Sự kiện thứ năm diễn ra vào ngày 20 tháng chạp năm Bính Ngọ (1426).

Một phần của tài liệu Bài soạn DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T2 (Trang 81 - 82)

Ngày hôm đó, Lý Triện cùng các tướng như Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyên Lý và Lê Lãnh (cũng đọc là Lê Lĩnh) đem quân di đánh thành Tam Giang. Thành này là một trong những thành lớn của giặc, nằm ở huyện Phong Châu của tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.

Sau cuộc tấn công ấy, Lý Triện được điều về để cùng với tướng Lê Văn An, chỉ huy 14 vệ quân án ngữ phía cửa Bắc thành Đông Quan, tham gia vào việc bao vây Vương Thông đang cố thủ trong thành này. Ngày 7 tháng 2 nậm Đinh Mùi (1427), Vương Thông sai tướng Phương Chính bất ngờ tấn công vào lực lượng của Lý Triện ở Cảo Động (nay là vùng Nhật Tảo, nằm ở mé tây của Hồ Tây - Hà Nội). Bởi cuộc tấn công thình lình này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh.Tướng Đỗ Bí thì bị giặc bắt.

Lý Triện ngã xuống khi cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại sắp đến ngày toàn thắng. Cái chết của ông là một tổn thất lớn của Lam Sơn Sử cũ chép :

“Vua (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) cho rằng tướng Lý Triện là người có công lớn, nhiều lần đánh tan giặc mạnh, lại chết vì việc nước, cho nên, thương xót vô cùng. Vua trao cho thân phụ của ông là Lý Ba Lao chức Quan Sát Sứ, hàm Thượng Phẩm lại cấp cho 400 mẫu ruộng; cho con của Lý Triện là Lý Lăng chức Phòng Ngự Sứ, tước Phục Hầu, hàm Thượng Trí Tự và hai con ngựa. Năm Thuận Thiên thứ nhất (tức năm 1428 - NKT), truy tặng (Lý Triện) hàm Nhập Nội Tư Mã” (4).

________________________________

(1) Lý Triện được ban quốc tính (tức là lấy theo họ của Lê Lợi), cho nên, sử cũ cũng thường chép là Lê

Triện.

(2) Kể cả 5 vạn quân có sẵn trong thành và ở các nơi khác kéo về. (3) Lam Sơn thực lục (quyển 2).

(4) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện)

_________________________

PHẠM VẤN (? – 1436)

“Xét như Phạm Vấn đây: Ngay thẳng mà tiết tháo, Quyết đoán mà đa mưu. Thuở mới dấy binh tụ nghĩa trả oán cừu. Một dạ đổi thay vận bĩ. Nếm mật nằm gai, ngươi từng dốc chí, Giành đất, hạ thành ... biết mấy công lao”. Lời chế văn của vua Lê Thái Tổ dẫn lại trong ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ

Phạm Vấn người thôn Nguyễn Xá, huyện Lương Giang (nay đất làng quê ông thuộc tỉnh Thanh Hóa). Sử cũ chỉ cho hay là ông mất vào năm 1436 (1) nhưng không cho biết ông sinh vào năm nào, cho nên, chưa rõ đến lúc mất, Phạm Vấn được hưởng thọ là bao nhiêu.

Phạm Vấn đến Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo ngay từ những ngày đầu tiên. ông là tướng trực tiếp cầm quân, từng lập nhiều chiến công xuất sắc. Hệ thống những dòng ghi chép tản mạn của sử cũ, chúng ta có thể sơ bộ hình dung sự nghiệp của ông đại để như sau :

Một phần của tài liệu Bài soạn DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T2 (Trang 81 - 82)