Cơ cấu nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 38 - 39)

Về cơ cấu, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 21% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,0% so với tổng số dư nợ công. Cơ cấu này được cho là phù hợp với định hướng chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2012 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28% trong cơ cấu nợ. Nhật vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới (WB) chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chiếm 8%, các chủ nợ khác chiếm 34%.

Cơ cấu các khoản nợ công của Việt Nam chủ yếu vẫn được huy động từ các khoản vay thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước, vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài từ các nhà tài trợ.

Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có thời gian dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA), trong đó có các khoản vay từ WB có thời hạn 25 năm trong đó 5 năm ân hạn, lãi suất 1,25% và phí quản lý là 0,75%. Các khoản vay từ ADB có thời hạn 30 năm trong đó có 7 năm ân hạn, lãi suất 1 - 1,5%. Còn các khoản vay từ Nhật Bản có thời hạn 30 năm trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 1 - 2%.

Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ, dòng vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.

Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA. Các điều khoản ưu đãi của ODA đã giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công; tuy nhiên, các khoản vay ưu đãi lại thường đi kèm với các điều khoản có liên quan đến những ràng buộc về chính trị và kinh tế khác. Nợ càng nhiều, ràng buộc về kinh tế, chính trị cũng lớn hơn. Khủng hoảng nợ Argentina (2001) và sự bất ổn của

Hy Lạp hiện nay là minh chứng điển hình cho tác động tiêu cực của nguồn nợ công từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w