C. Tổ chức lại thời khắc biểu của bạn.
CHƯƠNG VI LUYỆN KÝ TÍNH VÀ NGHỆ THUẬT ĐỌC MAU MÀ KỸ.
MAU MÀ KỸ.
Thời buổi này, đọc là một hoạt động cốt yếu. Luyện khả năng đọc là tăng cơ hội thành công trong đời, tăng cơ hội trau dồi kiến thức, biết được thêm nhiều tiêu khiển thú vị mà trong việc xã giao cũng làm cho người khác chú ý tới mình, phục mình hơn. Nhiều người thú rằng có nhiều sách báo muốn đọc mà không có thì giờ đọc. Lý do rất giản dị, họ đọc chậm quá.
Ông Selwyn James, nhà chuyên môn Mỹ về nghệ thuật đọc, bảo rằng đa số chúng ta còn là nạn nhân của phương pháp cổ lỗ đọc nhẩm từng tiếng. Mắt kém cũng làm cho ta đọc chậm nữa, nhưng tật này thường dễ chữa.
Ở Huê Kỳ, người ta đã điều tra trong 400 lớp dạy đọc mau, và người ta thấy rằng cứ năm người thì có ba người đọc mỗi phút chỉ được 250 tiếng thôi. Như vậy tốc độ đọc không hơn tốc độ nói; mà năng suất đó chỉ bằng 15 phần 100 năng suất tối đa ( nghĩa là đọc hết sức nhanh chóng có thể một phút được 1.650 tiếng, khoảng 5 trang sách bạn đương đọc đây).
Muốn đọc nhiều sách báo hơn thì cần có ba điều kiện dưới đây:
- Tăng thời giờ rảnh để đọc sách báo;
- Lựa những sách báo đang đọc rồi luôn luôn mang theo mình, bất kỳ ở đâu. - Tập đọc mau hơn.
• Để thêm nhiều thì giờ rảnh vào việc đọc.
Không phải những người bận việc nhất mà đọc ít nhất đâu. Trái lại, những người thành công trong nghề thường rất bận việc mà lại thường là những người đọc nhiều nhất, nhờ đọc nhiều họ mới thành công. Có nhiều cách lặt vặt giúp bạn có thêm thì giờ đọc sách báo:
1- Những sách báo nào bạn thích đọc thì đặt nó ở những chỗ lúc nào cũng lấy ngay được. khi ngồi xe điện xe buýt, nên luôn luôn mang theo sách báo để đọc. dù mỗi ngày chỉ ngồi xe hai lần, mỗi lần năm mươi phút thì mỗi tuần cũng đọc được một giờ rồi.
2- Khi đi ngủ nhớ đặt một cuốn sách dưới gối hoặc trên chiếc bàn nhỏ đầu giường. dù bạn không bị chứng mất ngủ thì thế nào cũng có lần nửa đêm vẫn chưa chợp mắt được. càng tốt. không ngủ được thì đọc sách.
3- ở những chỗ nào bạn thường hay phải chờ đợi thì nên đặt sẵn một cuốn sách hay; đặt cả ở trong bếp hoặc bên cạnh máy điện thoại. những lúc chờ đợi đó, lật một tạp chí nhạt nhẽo để coi hình, sao bằng đọc một cuốn sách, một tờ báo bổ ích.
4- Khi đi hớt tóc, lại bác sỹ nha khoa, cũng nên mang theo một cuốn sách hay. Hẹn với ai ở tiệm cà phê, mà biết rằng người đó có thói quen tới trễ thì cũng nên mở một cuốn sách ra đọc cho đỡ sốt ruột mà có lợi là khỏi ngó kim đồng hồ. ‘
5- Nếu bạn lái xe thì nên luôn luôn có một cuốn sách trên xe, phòng khi xe chết máy hoặc kẹt đường lâu quá, nhất là đề phòng lúc bà nhà bắt bạn ngừng lại lâu quá để vào tiệm mua một món đồ.
• Lựa kỹ sách báo.
Dù có đọc nhanh tới đâu thì cũng không thể đọc hết các báo và tạp chí xuất bản trong nước được. vậy lựa chọn là việc quan trọng nhất. ai kém óc phê phán mà gặp báo nào đọc báo nấy thì chỉ thêm rối trí thôi, chẳng biết tin báo nào. Thà đọc ít mà đọc những sách báo hay. Dĩ nhiên, tùy sở thích và nghề nghiệp của mình mà lựa sách. Nhưng muốn theo dõi tình hình trong nước và tình hình thế giới thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn được nhiều:
phải đọc hai lần những tin tức hàng ngày, chẳng bổ ích gì cho trí óc cả. lựa một nhật báo nào thông tin một cách rõ ràng nhất, vắn tắt nhất, đúng nhất.
