CHƯƠNG X GIẢN DỊ HÓA CÁC CÔNG VIỆC CHÁN NẢN HÀNG NGÀY

Một phần của tài liệu Lợi mỗi ngày được một giờ (Trang 50 - 52)

C. Tổ chức lại thời khắc biểu của bạn.

CHƯƠNG X GIẢN DỊ HÓA CÁC CÔNG VIỆC CHÁN NẢN HÀNG NGÀY

NẢN HÀNG NGÀY

Trừ phi là một quốc vương Ấn Độ chung quanh lúc nào cũng có cả trăm kẻ hầu người hạ đón trước từng ý muốn một, còn thì ai cũng phải hằng ngày làm vô số công việc lặt vặt, tiêu hao mất một phần lớn thì giờ và sinh lực. Mỗi người phải tùy hoạt động, tính khí riêng của mình mà tìm cách giải quyết lấy những vấn đề nhỏ của mình. Tuy nhiên có một số quy tắc có giá trị khá phổ biến, tôi xin nhắc qua dưới đây.

• Cất không phải là giấu.

Không có gì bực mình và mất thì giở bằng kiếm hoài một vật “ cất đâu mà không nhớ ra”. Có những người thù “cái thói ngăn nắp”, cứ sống xô bồ, tùy hứng, cho như vậy mới thú. Họ nói sao thì nói, con người có lương thức bao giờ cũng nhận rằng mỗi vật nên đặt vào chỗ nhất định, tùy theo công dụng của nó. Có một chỗ nhất định cho mỗi vật chẳng dễ dàng hơn là mỗi lần phải kiếm một chỗ tạm nào cho nó ư? Nhất là chẳng đỡ tốn thì giờ phải lục lọi để kiếm mỗi lần khi cần dùng tới ư? Biết cách xếp đặt thì giảm được phần lớn những công việc lặt vặt đáng chán hàng ngày, đỡ phải làm nhiều cử động ( đi đi lại lại, lục lọi) chẳng có lợi gì cho trí tuệ và óc tưởng tượng cả. Nhất là tiết kiệm được rất nhiều thì giờ. Dưới đây là ít lời khuyên thực tế:

1- Sau mỗi mùa, xếp những đồ vật nào khồng cần dùng tới nữa, xếp vào một cái hộp riêng, ngoài dán miếng giấy ghi trong có chứa những gì rồi cất vào một ngăn tủ. Một hộp có thể có hai công dụng: mùa hè chứa áo lạnh, mùa đông chứa áo mỏng; và như vậy có hai cái nhãn, khi chứa vật nào thì quay cái nhãn đó ra phía ngoài.

2- Những hộp bằng chất nhựa trong (matiere plastique) vừa bền, sạch, vừa tiện lợi, khỏi phải dán nhãn ở ngoài.

3- Cho mỗi ngăn tủ một con số: làm một bảng liệt kê những vật cất ở mỗi ngăn. Muốn kiếm chỉ việc tra cái bảng đó là thấy ngay chỗ để mỗi vật.

4- Lựa kỹ một chỗ móc chùm chìa khóa trong nhà, để cho dễ lấy mà trẻ không rớ tới được.

5- Những vật cùng dùng một lúc nên để chung với nhau; chẳng hạn những đồ mang theo trong khi đi xa, những đồ phụ tùng chỉ dùng những khi tiếp khách…Một bà bạn tôi bỏ vào trong một cái túi riêng tất cả những đồ mang theo khi lại sân quần vợt, để mỗi lần đi khỏi phải thu xếp.

6- Trong tủ quần áo, có khi xếp riêng quần một chỗ, áo một chỗ, khăn mùi xoa một chỗ…không lợi bằng xếp chung những thứ hợp với nhau thành một bộ, lúc nào dùng tới khỏi phải lựa chọn.

• Dự trữ để khỏi mất thì giờ.

Dự trữ thì hơi tốn tiền một chút, nhưng bù lại lợi được nhiều thì giờ mà đỡ phải bực mình. Một nhân vật có tiếng tăm đã liệt kê những vật mà gia đình ngăn nắp nào cũng phải dự trữ sẵn. Lưỡi dao cạo: chỉ còn một hai lưỡi thì nhớ mua ngay một hộp nhỏ mười lưỡi nữa.

