THAY LỜI BẠT

Một phần của tài liệu Bài soạn DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T2 (Trang 101)

- Tướng trợ chiến đắc lực, lập công lớn trong trận Xương Giang (1427)

TIỂU DẪN VỀ BẢN ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA

THAY LỜI BẠT

Hồi ở Việt Bắc, tôi rất thích đi hái măng. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ vào rừng hái măng là một việc dễ, chẳng dè, có đi mới biết là cũng khó khăn lắm. Thứ măng đã trồi lên khỏi mặt đất, tuy có thể kiếm nhanh hơn nhưng ăn lại dở. Ngon nhất hạng vẫn là măng củ, tức là thứ măng thật non, còn nằm ở dưới đất, chưa kịp trồi lên. Muốn hái được thứ măng này, trước hết phải biết định hướng măng mọc, sau là còn phải biết ước lượng chính xác khoảng cách từ gốc ra đến chỗ măng lên mà đào. Không biết định hướng đúng, lại cũng không biết ước lượng khoảng cách cho chính xác, thì rốt cuộc, chỉ hao công tốn sức mà hái không được bao nhiêu.

Chuyện hái măng kể cũng lạ. Đã có lần tôi cần mẫn đào bới kiếm tìm đến nát cả một khoảnh lớn, lòng những cầm chắc là mình đã lấy được hết sạch măng rồi, chẳng ngờ ngay sau đó, một cô bé chính gốc Việt Bắc, đào lên liên tiếp mấy củ măng ngon lành. Thấy tôi có vẻ ngơ ngác, cô bé tủm tỉm cười và nói : - Bộ ngạc nhiên lắm hay sao. Kể cả những người hái măng lão luyện và chịu khó nhất cũng không bao giờ dám chắc là họ đã đào hết sạch măng quanh một bụi tre.

Câu nói của cô bé ấy khiến cho tôi nhớ mãi. Có thể là bạn không ngờ nhưng quả thật là mỗi lần khởi sự biên soạn sách, tôi lại nhớ đến chuyện hái những thuở nào. Tư liệu tản mạn trong kho thư tịch cổ cũng chẳng khác gì những củ măng non còn nằm dưới đất. Tôi đã kiên nhẫn lật từng trang thư tịch cổ, nhặt nhanh từng chút tư liệu nhỏ, lắm lúc ngỡ đã khai thác hết rồi, vây mà khi bình tĩnh coi lại, vẫn thấy mình bỏ sót không ít. Đôi khi, tôi bỗng chán ngấy về sự bất tài và tắc trách của mình. Nhưng, cứ mỗi lần như thề, lời của cô bé hái măng quê ở Việt Bắc lại văng vẳng bên tai tôi. Vâng, “kể cả những người hái măng lão luyện và chịu khó nhất cũng không bao giờ dám nói là họ đã đào hết sạch măng quanh một bụi tre”. Tôi rất thích đi hái măng nhưng chưa bao giờ là một người hái măng giỏi chớ đừng nói là lão luyện.

Từ ngày xa Việt Bắc, do sự đẩy đưa của cuộc đời, bỗng dưng, tôi có thêm sở thích khảo cứu sách vở. Mới tập tành đó mà chợt ngoảnh lại, giật mình vì thấy cũng đã được mấy chục năm. Nói cho to tát thì như thể cũng có chút đáng gọi là thâm niên vậy. Nhưng cho dẫu là say thê lâu ngày, kết quả thu được bất quá cũng chỉ mới tỏ rõ sự cần mẫn mà thôi.

Phải chăng, đây đã là tất cả danh tướng của Lam Sơn. Đọc lại bản thảo lần chót, tôi bỗng thấy băn khoăn và tự hỏi mình như vậy. Nhưng, đời chẳng có gì tuyệt đối cả, vậy thì chu toàn đôi khi chỉ là một cách nói khéo léo, cốt để che đậy sự thiếu dũng khí của mình. Mà, phàm là con dân của một đất nước anh hùng có lịch sử hùng ngàn năm văn hiến, thiếu gì thì thiếu, lẽ đâu lại thiếu dũng khí bao giờ. Nghĩ vậy, tôi mới tự tin, hồ hởi đi nạp tập bản thảo thứ hai của bộ Danh tướng Việt Nam.

Mở sách này ra, nếu bạn thấy còn có chỗ nào đấy chưa thỏa đáng, thì lỗi ấy là của tôi, người chưa đủ sức để khai thác và khái quát sử liệu từ kho thư tịch cổ. Gấp sách này lại, nếu bạn thấy có chút đồng cảm với tôi, thì là bởi vì bạn và tôi cùng có chung lòng thành và sự tôn kính đối với anh linh của các đấng hào kiệt thiên cổ.

Thân ái xiết tay bạn.

Một phần của tài liệu Bài soạn DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T2 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w