C. Tổ chức lại thời khắc biểu của bạn.
d. Một thời khắc biểu khác thườn g: Ông giám đốc phòng quảng cáo của một công ty phát thanh lớn nọ đề nghị một thời khắc biểu khác hẳn các thời khắc biểu thông thường Chính ông ta bắt đầu
lớn nọ đề nghị một thời khắc biểu khác hẳn các thời khắc biểu thông thường. Chính ông ta bắt đầu làm việc hồi 13 giờ ( buổi sáng không làm). Từ 13 giờ đến 17 giờ ông ta tiếp khác, điện đàm, dự các cuộc họp. rồi bốn giờ sau, từ 17 đến 21 giờ, ở ngoài giờ làm việc của các nhân iên khác, hoàn toàn thuộc về ông. Ong ta có thể làm việc một cách rát yên tĩnh, tập trung tinh thần vào các vấn đề quan trọng, sửa lại các dự án, tìm ý mới. dĩ nhiên, vợ con không ưa cách làm việc đó của ông, nhưng thỉnh thoảng, gặp lúc nhiều việc, ông dùng thời khắc biểu đó thì họ không phàn nàn. Ông Douglas S. Freeman là một nhà văn nổi danh nhất về tiểu sử của các danh nhân Mỹ. bộ tiểu
sử George Washington của ông gồm sáu cuốn. Ông có thói quen viết vào những giờ người khác ngủ hay nghỉ ngơi. Nhờ cách làm việc đó và nhờ tài năng, ông đã thành công, được nhiều giải thưởng, như giải thưởng Pulitzer.
Ông thức dậy hồi 2 giờ rưỡi sáng, 3 giờ ngồi vào bàn viết trên đó đã có một xấp tin tức cuốc cùng các thông tấn xã gởi tới. Cho tới 8 giờ ông viết bài bình luận về thời sự. công việc ở tòa soạn xong rồi, ông lại đài phát thanh để trình bày những tin tức cuối cùng. Mười hai giờ rưỡi trưa ông về nhà, ăn rồi ngủ một giấc ngắn. bây giờ mới bắt đầu ngày « ngày mới » của ông ; cả buổi chiều ông lo viết sử và tiểu sử. Cho tới khi chết ( năm 1953, thọ sáu mươi bảy tuổi), ông làm việc đều đều theo mức đó, năng suất không hề giảm.
• Trị các tiếng động.
Tiếng động là kẻ thù số 1 của năng suất. Ở thành thị, người nào cũng là nạn nhân của tiếng động. Hiện nay tiếng động đã bắt đầu theo các đường cái mà lan về thôn quê. Theo các nhà tâm lý học, tiếng động gây ra những nỗi lo lắng có hại cho bắp thịt và cơ quan tiêu hóa mà chính ta không hay. Nó cũng làm cho tim đập mau hơn, huyết áp tăng lên. Nó ảnh hưởng tai hại tới sức khỏe.
Ngay cả khi ta có cảm tưởng đã quen với tiếng động, không để ý tới nó nữa thì cơ thể ta vẫn tiếp tục phản kháng lại nó, không chấp nhận nó. Vì vậy phải tìm cách tránh tiếng động.
Nếu cánh cửa hay đập rầm rầm thì gài nó lại hoặc chêm những miếng cao su cho êm. Bộ phận nào rít quá thì cho dầu vào. Nếu có thể được, vách và cửa nửa nên bọc một lớp cách thanh, nghĩa là ngăn tiếng động. Khi lựa một căn nhà làm chỗ làm việc, nên để ý xem nơi đó có ồn ào quá không ; khi mua đồ đạc cũng nên lựa những vật đừng kêu vang quá.
• Đừng để công việc bị ngắt quãng.
Đương lúc phải suy nghĩ lung mà điện thoại reo thì bực mình lắm. Gỡ ống nghe ra mà đặt một bên để cúp điện thoại,
Công việc nào quan trọng thì nên dành vào những giờ yên tĩnh. Nếu cần, ăn sớm đi hoặc lùi bữa ăn lại để tiếp tục làm việc cho xong.
Khách tới ngồi lâu quá, già chuyện quá thì trong khi nọ thao thao bất tuyệt, ta nên nhìn lên trần nhà, ra cửa sổ, họ sẽ hiểu ý ta.
Một danh sĩ khuyên tôi như vầy : « Chín mười giờ tối, khách chưa chịu ra về mà sáng hôm sau ta phải dậy rất sớm để làm việc thì đừng ngần ngại gì cả, cứ nói thẳng cho khách biết là mình cần nghỉ ngơi. Sau khi ngáp dài vài cái, vươn vai, ta đặt trước mặt khách rượu, thuốc hút, bánh trái, xin khách cứ tự nhiên coi như ở nhà mình rồi đi vô phòng ngủ, chẳng khách sáo gì cả. tin đó sẽ lan truyền rất ma và các bạn bè khác sẽ khó chịu đấy nhwung không quấy rầy ta nữa. Những vị nào thình lình tới chơi mà không kêu điện thoại báo trước, thì nên lạnh lùng với họ để cho họ hiểu. hoặc nhờ bà nhà thưa với họ rằng « nhà tôi mệt » hoặc đương mắc việc.
Mời họ về hoặc bỏ họ ngồi trơ đó khi họ ngồi lâu quá, thai độ đó khiếm nhã thật, nhưng như vậy còn hơn là để cho khách không hiểu mình mà làm mất thì giờ của mình. Nếu có một vài ông tưởng rằng ngồi chơi với mình tới khuya là làm cho mình vui thích lắm, thì đó là lỗi tại mình. Thái độ không nể nang của mình có thể làm mất lòng một số người đấy, nhưng nếu mình đứng đắn, lịch sự với một số người khác thì những bạn thân của ta sẽ tha thứ cái tánh thẳng thắn của ta.
• Trừ tiệt bọn phá quấy.
Không gì bực mình hơn bằng phải nghe một kẻ quấy rầy kể hết chuyện này tới chuyện khác, toàn những chuyện vớ vẩn, vô bổ. Hễ thấy họ tới thì tốt hơn hết, nên lẩn đi. Nên trong buổi tiếp tân, bạn lỡ thành nạn nhân của bọn đó thì cứ nói dại rằng vợ con ở nhà đau, cần phải về. nếu khách cứ ngồi nói một mình, nói hoài mà sắp tới giờ ta phải dự một cuộc hội họp thì làm bộ ho, lắc đầu, chán nản như xin lỗi khách. Một người mới chỉ hơi biết mặt mà vồ ngay lấy ta đúng lúc mình bận
việc thì cứ thản nhiên bảo họ lầm đấy, mình chưa có hân hạnh được quen họ. Nếu tất cả những cách đó đều thất bại thì còn cách này tốt nhất : Cứ nói thẳng rằng mình đương bận việc.