Các hình thức vay nợ của Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 33)

3.3.1. Phát hành trái phiếu chính phủ

Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân.

Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ: được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn.

Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn): có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.

3.3.2. Vay trực tiếp

Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các định chế tài chính với lãi suất thị trường, vay ưu đãi (ODA) từ Chính phủ các nước khác, hoặc từ các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB,...với lãi suất thấp là thời gian ân hạn dài. Tuy nhiên, vay ưu đãi thường chỉ áp dụng cho các nước nghèo, có thu nhập thấp.

3.4. Thực trạng nợ công tại Việt Nam

Biểu đồ nợ công Việt Nam qua 10 năm

Từ biểu đồ trên cho thấy con số nợ công tăng vượt bật từ năm 2009 sau khủng hoảng kinh tế kéo dài từ cuối năm 2008. Với mức tăng GDP trên dưới 6% được duy trì trong nhiều năm qua (trừ 2009), vần đề nợ công của Việt Nam nằm ở các yếu tố giúp ổn định nền kinh tế như lạm phát hay thâm hụt vãng lai. Với bối cảnh kinh tế khó khăn trong những năm gần đây: lạm phát Việt Nam tăng cao trong 2 năm 2010

(11.7%), 2011 (18.58%); năm 2012 (6.81%) tuy lạm phát giảm rõ nhưng Việt Nam lại phải gánh khoản nợ lũy kế từ những năm trước cộng với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài do nguồn thu ngân sách eo hẹp (doanh nghiệp làm ăn không có lãi, Chính phủ giãn, giảm một số loại thuế và phí đối với doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn) trong lúc chi tiêu ngân sách lại không giảm. Chính những yếu tố bất ổn này làm nợ công của Việt Nam dù vẫn ở mức an toàn nhưng lại tăng đều qua các năm do tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài và là một phần nguyên nhân quan trọng đẩy nợ công của Việt Nam tăng vọt năm 2009 và không giảm trong 3 năm 2010- 2012.

Số liệu công bố về tình hình nợ công của Việt Nam không đồng nhất. Thậm chí, còn có sự chênh lệch rất lớn giữa số liệu của các tổ chức khác nhau. Theo số liệu được tổng hợp trong Bản tin nợ công số 2 của Bộ tài chính, tỷ lệ nợ công/ GDP năm 2012 là 55.7%. Trong khi đó, theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nợ công phải được tính bao gồm cả lạm phát và các khoản nợ tiềm ẩn, do đó tổ chức này cho rằng tỷ lệ nợ công/ GDP của Việt Nam vào khoảng 75-80%, lớn hơn rất nhiều so với cách hạch toán thông thường của Bộ Tài chính. Sự khác biệt này có lẽ đến từ cách định nghĩa nợ công khác nhau của mỗi tổ chức. Điều này thể hiện sự bất cập trong cách

tính toán và công bố nợ công ở nước ta, đồng thời khiến cho việc tái dựng toàn cảnh tình hình nợ công Việt Nam trở nên rất khó khăn.

Trên đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist (The global debt clock), nợ công của Việt Nam tới chiều ngày 29/10/2013 là 76.88 tỷ USD, tương đương 48.5% GDP, tăng 11.7% so với năm ngoái. Trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 853.31 USD nợ.

So với thế giới thì Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công khá thấp.

Tình hình nợ công Việt Nam 16h04p 29/10/2013

Khi vay nợ thì quy mô khoản vay không quan trọng bằng khả năng thanh toán khoản nợ đó. Khả năng thanh toán ở đây được nhìn đơn giản thông qua GDP của mỗi nước. Nếu xét theo tiêu chí tỷ lệ nợ công/ GDP thì Việt Nam lại được The Economist xếp vào nhóm nước có mức độ trên trung bình.

Quốc gia (2013) Nợ công/ người (USD) Tỷ lệ nợ công/ GDP (%) Mỹ 40,431.47 79.4 Nhật Bản 98,903.30 233.9 Trung Quốc 1,124.30 16.4 Indonesia 996.34 25.1 Malaysia 6,622.12 59.3 Philippines 1,293.16 48.6 Singapore 52,449.67 95.4 Thái Lan 2,956.18 50.4 Việt Nam 853.31 48.5

Như vậy, hiện nay mức nợ công của chúng ta đang ở mức an toàn hay đáng báo động?

