít nên phản ứng gián tiếp yếu.

Với huyết thanh của ngựa thì phản ứng gián tiếp rất rõ, nếu ngựa có chửa thì phản ứng trực tiếp cũng rất rõ. Hàm lượng Bilirubin tăng trong các bệnh sau: bệnh huyết bào tử trùng; bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm; trúng độc SO2; huyết ban. Trong bệnh viêm phổi thuỳ (Pneumonia crouposa) lượng Bilirubin trong huyết thanh có khi lên đến 4 mg%.

4. Các thành phần hữu hình của máu.

4.1. Số lượng hồng cầu.

Mỗi loài động vật có số lượng hồng cầu ngoại vi, sau đó nó bị phá vỡ và được bổ sung bằng hồng cầu non. Tuỳ theo loài vật, tuổi của nó, tính trạng của nó, dinh dưỡng, vùng sinh thái nó sinh sống mà số lượng hồng cầu có khác nhau.

Số lượng hồng cầu tăng rất ít trong các bệnh làm cho cơ thể bị mất nhiều nước, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, ỉa chảy nặng...

Số lượng hồng cầu biểu thị tình trạng sức khoẻ, tình trạng dinh dưỡng của con vật. Dung dịch để đếm hồng cầu: Dung dịch 1: Natri chlorur: 0,6 g Natri citrat: 1,0 g Formol 36 %: 1 ml Nước cất vừa đủ: 97,4 ml

Dung dịch Hayem:

Natri chlorur: 1,0 g Na2SO4.10 H2O: 5,0 g

HgCl: 0,5 g

Nước cất vừa đủ: 200 ml

trộn đều, quấy cho tan, lọc. Cho một vài giọt eosin 2% để dung dịch có màu hồng dễ phân biệt

Dung dịch 3: Natri chlorur: 7,0 g Natri citrat: 5,0 g Kali chlorua (KCl): 0,2 g MgSO4: 0,04 g Nước cất vừa đủ: 100 ml

Dụng cụ để đếm hồng cầu: ống hút Thoma, buồng đếm Neubauer hoặc Goriaep.

Buồng đếm Neubauer có 2 buồng hai bên. Mỗi buồng có kích thước 3 x 3mm phân thành 9 ô lớn. Mỗi ô hình vuông kích thước 1 x 1mm = 1 mm2. Bốn ô lớn ở góc có vạch chia ra 16 ô trung bình dùng để đếm bạch cầu. Ô lớn ở chính giữa chia ra 25 ô trung bình, mỗi ô trung bình lại chia ra 16 ô nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đếm hồng cầu ở 5 ô trung bình (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở chính giữa).

Buồng đếm có độ dày 1/ 10mm, lúc đậy Lamen mỗi ô lớn tạo thành hộp thể tích 1/ 10mm3.

Dùng ống hút Thomas, hút máu đến vạch 0,5, hút dung dịch pha loãng đến vạch 101. Như vậy chúng ta có độ pha loãng 200 lần. Lấy ống cao su ra rồi dùng ngón tay bịt 2 đầu, đảo nhẹ cho máu trộn thật đều với dung dịch pha loãng. Bỏ đi 1- 2 giọt đầu, cho dung dịch trên vào buồng đếm, đậy Lamen lên buồng đếm; đợi vài phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm.

Phương pháp đếm và cách tính:

Mỗi ô có 4 cạnh, chú ý những hồng cầu nằm trên 4 cạnh thì chỉ đếm ở 2 cạnh. Gọi số hồng cầu ở 5 ô trung bình là M. thì số hồng cầu trong 1 mm3 là:

M

25 10

5 200 M 10000

Số lượng hồng cầu bình thường Loài động vật

Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu)

Trung bình Tối thiểu Tối đa

Ngựa 8.5 5.5 11.5

Trâu 6.0 3.2 8.7 La, Lừa 13.6 10.6 16.6 Cừu 9.4 7.6 11.2 Dê 13.1 8.0 18.2 Lợn 5.7 3.4 7.9 Chó 6.5 5.6 7.4 Mèo 7.4 6.6 9.4 Thỏ 6.0 3.9 8.1 Gà 3.5 2.5 5.0 Vịt 3.0 2.0 3.7

Khi có bệnh, hồng cầu có thể tăng hoặc giảm. Hồng cầu tăng thường ít thấy. Nguyên nhân là các bệnh làm cho cơ thể mất nước như ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi, lồng xoắn ruột ở ngựa.

