Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo

Một phần của tài liệu bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng (Trang 43 - 44)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng/2010

7.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo

2008 Năm 2009 6 tháng /2010 Thu nhập ròng từ lãi/TTS bình quân 8,94% 7,21% 7,55% 3,54% Thu nhập ngoài lãi/TTS bình quân 0,11% 0,24% 0,43% 0,42% Chi phí hoạt động/TTS bình quân 1,58% 1,63% 2,04% 1,00% Lợi nhuận trước thuế/TTS bình quân 6,93% 4,90% 5,28% 2,60% Lợi nhuận ròng/TTS bình quân 5,01% 3,68% 4,37% 1,95% Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

(cuối kỳ)

9,14% 11,51% 9,60% 4,81%

Nguồn: Số liệu tính toán dựa theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2007, 2008, 2009 và BCTC Quý II/2010.

7.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm báo cáo năm báo cáo

– Ngoài việc bị tác động trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải đối phó với tình hình lạm phát tăng cao. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chắt tiền tệ để kiềm chế lạm phát trong năm 2008 bằng việc quy định lãi suất cơ bản lên đến 14%/năm trong năm 2008 và đã giảm xuống trong năm 2009. Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định ở mức 7% trong hầu hết năm 2009 để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, với khả năng huy động vốn của các ngân hàng nói chung và MDB nói riêng bị hạn chế vì lãi suất huy động không đủ hấp dẫn. Lãi suất huy động trên thị trường luôn được các ngân hàng đẩy lên cao gần với trần lãi suất quy định. Do huy động không đủ nguồn vốn nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là kế hoạch thu nhập, của MDB trong năm 2009.

– Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu trong năm 2007 và kéo dài đến năm 2009 đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam. Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, lĩnh vực cho vay chính của MDB, gặp nhiều khó khăn đã dẫn đến tỉ lệ nợ

quá hạn tăng cao. Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của MDB đã tăng lên đến 9,90% tại thời điểm cuối năm 2009.

– MDB được chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang mô hình ngân hàng đô thị (tháng 9 năm 2008), và được phép mở rộng mạng lưới kinh doanh ra bên ngoài địa bàn tỉnh An Giang. Các Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, Sa Đéc (Đồng Tháp) và Cần Thơ được cấp phép hoạt động đã giúp cho mạng lưới kinh doanh của MDB mở rộng nhưng do các chi nhánh này được cấp phép vào cuối năm 2009 và khai trương hoạt

động trong năm 2010 nên đã chậm so với dự kiến của MDB và do đó ảnh hưởng

đến kế hoạch kinh doanh của MDB trong năm 2009.

– MDB đang từng bước thực hiện việc mở rộng mạng lưới kinh doanh kết hợp với việc tái cấu trúc mô hình tổ chức kinh doanh theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn, hiệu

quả. Quá trình tái cấu trúc MDB đang ở giai đoạn đầu nên các chi phí đầu tư gia tăng.

Điều đó đã một phần ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng trong năm 2009.

8. Vị thế của MDB so với các ngân hàng thương mại khác trong ngành 8.1 Vị thế của MDB trong ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu bản cáo bạch tóm tắt ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chào bán cổ phiếu ra công chúng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)