2- Một số tuần báo đọc vui mà không rườm, loãng có thể giúp bạn hiểu biết thêm được những tin tức mà bạn chỉ lướt qua trên báo hàng ngày, không để ý tới.
3- Nhớ đọc những bài điểm sách trên một tạp chí đứng đắn; như vậy bạn được hướng dẫn trong việc lựa sách và biết được mọi phong trào, biến cố quan trọng về văn học.
4- Tập nhận định giá trị của các bài báo. Một ký giả Mỹ rất nổi danh đã tìm được một phương pháp rất hiệu nghiệm về điểm đó. Ông ta đọc rất nhanh mỗi bài; rồi ba bốn tuần sau, ông đọc lại kỹ những bài nào có ích lợi lâu dài. Ông giảng tại sao lại dùng phương pháp đó” Nhiều đề tài mới đầu tưởng là quan trọng mà chẳng bao lâu do hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác mà mất giá trị đi; ngược lại có những việc sau mới thấy là quan trọng. đọc lại lần thứ nhì, thấy bài nào dùng làm tài liệu thì tôi cắt mà giữ lại. lúc đó tôi mới nhận thấy chân giá trị của một tin tức hoặc một ý tưởng”. Ông ta dùng phương pháp đó để đọc báo hằng ngày, nhưng chúng ta có thể áp dụng vào tuần báo và mọi tạp chí khác được.
5- Nhiều nhật báo và tuần báo tóm tắt những tin tức trong tuần; những bài tóm tắt đó luôn luôn nên đọc.
6- Đừng nghe những tin đồn về thời sự. thường thường chỉ là những tin sai phóng đại. một nhật báo đúng đắn vẫn có nguồn tin tức đáng tin cậy hơn cả.
• Tập đọc nhanh.
Như tôi đã nói, theo nhà chuyên môn về nghệ thuật đọc, Selwyn James, chúng ta chỉ dùng trung bình 20 phần trăm khả năng đọc của ta, không khác gì những người đánh máy chữ chỉ dùng có hai ngón tay chứ không phải mười ngón.
Nhờ những phương pháp mới, ngày nay chúng ta có thể tăng gia tốc độ lên được.
Trước hết phải nhờ nhà chuyên môn coi xem mắt của ta ra sao. Những người đọc chậm quá thường do mắt kém, phải dùng kính, lựa được kính hợp rồi, lúc đó mới bắt đầu luyện tập để tăng tốc độ đọc lên. Phải tập cho mắt cử động một cách mau nhất. Có sáu bắp thịt nhỏ làm cử động mỗi con mắt. Khi mắt đưa trên trang giấy, những bắp thịt đó co lại mà mỗi lần co lại là mỗi lần ngưng. Hễ mắt đọc được nhiều tiếng mà không ngừng thì là tốc độ cao, ấn tượng từ mắt truyền vào óc, óc ghi lại và tìm hiểu nghĩa trong những lúc mắt ngừng. những lúc ngừng đó phải giảm tới mức tối thiểu.
Những người đọc chậm chỉ đọc được 150 tiếng mỗi phút; người trung bình đọc được 250 tiếng, người đọc mau thì được 700 ( khoảng 2 trang bạn đương đọc đây). Đọc mau mà không mệt mắt, trái lại đọc mau mà đều thì khoảng cách để mắt nghỉ rồi đọc lại kéo dài ra ( chẳng hạn trước đọc 4- 5 tiếng thì nghỉ, bây giờ 10 tiếng), nghĩa là các bắp thịt của mắt bớt phải vận động mà mắt ít mệt. Tập đọc nhanh là tập cho mắt nhìn qua một cái thấy ngay được một số tiếng càng ngày càng nhiều. nghĩa là đọc một nhóm chữ một lần, chứ không phải từng chữ. Các nhà chuyên môn gọi cách đọc đó là cách “ đọc tổng quát” ( mesthode globale).
Sau khi đã dùng một phim riêng dò xtes thị lực về chiều ngang của mứt học sinh ( nghĩa là mắt học sinh bao quát được bao nhiêu chữ trên một hàng), đo xem mắt của học sinh bao lâu lại ngừng, ngừng lâu hay mau, vị giáo sư dạy “ đọc mau” chiếu một trang sách lên màn ảnh, tập cho học sinh đọc. bình thường thì liếc mắt một cái phải đọc được trọn một câu và con số bảy síp ( chiffre). Sau đó dùng một cái máy gọi là “ máy tăng tốc độ đọc”. máy đó tự động lần lần che trang giấy khi ta đã đọc xong mỗi hàng; ta có thể vặn cho máy chạy nhanh hay chậm tùy ý. Máy không những đo đúng tốc độ đọc của ta mà còn buộc ta phải tập trung tinh thần, đọc mỗi lúc mỗi mau, vì máy đã che những hàng đọc rồi, ta không thể đọc trở lui được nữa, nên ta luôn luôn phải chú ý, không ngừng nửa giây.