Thực ra,trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung nào về ngưỡng an toàn đối với nợ công. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu an toàn nợ công thường dựa trên: Cơ sở đánh giá thực trạng nợ; Tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ; Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển; Hệ số tín nhiệm của quốc gia; Tham khảo khuyến nghị của IMF về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2008- 2012, nợ công liên tục gia tăng, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP vẫn đang trong ngưỡng an toàn cho phép. Theo số liệu của Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam năm 2008 là 44.5%; năm 2009 là 52.9%; năm 2010 là 56.8%; năm 2011 tỷ lệ này có giảm

so với năm 2010, ở mức 54.9%; nhưng đến năm 2012, lại có xu hướng tăng trở lại, với tỷ lệ 55.7%.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức an toàn là 65% đã được xác định trong chiến lược nợ công và nợ nước ngoài quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Năm 2013, với tình trạng thu ngân sách gặp rất nhiều khó khăn, khả năng thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao. Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, đồng thời, việc thực hiện chính sách miễn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và Chính phủ cần thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế sẽ làm giảm nguồn thu trong khi nhu cầu chi tiêu Chính phủ vẫn gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2013 ước tính đạt 509.7 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 62.5% dự toán năm. Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2013 ước tính đạt 640.4 nghìn tỷ đồng, bằng 65.5% dự toán năm. Như vậy, thâm hụt ngân sách là 130.7 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy, nhiều khả năng năm 2013 thâm hụt ngân sách có thể ở mức 5%, đồng nghĩa với việc mức gia tăng nợ công năm 2013 sẽ tiếp tục tăng cao.

Như vậy, mặc dù mức nợ công so với GDP của Việt Nam vẫn được đánh giá là an toàn nhưng nợ công đang ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi nợ công quá cao, bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế, quốc gia còn phải đối mặt với nguy cơ suy giảm chủ quyền, khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế, nguy cơ bất ổn về xã hội khi Nhà nước không đảm bảo được những vấn đề về an sinh xã hội cho người dân. Thông thường, đó là những sức ép về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội, khó khăn trong giải quyết thất nghiệp..và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế theo hướng tự do hoá nhiều hơn. Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.

Mặt khác, mối quan ngại về sự già hóa dân số sẽ làm cho nợ công tăng vọt trong những thập kỷ tới. Nguyên nhân là do lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ làm cho

nguồn thu thuế của chính phủ bị sụt giảm, trong khi đó số người nghỉ hưu tăng lên sẽ gây áp lực cho việc tăng chi tiêu chính phủ trong các khoản lương hưu và chăm sóc sức khỏe…do vậy, quản lý nợ công thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

3.4.2. Cơ cấu nợ công ở Việt Nam

Về cơ cấu, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 21% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,0% so với tổng số dư nợ công. Cơ cấu này được cho là phù hợp với định hướng chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2012 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28% trong cơ cấu nợ. Nhật vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới (WB) chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chiếm 8%, các chủ nợ khác chiếm 34%.

Cơ cấu các khoản nợ công của Việt Nam chủ yếu vẫn được huy động từ các khoản vay thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước, vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài từ các nhà tài trợ.

Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có thời gian dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA), trong đó có các khoản vay từ WB có thời hạn 25 năm trong đó 5 năm ân hạn, lãi suất 1,25% và phí quản lý là 0,75%. Các khoản vay từ ADB có thời hạn 30 năm trong đó có 7 năm ân hạn, lãi suất 1 - 1,5%. Còn các khoản vay từ Nhật Bản có thời hạn 30 năm trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 1 - 2%.

Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ, dòng vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.

Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA. Các điều khoản ưu đãi của ODA đã giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công; tuy nhiên, các khoản vay ưu đãi lại thường đi kèm với các điều khoản có liên quan đến những ràng buộc về chính trị và kinh tế khác. Nợ càng nhiều, ràng buộc về kinh tế, chính trị cũng lớn hơn. Khủng hoảng nợ Argentina (2001) và sự bất ổn của

Hy Lạp hiện nay là minh chứng điển hình cho tác động tiêu cực của nguồn nợ công từ nước ngoài.

3.4.3 Tình hình sử dụng vốn vay nước ngoài ở Việt Nam.

Theo đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế, vốn ODA ở Việt Nam được sử dụng khá thành công và hiệu quả. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ mô hình hợp tác sang mô hình đối tác với Việt Nam. Tính đến hết năm 2012, tổng vốn ODA mà cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam đã lên tới 71,7 tỷ USD. Tính trung bình mỗi năm Việt Nam thu hút thêm hơn 3 tỷ USD ODA từ các nhà tài trợ.

