Quản lý nợ công tại Việt Nam

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 42 - 43)

3.5.1. Sự cần thiết phải quản lý nợ công

Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nợ công.

Quản lý nợ công hiện đang là vấn đề được rất nhiều nước quan tâm, bởi lâu nay có vẻ công tác này chưa được quan tâm đúng mức nên mới dẫn tới hậu quả là các cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra liên tục và diễn biến ngày càng thêm phức tạp:

Xem xét nguyên nhân của một số cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy chúng đều bắt nguồn từviệc quản lý nợ công yếu kém gây ra.Có thể kể ra hàng loạt các cuộc khủng hoảng nợ công, như: Khủng hoảng nợ công Mexico năm 1994; Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997 - 1998 được châm ngòi từ Thailand mà có nguồn gốc từ vấn đề nợ công; Khủng hoảng nợ công ở Nga năm 1998, Khủng hoảng nợ công Brazil năm 1998 - 1999; Khủng hoảng nợ công Argentina 2001; Khủng hoảng nợ công Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 - 2002... Gần đây nhất là khủng hoảng nợ công các nước EU được khởi phát từ Hy Lạp và đang lây lan rất nhanh sang hàng loạt các nước khác. Không chỉ thuộc khối EU, mà khủng hoảng nợ công có xu hướng "toàn cầu hóa" rất nhanh. Còn khá nhiều ý kiến thậm chí là trái chiều nhau khi bàn về cuộc khủng hoảng nợ công EU hiện nay. Có những ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công EU hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 tác động gây hiệu ứng khuyếch tán các bất cập vốn vẫn âm ỉ ở một số nước EU.

Một số ý kiến khác lại cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay về bản chất không có gì khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, khi mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các chính phủ nới lỏng chi tiêu vượt quá nguồn thu ngân sách dẫn tới phải tăng cường vay nợ dể bù đắp. Tại một số quốc gia, các chính phủ có xu hướng tăng chi đầu tư phát triển. Đây thường là các nước đang phát triển với khu vực đầu tư tư nhân bị hạn chế (kể cả khu vực FDI) và để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng GDP thì đòi hỏi chính phủ phải tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (bao gồm cả một bộ phận rất quan trọng vốn vay nước ngoài). Trong khi đó, một số chính phủ nước khác lại có xu hướng tăng chi tiêu ngân sách để duy trì phúc lợi công cộng.

Vấn đề quản lý nợ công ngày càng nổi lên là một vấn đề có tính thời sự ở tất cả các nước, từ nước nhỏ nhất đến các cường quốc kinh tế: Nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%; nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình Quốc hội, đến 31/12/2011, nợ công là 54,6%, đến 31/12/2012 là 58,4% GDP. Ngày 8/11/2011, Quốc hội đã thông qua nâng trần nợ công Việt Nam đến 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP và dư nợ quốc gia không quá 50% GDP. Đây là, một tỷ tăng đáng kể so với các năm trước và không nhỏ, cần có những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công hiện nay để tránh những hậu quả bất lợi có thể xảy ra trong tương lai.

Việc quản lý nợ công hợp lý có thể làm giảm thiểu chi phí và rủi ro. Mục tiêu chính trong quản lý nợ công là: đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính và các nghĩa vụ thanh toán của Chính phủ với chi phí thấp nhất trong trung hạn và dài hạn, tương ứng với rủi ro ở mức cẩn trọng. Rủi ro tiềm ẩn của nợ công là không ít, trong đó, sự biến động tăng của lãi suất, tỷ giá gây ra những tổn thất không nhỏ đối với nợ công, làm tăng các khoản nợ công của Chính phủ. Do vậy, một cơ cấu nợ hợp lý về đồng tiền, về cấu trúc kỳ hạn, cấu trúc lãi suất, cấu trúc nợ trong nước và nợ ngoài nước của Chính phủ là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w