Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 96 - 98)

1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ =

Doanh thu thuần ( hoặc giá trị tổng sản lượng)

x 100% Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này nói lên bình quân 100 đồng TSCĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc có thể làm ra bao nhiêu giá trị tổng sản lượng.

2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng

VCĐ =

Doanh thu thuần ( hoặc giá trị tổng sản lượng)

x 100% Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng.

3. Hệ số hao mòn tài sản cố định: Thể hiện mức độ hao mòn của TSCĐ tại thời điểm

đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao chất lượng TSCĐ.

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Số tiền khấu hao luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm

đánh giá x 100%

Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá

4. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng

TSCĐ =

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

x 100% Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này nói lên bình quân 100 đồng TSCĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng VCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

x 100% Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

BÀI TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPBài tập số 1: Bài tập số 1:

Có tài liệu dự kiến về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng trong năm kế hoạch như sau:

1. Tình hình sản xuất: Công ty sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C và sản lượng sản xuất cả năm của sản phẩm A là 50.000 hộp, sản phẩm B là 60.000 cái, sản phẩm C là 30.000 chiếc.

2. Định mức tiêu hao vật tư và lao động cho mỗi sản phẩm như sau: Khoản mục Đơn giá

(1000 đ)

Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm

A B C

Nguyên liệu chính 40 2,5kg 1,9kg 3,0kg

Vật liệu phụ 6 0,9kg 0,5kg 0,3kg

3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

ĐVT: Trđ Khoản mục

Chi phí sản xuất chung Chi phí QLDN SP A SP B SP C 1. Vật liệu phụ 32 30 15 2. Nhiên liệu 6 15 17 34 3. Tiền lương 200 150 130 280 4. BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN xx xx xx Xx 5. Khấu hao TSCĐ 200 340 190 170

6. Chi phí d.vụ mua ngoài 190 220 210 390 7. Chi phí khác bằng tiền 165 154 90 780 4. Số dư chi phí sản xuất sản phẩm dở dang (giá trị SPDD) như sau. (ĐVT: Trđ) Tên sản phẩm Số dư đầu năm Số dư cuối năm

Sản phẩm A 15 28

Sản phẩm B 67 34

Sản phẩm C 25 54

5. Chi phí bán hàng tính bằng 30% chi phí quản lý doanh nghiệp.

6. Dự tính tổng phế liệu thu hồi từ nguyên liệu chính cả năm của phân xưởng A là 16 trđ, phân xưởng B là 4 trđ, phân xưởng C là 5 trđ

7. Tình hình tồn kho thành phẩm đầu năm, cuối năm kế hoạch và giá thành sản xuất trong năm báo cáo như sau:

Tên sản phẩm

Số lượng SP tồn kho năm kế hoạch Giá thành sản xuất đơn vị năm báo cáo (trđ)

Đầu năm Cuối năm

Sản phẩm A (hộp) 3.000 2.000 0,2

Sản phẩm B (cái) 1.000 1.900 0,12

Sản phẩm C (chiếc) 2.700 3.000 0,25

Tài liệu bổ sung

- Các phân xưởng sản xuất độc lập nhau và toàn bộ chi phí sản xuất chung phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất trong năm.

- BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo chế độ trên tổng quỹ lương. - Chi phí bán hàng phân bổ theo số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 96 - 98)