Dây giày, ai cũng đã có lần bực mình mới cột chiếc giày thì dây đứt, phải bỏ đôi đó, đi đôi khác, có khi không hợp với màu quần áo. Khi mua giày, nên mua sẵn vài đôi dây giày.

Dù, nên có hai cây, một để ở nhà, một để ở phòng giấy. Để cơn mưa bất thần đổ xuống khỏi bị ướt, bị cảm, khỏi phải đợi cho mưa tạnh.

Xà bông, bàn chải răng, khăn mặt…đừng đợi hết rồi mới mua. Viết chì, mực, giấy, bao thư, tem… cũng vậy. Rồi kim khâu, chỉ, nút áo, đồ để mở các hộp thức ăn…cũng nên luôn có sẵn.

Nhà văn đó còn khuyên trữ các thuốc thường dùng nữa.

• Giấy tờ riêng.

đặt những giấy tờ đó cho hợp lý. Giấy tờ nào cùng một loại cho vào một bìa kẹp riêng, ngoài đề tên loại gì. Bạn có thể phân loại như sau:

1- Nhà : thuế thổ trạch hoặc biên lai tiền nhà…sửa chữa. 2- Xe. 3- Hóa đơn các đồ dùng. 4- Bảo hiểm. 5- Khai sinh- bằng cấp. 6- Toa bác sĩ cho. 7- Linh tinh.

Tùy nghề nghiệp, hoạt động của chủ nhà, có thể thêm vài mục nữa trong bảng phân loại đó: quy tắc là càng giản dị càng tốt, rắc rối quá thì khó tìm mà mất thì giờ.

• Sổ sách trong nhà.

Nên ghi lại mọi biến cố quan trọng xảy ra trong nhà, nhất là những việc về tiền nong. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết được số tiền còn lại mà thiên hạ bỏ quên ở các ngân hàng, không rút ra. Có khi người ta quên không lấy về những vật đem lại tiệm sửa hoặc giao cho người khác giữ giùm. Các tiệm kim hoàn, tiệm nhuôm có thể cho biết nhiều điều lý thú về cái tật quên đó của khách hàng. Rồi có bao nhiêu lô trúng thưởng các cuộc xổ số mà không ai lại lãnh.

Sổ sách lộn xộn làm cho nhiều gia đình thiệt hại lớn về tiền bạc và thì giờ. Có khi người ta đánh mất cả chứng khoán, văn tự và đành thua thiệt.

Số thẻ kiểm tra, số danh bộ, số bảo hiểm… phải ghi vào một cuốn sổ riêng, nếu có mất thì tra ngay được mà xin một phó bản.

Những giấy tờ quan trọng thì nên cất vào tủ sắt hoặc một chỗ nào chắc chắn. Cất ở đâu thì cho người khác trong nhà biết. Mỗi năm soát lại một lần. Cẩn tắc vô ưu. Có thứ tự thì ta có được một cảm giác an toàn, thảnh thơi.

• Biết hưởng cái thú vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình

Bàn đến cái thú tiêu khiển trong một chương viết về các việc lặt vặt chán nản trong gia đình thì có vẻ như lạc đề. Nhưng sự thực cũng do thói không có thứ tự mà nhiều người đâm chán hai món tiêu khiển đó. Chương trình phát thanh hay truyền hình nào cũng có những mục ta không ưa, nhưng cũng có một số mục bổ ích, lý thú.

Ta cần coi báo để biết chương trình mỗi ngày rồi lựa chọn những mục ta sẽ bắt để khỏi vận may hoài kiếm một mục vừa ý. Ghi cảm thưởng của ta về các chương trình đó: hễ ta thích đoàn nào, mục nào thì lần sau bắt đoàn, mục đó, mà tránh những đoàn , mục ta không ưa. Cũng như đọc sách, cần biết nhà xuất bản, tác giả nào đáng tin cậy, viết về những đầu đề ta đương muốn tìm hiểu. Nhưng đừng mở máy thu thanh suốt ngày suốt đêm để cho có tiếng ồn trong nhà, chứ lắm lúc chẳng nghe gì cả. Cách đó không phải là cách làm lợi được mỗi ngày một giờ.

Một phần của tài liệu Lợi mỗi ngày được một giờ (Trang 50 - 52)