Không cần phải bàn về giá tị phương pháp nữa vì kết quả của nó đủ thuyết phục ta rồi. một công ty bảo hiểm cho nhân viện theo học lớp” đọc mau” đã nhận thấy năng suất của họ trong phòng giấy tăng lên 25 %. Một kỹ nghệ gia ở Chicago có thói quen tối nào cũng môm về nhà một cặp đầy giấy tờ để làm tiếp tới khuya, ngày nay nhờ cách đọc đó mà xong các việc thường ngày ở hãng được. Với lại không nhất định phải theo những lớp đó cũng có thể đọc mau được. cứ tập ở nhà một cách đều đều thì cũng có kết quả.
• Nghệ thuật đọc.
Mỗi ngày tập nửa giờ trong một phòng tĩnh mịch, không bị ai quấy rầy. dưới đây là vài lời khuyên, bạn phải theo cho đúng.
1- Đừng đọc như cái máy mà luôn luôn phải vận dụng trí óc, chú ý tới cái gì mình đọc thì chẳng những hiểu mau mà còn nhớ lâu.
2- Đừng bao giờ mấp máy môi khi đọc. đừng đọc nhẩm, nhất là đừng đọc thành tiếng. muốn bỏ cái thói quen tệ hại đó, đặt ngón tay lên môi trong khi đọc.
3- Đừng đọc rời từng tiếng một. tập cặp mắt cho có thể nhìn vào là thấy ngay được cả một câu. Mỗi tiếng mà gồm nhiều chữ cái họp lại, ta không cần nhìn từng chữ cái mà đọc được tiếng đó; cũng vậy, mỗi câu gồm nhiều tiếng hợp lại, nếu tập cho quen thì chẳng cần nhìn vào tiếng cũng đọc được cả câu. Nghe diễn văn, ta nghe cả câu thì đọc sách ta cũng nên đọc cả câu.
4- Mỗi ngày phải tự buộc mình đọc nhanh hơn hôm trước một chút. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng mắt bạn dễ quen với tốc độ mới. đọc xong một bài rồi, bạn có thể đọc lại xem có bỏ điểm gì quan trọng trong lần đọc nhanh ( tức lần trước) không.
5- Bất kỳ là đọc sách, nhật báo hay tạp chí, phải ghi cảm tưởng, đánh dấu những đoạn quan trọng, ấn tượng trong óc sẽ sâu hơn. Công việc phê phán, lựa chọn, tổng hợp đó giúp ta nhớ được điểm chính, ý hay của bài.
6- Những chi tiết không quan trọng thì cương quyết gạt bỏ đi. Biết lướt qua những điểm không quan trọng là một quy tắc căn bản để đọc cho mau.
7- Theo ông giám đốc viện dạy đọc mau ở Nữu Ước thì vừa đọc vừa phải tóm tắt thầm trong óc ý của bài. Nghĩa là chỉ kiểm tra ý chính trong bài. Nhà chuyên môn đó khuyên ta nhận định các lối viết ( không có tính cách văn chương) để dễ phân biệt trong cuốn sách điểm nào cần nhớ, điểm nào có thể bỏ qua.
8- Hai nhà bác học chỉ huy cơ quan hướng dẫn sinh viên ở trường đại học Harvard đã đưa ra nhiều nhận xét bổ ích do kinh nghiệm của họ. họ bảo muốn đọc cho có lợi thì chúng ta phải có thái độ hoạt động, nghĩa là cho óc chú ý vào sự tìm kiếm ý mới. phân tích, phê phán, đoán trước, lựa chọn, so sánh, khen hoặc nếu cần thì chê, đó là những phản ứng cần thiết nếu ta muốn cho việc đọc sách của ta không đến nỗi vô ích.
Dĩ nhiên ta đọc nhanh hay chậm còn tùy bài nữa. báo hàng ngày đọc mau hơn những sách viết về nghề. Nhưng khi ta tăng tốc độ đọc các bài để tới 500 tiếng mỗi phút thì đồng thời ta cũng tăng tốc độ đọc các bài khó. Sau hai mươi giờ tập, nghĩa là sau năm hay sáu tuần ( mỗi ngày nửa giờ) tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên được khoảng 100 tiếng mỗi phút. Bạn đừng nên quên rằng đọc nhanh thì vừa có lợi hơn, vừa thích hơn, mà tiết kiệm được nhiều thì giờ.
• Đọc tắt.
