TIỂU TRUYỆN VỀ TƯỚNG TRỊNH LỖI (? 1434)

Một phần của tài liệu Bài soạn DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T2 (Trang 92 - 93)

- Tướng trợ chiến đắc lực, lập công lớn trong trận Xương Giang (1427)

TIỂU TRUYỆN VỀ TƯỚNG TRỊNH LỖI (? 1434)

Trịnh Lỗi là một trong những tướng lĩnh của Lam Sơn, sát cánh chiến đấu với Bình Định Vương Lê Lợi ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vừa mới bùng nổ. Ông cũng là người từng lớp được nhiều công lao, nhưng rất tiếc những ghi chép tản mạn của sử cũ không đủ để có thể tái hiện lí lịch cuộc đời. Trong điều kiện khó khán đó, chúng tôi xin giới thiệu đoạn viết của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn trong ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ (Chư thần truyện):

“Trịnh Lỗi người làng Cự Lại, xã Sơn Lạc, huyện Gia Viễn (nay thuộc Ninh Bình - NKT), được ban quốc tính (là họ Lê).

Ông theo vua (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) khởi binh, từng cùng với các ông Lê Lễ (tức Đinh Lễ - NKT), Lê Khang... làm tướng, trước sau cùng chống giữ, trải không biết bao nhiêu là gian lao nguy hiểm, được phong tới hàm Thiếu úy.

Tháng giêng năm Đinh Mùi (tức là năm 1427 - NKT), ta đây hãm thành Đông Đô. Vua sai các tướng đi tuần tra các nơi, ông được lệnh đóng đồn canh giữ cửa Nam.

Năm Thuận Thiên thứ nhất (tức là năm 1428 - NKT), khi đã bình định xong giặc Ngô, ông được phong là Nhập Nội Thị Trung.

Năm (Thuận Thiên) thứ hai (tức năm 1429 – NKT) triều đình dựng biển khắc tên các công thần, ông được phong tước Đình Thượng hầu.

Năm (Thuận Thiên) thứ năm (tức là năm 1432 - NKT), ông được thăng làm Nhập Nội Đại Hành Khiển Tả Bộc Xạ, được tham dự triều chính .

Ngày 7 tháng 11 năm Thiệu Bình thứ nhất (tức là năm 1434 NKT), ông qua đời. Triều đình truy tặng ông hàm Bảo Chính Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Nhập Nội Trung Thư Lệnh, tước Hương Hầu, thụy là Trung Giản.

Năm Hồng Đức thứ 15 (tức là năm 1484 - NKT), được truy tặng tước Tuyên Hy Hầu, lại gia tặng hàm Thái úy, tước Đạo Quốc Công.

Cháu ông là Hữu Dật và Hữu Do đều làm Chánh Đội Trưởng trong lực lượng Tùy Quân”. _________________________

Một phần của tài liệu Bài soạn DANH TƯỚNG VIỆT NAM CỦA NG.KHẮC THUẦN - T2 (Trang 92 - 93)