Tuy nhiên, không phải hầu hết các cam kết viện trợ đều được hiện thực hóa. Đến nay, Việt Nam mới nhận 58 tỷ USD, đạt 72% giá trị cam kết và đã giải ngân được 33,4 tỷ USD trong tổng giá trị nguồn vốn viện trợ.

Cũng phải thừa nhận rằng, khoản ODA đã góp phần thay đổi bộ mặt Việt Nam. Thông qua ODA, Việt Nam đã thực hiện được nhiều công trình quan trọng. Điển hình như dự án nâng cấp Quốc lộ 1A; xây dựng đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai, cầu Cần Thơ, Bãi Cháy, Nhật Tân; các dự án giao thông đô thị tại Hà Nội.

Khác với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA ngoài giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, còn kéo theo các cam kết hỗ trợ, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển chính sách cho Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chính thức công bố, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Con số này đã cao hơn nhiều so với ước tính sơ bộ mà Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố hồi cuối năm 2012: cả vốn cấp mới và tăng thêm là 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011.

Về định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ 2011 – 2020, Chính phủ Việt Nam sắp tới sẽ tập trung vào những nhà tài trợ lớn, đặc biệt là nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (ADB, AfD, JICA, KEXIM, KfW, WB) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tiên tiến, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, các vùng và khu vực phát triển trọng điểm.

Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2012, cả nước đã có 1.287 dự án FDI mới được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Trong khi đó, có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Nếu xét về, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với 549 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,7 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2012.Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2, với 13 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm 12,1%.Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 220 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 772,8 triệu USD, chiếm 4,7%.

Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng vị trí thứ 2, 2,6 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 3, với 1,9 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, BritishVirginIslands, Hồng Kông.

Như vậy, lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD. Còn về vốn thực hiện, năm 2012, con số này là 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% mức thực hiện của năm 2011.

3.4.4. Tình hình trả nợ vốn vay nước ngoài ở Việt Nam.

Chính phủ cũng khẳng định, chỉ tiêu về trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước luôn nằm trong giới hạn an toàn, dưới 25% tổng thu.

Sau đây là các con số thống kê tình hình trả nợ nước ngoài ở Việt Nam tính đến năm 2012:

VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ 2010 – 2012

(Triệu USD, tỷ VND)

DƯ NỢ 46.978,07 889.388,73 52.529,01 1.092.761 61.031,96 1.277.173 Nợ nước ngoài 28.008,30 530.253,02 32.032,50 666.372,68 34.872,20 726.317,61 Nợ trong nước 18.969,77 359.135,71 20.496,51 426.388,80 26.159,76 550.855,53 RÚT VỐN TRONG KỲ 11.423,99 210.952,73 10.029,65 204.452,76 13.548,72 282.179,18 Nợ nước ngoài 4.677,89 85.959,33 3.835,25 78.588,66 4.446,32 92.605,78 Nợ trong nước 6.746,10 124.993,40 6.194,40 125.864,10 9.102,40 189.573,40 TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ 4.702,80 87.104,50 5.184,76 110.633,53 6.703,03 133.778,39 Nợ nước ngoài 1.125,58 20.843,37 1.288,83 26.185,79 1.418,86 29.549,62 Nợ trong nước 3.577,22 66.261,13 3.895,93 84.447,74 5.284,17 104.228,77 Trong đó: Tổng trả nợ gốc trong kỳ 3.379,16 62.601,58 3.818,22 78.449,86 4.029,27 83.457,82 Nợ nước ngoài 718,11 13.312,70 800,03 16.277,75 880,88 18.345,50 Nợ trong nước 2.661,05 49.288,88 3.018,19 62.172,11 3.148,39 65.112,32 Tổng trả lãi và phí trong kỳ 1.323,65 24.502,92 1.366,53 32.183,67 2.673,75 50.320,56 Nợ nước ngoài 407,48 7.530,67 488,80 9.908,04 537,98 11.204,12 Nợ trong nước 916,17 16.972,25 877,73 22.275,63 2.135,77 39.116,44

VAY VÀ TRẢ NỢ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH 2010 – 2012

(Triệu USD, tỷ VND)

2010 2011 2012

USD VNĐ USD VNĐ USD VNĐ

DƯ NỢ 11.935,00 225.953,42 13.862,17 288.374,75 16,454.02 342.704,30 Nợ nước ngoài 4.732,97 89.604,65 5.611,41 116.734,15 7.229,82 150.582,72

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w