Nếu bạn muốn biết về rất nhiều vấn đề, nhiều môn, nhiều ngành mà lại bề bộn công việc thì bạn nên đọc những tạp chí tổng hợp các bài báo và các sách đã ra. Trong những tạp chí đó, người ta ráng giữ được giọng văn của tác giả và cho độc giả có một ý niệm đúng và đầy đủ về mỗi tác phẩm.
• Tăng tiến ký tính.
cất một vật nào. Những người hay quên tốn không biết bao nhiêu công để làm những việc hàng ngày rất đáng chán. Trái lại một nhà kinh doanh ký tính rất tốt thì có thể bất kỳ lúc nào, chẳng cần có giấy tờ ghi chú gì cả, trình bày về một vấn đề đương bàn cãi mà đưa ra những con số, giá cả, mọi chi tiết đích xác được. Ký tính tốt là một bí quyết thành công trong nghề nghiệp. đáng buồn là rất ít người có ký tính tốt; đa số moi óc một cách tuyệt vọng để nhớ lại những tên, những con số mà không sao nhớ ra được.
Khoa luyện ký tính đã có cả ngàn năm nay. Ai cũng biết những thuật ký ức cổ nhân đã tìm ra để giúp trí nhớ như dùng con số thay chữ, ghép những chữ đầu mỗi tiếng thành một tiếng, ghép mỗi tiếng lựa trong mỗi câu rồi đặt thành vè, …Hiện nay ở Huê Kỳ, nhiều trường dạy học sinh luyện ký tính. Lại có những lớp riêng học khoảng 10 tuần. Kết quả cho ta thấy rằng ký tính tốt tuy là một thiên tư, nhưng nếu thiếu thiên tư thì cũng luyện được, miễn là phải chịu gắng sức lâu. Một nhà chuyên môn luyện ký tính tốt tuy là mtooj thiên tư, nhưng nếu thiếu thiên tư thì cũng luyện được, miễn là phải chịu gắng sức lâu. Một nhà chuyên môn luyện ký tính đã chỉ kỹ thuật ký ức của ông ta cho tôi. Một trong những thuật đó là liên kết một tên hoặc một sự kiện nào mình nhớ, với một vật thường dùng trong nhà. Ông ấy đưa thí dụ: “ Khi nhà tôi nhờ tôi viết thư cho công ty bảo hiểm để thay đổi điênù kiện bảo hiểm hỏa hoạn, đểkhỏi quên, tôi tưởng tượng ngay, phòng giấy của tôi bốc cháy. Thế là mới tới phòng giấy, tôi nhớ ngay hình ảnh đám cháy tưởng tượng đó và viết thư liền. tôi khỏi mất thì giờ nặn óc nhớ lại xem sáng hôm đó tôi có việc gì gấp phải làm ngay”. “ Thư viết xong rồi, để cho khỏi quên bỏ vào thùng thư, tôi tưởng tượng nhân viên bảo đảm đứng dựa vào thùng thư. Thế là đi ngang qua, thùng thư nào tôi cũng nhớ ngay đến nhân viên ấy. Dùng cách ấy để nhớ tên và con số cũng được”.
Nhà chuyên môn đó bảo ký tính cũng như mỗi bắp thịt, không dùng thì nó teo đi, đụng tới thường thì nó lớn ra. Nhớ nhiều việc, không làm cho óc ta quá sức chịu đựng đâu. Trái lại, càng bắt nó nhớ nhiều, càng đòi hỏi nó nhiều, nó càng phục vụ ta một cách mau mắn.
• Vài lời khuyên về thuật ký ức.
Một nhà chuyên môn về thuật ký ức bảo tôi: “ Nếu bạn bẩm sinh kém về ký tính thì không thể nào ganh đua nổi với hạng được trời phú cho mau nhớ và nhớ dai. Họ không phải khó nhọc gì cả, cái gì qua mắt là nhớ liền và họ biết được rất nhiều như một pho bách khoa tự điển sống. Nhưng bạn đừng nên tuyệt vọng, tự nhận rằng mình không thể nhớ được gì cả. Trái lại nên tận dụng khả năng của bạn, dù nó tầm thường. Theo một vài phương pháp tốt thì bạn có thể tấn bộ. dưới đây là một vài lời khuyên.
1- Ráng tập trung tinh thần vào những điều muốn nhớ.
2- Thỉnh thoảng ráng nhớ lại những điều đã nghe, đã thấy hoặc đã đọc, như vậy để ấn tượng được sâu hơn.
3- Khi có một cái gì mới thì móc nó vào một cái gì bạn đã biết rồi. chẳng hạn để khỏi quên mua quà tặng ai, bạn nghĩ tới một món quà nào bạn đã rất thích thú nhận được. Khi đọc sách, gặp một