Số lượng hồng cầu giảm trong các bệnh thiếu máu, bệnh làm cho hồng cầu bị vỡ nhiều, viêm phổi thuỳ, trúng độc, ký sinh trùng đường máu.

4.2. Số lượng bạch cầu (Leucocyte). Dung dịch pha loãng.

Acid acetic 2 ml.

Nước cất (Aq.dest) 98 ml

Vài giọt Bleu methylen 0,1 % để nhuộm xanh dung dịch. Dụng cụ đếm bạch cầu.

Ống hút bạch cầu nhỏ hơn ống hút hồng cầu, trong ống hút bạch cầu có bi màu xanh. Buồng đếm như buồng đếm hồng cầu.

Phương pháp đếm và cách tính.

Hút máu đến vạch 0,5. Hút dung dịch pha loãng đến vạch 11; pha loãng 20 lần. Đếm 4 ô lớn ở 4 góc. Gọi N là số bạch cầu 4 ô lớn ở 4 góc. Vậy số bạch cầu trong 1 mm3 là:

N

10 20

4 N 50

Bạch cầu tăng trong các bệnh truyền nhiễm, trong các bệnh dẫn đến nhiễm trùng, trong các ổ áp xe (Abscessus)

chất.

Bạch cầu giảm trong các bệnh do virus, các bệnh thiếu máu ác tính, trúng độc do hoá 4.3. Số lượng tiểu cầu (Thrombocyte).

Trong máu có ít tiểu cầu thì khi con vật bị chảy máu: máu sẽ rất khó đông. Dung dịch để đếm tiểu cầu.

MgSO4 14%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dung dịch cố định: HgCl2: 0,1 g

Axit acetic đặc: 6 giọt

Cồn 960: 10 ml

Thuốc nhuộm Giemsa hoặc Wright Cách đếm.

Chích 1 giọt máu ở tai, cho 1 giọt MgSO4 14% vào trộn đều. Phiết kính và để khô trong không khí. Có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright hoặc cố định như trên rồi nhuộm Giemsa. Đếm dưới vật kính dầu. Đếm 1.000 hồng cầu xem có được bao nhiêu tiểu cầu.

Ví dụ: Có M tiểu cầu, thì số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu là:

M

1000 Số lượng hồng cầu trong 1mm 3 máu

Số tiểu cầu của gia súc khoẻ: Loài động vật Số tiểu cầu

(nghìn/mm3 máu) Loài động vật Số tiểu cầu (nghìn/mm3 máu) Ngựa 250 - 600 Bò 260 - 700 Trâu 220 - 380 Dê 540 - 1000 Cừu 270 - 510 Lạc đà 360 - 790 La 240 - 400 Lừa 300 - 500 Lợn 180 - 300 Chó 190 - 570 Mèo 100 - 700 Thỏ 120 - 480 Gà 22 - 41 Vịt 70 - 120

4.4. Huyết cầu của gia cầm.

Hồng cầu và tiểu cầu của gia cầm đều có nhân nên phương pháp đếm không giống của gia súc khác.

Dùng ống hút của hồng cầu hút máu đến vạch 0,5. Hút nước muối sinh lý đến vạch 101, độ pha loãng 200 lần. Đếm theo cách đếm hồng cầu. Đếm tổng số huyết cầu có trong 1mm3 máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Phiết kính máu, nhuộm và tính tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của 1.000 huyết cầu đếm được trong kính hiển vi. Từ tỷ lệ này suy ra số lượng các loại huyết cầu có trong 1 mm3 máu.

Ví dụ: tổng số huyết cầu có trong 1mm3 máu là 3.200.000. Trong 1.000 huyết cầu có 982 hồng cầu, có 7 bạch cầu, có 11 tiểu cầu, thì số hồng cầu là:

982

1000 3.200.000 Số lượng bạch cầu là:

7

1000 3.200.000 Số lượng tiểu cầu là:

11

1000 3.200.000

5. Hình thái hồng huyết cầu 5.1. Phiết kính và nhuộm tiêu bản

Cần thao tác cẩn thận vì nếu làm không chính xác thì kết quả sẽ sai khác. Nếu phiết kính để xem hình thái hồng cầu thì phải làm tiêu bản máu rất mỏng.

Nếu để phân loại bạch cầu thì dày hơn một ít và phiến kính phải trung tính (bằng cách ngâm phiến kính vào nước xà phòng đun sôi). Sau khi đã phiết kính, để cố định hình thái

Một phần của tài liệu Bài giảng chan_doan_benh_thu_y (Trang 62 - 77)