Vị thế của MDB so với các ngân hàng thương mại khác trong ngành

Một phần của tài liệu bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng (Trang 44 - 47)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

8. Vị thế của MDB so với các ngân hàng thương mại khác trong ngành

Hệ thống ngân hàng Việt Nam khá đa dạng. Ngoài các ngân hàng do nhà nước sở hữu 100% vốn, còn có các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã có mặt tại thi trường Việt Nam. Tại thời điểm cuối năm 2009, hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm có: 5 ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn, 39 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 40 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 Công ty tài chính và 13 Công ty cho thuê tài chính. (Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước). MDB được chuyển từ mô hình cổ phần nông thôn (có phạm vi hoạt động hẹp – trong

địa bàn của Tỉnh An Giang và chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp) sang mô hình cổ phần đô thị vào cuối năm 2008, thực hiện tăng vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng vào cuối năm 2009 và đang trong quá trình phát triển mạng lưới kinh doanh nên các kết quả kinh doanh đạt được còn khiêm tốn so với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đến cuối năm 2009, có 14 ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ từ 1.500 tỉ đồng trở

xuống. Dựa trên số liệu của Báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2009 được công bố

trên website của các ngân hàng này, MDB có giá trị tổng tài sản nhỏ nhất trong số các ngân hàng có số liệu đã công bố. Có 4 ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng chưa công bố số liệu. Tổng tài sản của MDB chiếm 0,17% trong tổng số của tất cả các ngân hàng TMCP đã công bố số liệu. Xét trên yếu tố lợi nhuận trước thuế, MDB đứng hàng thứ sáu trong số mười ngân hàng đã công bố số liệu.

Dưới đây là một số số liệu của các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ gần với quy mô của MDB.

Bảng 20: So sánh các ngân hàng có quy mô tương đương tại thời điểm 31/12/2009

ĐVT: Tỉđồng

STT Tên Ngân hàng VĐL Tổsng tài ản Tikhách ền gửi hàng Dư nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế 1 Nam Việt 1.000 18.690 9.630 9.864 190 2 Sài Gòn Công Thương 1.500 11.876 8.482 9.600 278

3 Nam Á 1.253 10.914 4.500 5.013 74 4 Tiên Phong 1.250 10.729 4.230 3.193 165 5 Miền Tây 1.000 10.426 3.309 1.771 163 6 Xăng dầu Petrolimex 1.000 10.419 6.896 6.267 230 7 Đại Tín 1.500 8.528 3.896 5.214 74 8 Bảo Việt 1.500 7.270 3.514 2.256 76 9 Gia Định 1.000 3.330 1.162 2.354 72

STT Tên Ngân hàng VĐL Tổsng tài ản Tikhách ền gửi hàng Dư nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế

10 Phát triển Mê Kông 1.000 2.524 677 2.361 121

11 Đệ Nhất 1.000 N/A N/A N/A N/A

12 Kiên Long 1.000 N/A N/A N/A N/A

13 Việt Nam Thương Tín 1.000 N/A N/A N/A N/A

14 Đại Á 1.000 N/A N/A N/A N/A

Nguồn: Số liệu theo Báo cáo tài chính năm 2009 trên website của các ngân hàng. Nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn cần một nguồn vốn rất lớn để phát triển. Đây là thị trường lớn đối với các ngân hàng tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có MDB. MDB đã có nhiều kinh nghiệm,

đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong suốt quá trình phát triển đến ngày nay và

được khách hàng tín nhiệm. Sau khi chuyển sang mô hình ngân hàng cổ phần đô thị, MDB vẫn định hướng hoạt động tài trợ cho khu vực kinh tế nông thôn làm nền tảng.

Đồng thời, MDB chú trọng phát triển thêm lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiêu dùng, chăn nuôi và dịch vụ.

