Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 43 - 45)

3.5.2.1. Nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 - 2012, nợ công liên tục gia tăng, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP vẫn đang trong ngưỡng an toàn cho phép. Theo số liệu của Cục

Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính, năm 2008 tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam là 44,5%; năm 2009 là 52,9%; năm 2010 là 56,8%; năm 2011 tỷ lệ này có giảm so với năm 2010, ở mức 54,9%; nhưng đến năm 2012, lại có xu hướng tăng trở lại, với tỷ lệ 55,6%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức an toàn là 65% đã được xác định trong chiến lược nợ công và nợ nước ngoài quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo đánh giá tháng 6 đầu năm 2012 cũng tính nợ công của Việt Nam chỉ ở mức là 48,3% GDP vào cuối năm 2012 và 48,2% GDP vào năm 2013 và đánh giá đến năm 2020 nợ công vủa Việt Nam ở ngưỡng an toàn là không quá 65% GDP

Trong thời gian gần đây, công tác quản lý nợ công của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là:

Thông qua hoạt động vay nợ, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các giới hạn an toàn.

Hoạt động huy động vốn trong nước của Chính phủ thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ cũng đã giúp hình thành thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước, một thành tố khá quan trọng để hình thành thị trường tài chính hoàn chỉnh. Thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục có bước phát triển mạnh về quy mô và chất lượng góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho NSNN với khối lượng huy động tính đến ngày 17/12/2012 đạt 156.544 tỷ đồng.

Trong công tác quản lý nợ, các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ hơn và tiến gần đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài. Chính phủ đã thực hiện nguyên tắc thống nhất quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia trên cơ sở phân công, xác định trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý. Chúng ta đã chủ động, đã có Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác trả nợ Chính phủ trong và ngoài nước luôn được thực hiện đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra nợ quá hạn như những năm về trước. Việc tích cực đàm phán xử lý các khoản nợ cũ với các chủ nợ nước ngoài (thuộc Câu lạc bộ Pa - ri, Câu lạc bộ Luân Đôn) đã giúp giảm đáng kể nghĩa vụ nợ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG nợ CÔNG (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w