Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 46 - 49)

- Hoạt động dịch vụ: Kinh doanh vũ trường, mát – xa, karaôkê; kinh doanh ca

3. Thuế giá trị gia tăng 1 Khái niệm:

3.5.1. Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Điều kiện áp dụng: Đối với doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện về sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và đăng ký nộp thuế GTGT theo kê khai.

Thuế giá trị gia tăng phải

nộp =

Thuế giá trị gia tăng đầu ra -

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Thuế giá trị gia tăng

đầu ra = Số lượng hàng hóa dịch vụ bán ra x Đơn giá tính thuế x

Thuế suất thuế giá trị gia tăng

- Số lượng hàng hóa dịch vụ bán ra (mua vào): Căn cứ vào hóa đơn GTGT mua bán hàng hóa hoặc tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.

- Đơn giá tính thuế: Được xác định trong một số trường hợp cụ thể như sau: + Là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất bán ra trong nước, dịch vụ đã cung ứng là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương cho người lao động(không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở), là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.

+ Đối với hoạt động cho thuê tài chính là số tiền đã thu (Thu 1lần hay từng kỳ). + Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm.

+ Đối với hàng hoá dịch vụ có tính đặc thù như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá chưa thuế (giá tính

thuế) =

Giá thanh toán

1 + Thuế suất của hàng hoá dịch vụ đó

+ Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ quy định trên bao gồm cả khoản phụ thu và phí phụ thu mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

+ Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá chính thức do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.

- Thuế suất:

Thuế giá trị gia tăng gồm có 3 mức thuế suất là: 0%, 5% và10%

+ Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng,

lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% sau:

 Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm

khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

 Xăng, dầu bán cho xe ôtô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

 Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

 Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động.

+ Thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ: Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế; thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; In các loại sản phẩm (trừ in tiền); Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại; băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình; Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến; Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến; Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá; Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;...

+ Thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ không nằm trong mục thuế suất 0% và 5%.

Ví dụ: Trong kỳ doanh nghiệp có các hoạt động sau:

1. Xuất khẩu trực tiếp 20.000 sản phẩm giá FOB là 60.000đ/sp

2. Nhập khẩu ô tô 7 chỗ ngồi phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo giá CIF là 500 trđ, thuế nhập khẩu 8%, thuế tiêu thụ đặc biệt 30%, VAT 10%.

3. Bán lẻ trong nước 8000 sản phẩm, giá thanh toán là 66.000 đ/sp. 4. Tiêu thụ qua đại lý 5000 sản phẩm với giá 50.000 đ/sp

Hãy tính thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ, biết: - Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, - Thuế suất giá trị gia tăng của sản phẩm này là 10%,

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là 1 trđ.

Giải:

+ VAT hàng nhập khẩu: 500*(1+8%)*(1+30%)*10% =70,2 trđ + VAT đầu ra:

20.000*0,06*0%+[(8000*0,066)/(1+10%) + 5000*0,05]*10% = 73 + VAT đầu vào: 1+ 70,2 = 71,2 trđ

 VAT phải nộp trong kỳ:

- Nộp cho cơ quan hải quan: 70,2 trđ - Nộp cho cơ quan thuế: 73 – 71,2 =1,8 trđ

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 46 - 49)