Với các định hướng và nỗ lực của MDB trong các năm sắp tới, MDB sẽ có một vị thế cao hơn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

8.2 Triển vọng phát triển của ngành

Ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, đang trong thời kỳ tăng trưởng cao do đó nhu cầu về vốn đầu tư trong những năm sắp tới còn rất lớn. Một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tếđược tài trợ bởi hệ thống ngân hàng. Với vai trò quan trọng như vậy, ngành ngân hàng đang có những thuận lợi cũng như thách thức trong thời gian sắp tới. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,4% năm 2005, 8,17% năm 2006 và 8,44% năm 2007, 6,23% trong năm 2008, 5,32% trong năm 2009. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 đã làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2010 đang được khẳng định. Ngân hàng Thế giới dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 như sau:

Năm 2010 (dựđoán)

Tăng trưởng GDP (%)

Thế giới 2,0

Các nước thu nhập cao 1,3

Các nước đang phát triển 4,3

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam, Buôn Ma Thuột, ngày 8 - 9 tháng 6 năm 2009.

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2010 là 6,5%. Đây là tỉ lệ

tăng trưởng GDP tương đối cao trong tình trạng nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn. Đểđạt được mục tiêu tăng trưởng đó, nền kinh tế cần một lượng vốn rất lớn. Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người (năm 2008), mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD/năm và đang gia tăng, tỉ lệ tiết kiệm của người dân khá cao, các giao dịch thanh toán thông thường vẫn sử dụng tiền mặt.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và đến năm 2020 như sau:

– Tạo lập khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo

đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

– Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng theo lộ trình phù hợp với năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng và khả năng kiểm soát hệ thống của NHNN.

– Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động

đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức tín dụng, có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện

đại, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.

– Tăng cường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Cổ phần hóa các NHTM do nhà nước sở hữu,....

Đó là những cơ hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và của MDB nói riêng.

8.3 Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Ngân hàng với định hướng của ngành, chính sách Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới

Lĩnh vực nông nghiệp là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Năm 2008, Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu Tổng sản phẩm của Việt Nam, chiếm khoảng 22,1%, trong đó Nông và Lâm nghiệp chiếm 18,14% và Thủy sản chiếm 3,95% và đa số dân số Việt Nam vẫn sống tại nông thôn, chiếm tỉ trọng khoảng 71,89% (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2008).

Do đó, Chính phủ rất quan tâm đến việc đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp trong các năm qua vẫn rất lớn. Năm 2008, vốn đầu tư cho ngành Nông nghiệp là 29.313 tỉ đồng (Nhà nước đầu tư

12.110 tỉ đồng) và Thủy sản là 9.665 tỉ đồng (Nhà nước đầu tư 765 tỉ đồng). (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2008). Theo dự kiến, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tăng trong các năm sắp tới.

Nhận thức được nhu cầu về vốn đầu tư của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn,

truyền thống, MDB định hướng sẽ tập trung trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay để

phục vụ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dù mô hình hoạt

động kinh doanh đã được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị, MDB vẫn định hướng là một ngân hàng chuyên nghiệp trong lãnh vực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp để phát triển nông thôn, cải thiện đời sống nông dân. Trước mắt vùng Đồng bằng sông Cửu Long là mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch kinh doanh năm 2010 và các năm kế tiếp. MDB định hướng trong 5 năm tới sẽ là ngân hàng có vị thế

quan trọng trong lãnh vực đầu tư phát triển Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân. Bên cạnh đó, để khẳng định và nâng cao vị thế của MDB trên thị trường tài chính tiền tệ, ngoài nghiệp vụ truyền thống, MDB sẽ mở rộng hoạt động dịch vụ, triển khai các nghiệp vụ mới (bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,…), nhằm đa dạng hóa hoạt

động và tăng thu nhập. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay. MDB sẽ kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh để hoạt động kinh doanh của MDB luôn an toàn và hiệu quả.

Với định hướng nêu trên, MDB nhận thấy chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế

phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, xu thế phát triển của đất nước, với các chính sách của Nhà nước, và phù hợp với xu thế hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam với thế giới.

Một phần của tài liệu bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)