Độ nhớt của máu phụ thuộc vào số lượng những thành phần hữu hình trong máu và còn liên quan mật thiết đến hàm lượng hemoglobin, CO2, protit trong huyết tương và các muối. Khi số lượng hồng cầu, hemoglobin, protit và muối tăng lên thì độ nhớt máu tăng; như trong bệnh viêm màng phổi, viêm phổi, viêm màng bụng, các bệnh gây sốt, các trường hợp mất nước.
Độ nhớt máu giảm trong các trường hợp suy dinh dưỡng, thiếu máu. Tốc độ huyết trầm là tốc độ hồng cầu lắng trong huyết tương.
Các yếu tố ảnh hưởng: - Lượng Fibrinogen.
Lượng fibrinogen trong huyết tương có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ huyết trầm, lượng fibrinogen càng nhiều thì tốc độ huyết trầm càng nhanh. Như trong viêm tương mạc, chức năng của gan hoạt động mạnh, fibrinogen nhiều dẫn đến tốc độ huyết trầm tăng. Nếu chức năng hoạt động của gan giảm thì tốc độ huyết trầm giảm.
- Tỷ lệ Albumine và Globuline.
Albumine mang điện âm (-), Globuline mang điện dương (+).
Globuline tăng: hồng cầu dễ kết chuỗi, tốc độ huyết trầm tăng. Đây cũng là lý do giải thích trong các bệnh truyền nhiễm thì tốc độ huyết trầm tăng.
Albumine tăng: hồng cầu khó kết chuỗi, tốc độ huyết trầm giảm. - Lượng Cholesterol
- Hàm lượng muối trong máu
Tốc độ huyết trầm còn phụ thuộc vào lượng fibrine. Lượng fibrin nhiều thì lắng nhanh, ít lắng chậm.
- Phụ thuộc vào tỷ trọng của hồng cầu: tuỳ theo từng giống loài động vật. - Phụ thuộc vào nhiệt độ: mùa hè tốc độ huyết trầm nhanh hơn mùa đông.
2. Các dụng cụ để đo tốc độ huyết trầm.
- Ống Panchenkop: ống dài 172 mm, đường kính bên trong 1 mm. Hay dùng ống này vì nó tốn ít máu.
- Ống Westergren: ống dài 30 cm, đường kính trong 2,5 mm, dung tích 1 ml, mặt bên của ống có vạch 1- 200 vạch. Dùng 12 ống và 1 giá.
- Ống Nevodop: ống chia 100 vạch, chiều dài 170 mm, đường kính trong 90 mm, dung tích 10 ml.
3. Cách đo tốc độ huyết trầm.
Phương pháp Nevodop.
Ống chia 100 vạch đều nhau, đường kính trong lòng ống 90 mm, chiều dài ống 170 mm, ở trên có nút cao su.
Mặt phải của ống vạch từ 12 đến 14 vạch là chỉ số triệu của hồng cầu. Mặt bên trái của ống vạch từ 20 đến 125 vạch là chỉ số % của hemoglobin.
Cách làm:
Cho vào ống 0,02 ml Natri oxalat (hoặc Natri citrat), sau đó cho máu chảy vào đến vạch 0. Bịt kín ống đảo nhẹ 15 - 20 lần để cho máu và chất chống đông trộn đều vào nhau, phải thấm cho hết bọt khí.
Để dựng ống Nevodop vào giá ống nghiệm, quan sát 15 phút, 35 phút, 45 phút, 60 phút. Cuối cùng lấy số bình quân.
Biết được tốc độ huyết trầm (lắng máu) để chẩn đoán bệnh cho con vật.
Tất cả các bệnh truyền nhiễm, các bệnh có sốt cao, những bệnh gây thiếu máu thì tốc độ huyết trầm tăng.
Phương pháp Westergren: cho 1ml NaHCO3 3,8% và 4ml máu trộn đều. Mỗi ống hút máu đến vạch 0, đặt thẳng đứng vào giá và quan sát sau 15, 30, 45, 60 phút cho đến 24 giờ sau đó ghi lại số liệu trên.
Phương pháp Panchenkốp: ưu điểm của phương pháp này là lượng máu nhỏ.
Ống Panchenkốp dài 172 mm, đường kính trong bằng 1mm, chia 100 vạch cách nhau 1mm. Ở vạch 50 có khắc chữ P, vạch 100 khắc chữ K.
Cách làm: hút Natri xitrat 5% vào vạch P, sau đó thổi ra ống nghiệm nhỏ (13 x 100 ml). Cũng dùng ống đó hút máu đến vạch K rồi thổi máu vào ống nghiệm đựng chất kháng đông trên, làm hai lần, rồi trộn đều. Sau đó hút máu đã trộn đều vào đến vạch 1100 rồi dựng ngược ống vào giá và quan sát. Thường lấy số liệu sau 1 giờ.
Tốc độ huyết trầm nhanh thấy trong các bệnh sau: các bệnh truyền nhiễm và các bệnh phát sốt; bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa, bệnh huyết ban.
Tốc độ huyết trầm giảm trong các bệnh: xoắn ruột, viêm màng não, viêm não truyền nhiễm của ngựa, các bệnh làm cho máu đặc.
Tốc độ huyết trầm của động vật khác nhau rất lớn: Ngựa có tốc độ huyết trầm nhanh nhất, trâu, bò, dê, cừu có tốc độ huyết trầm chậm nhất.