KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” doc (Trang 78 - 83)

5.1 Kết luận.

Để tiến hành thành công mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, việc đầu tư vốn tín dụng cho

các hộ ở nông thôn trong những năm qua không thể không nói đến vai trò chủ lực của NHNo&PTNT Việt Nam, với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp, có thể nói chỉ có NHNo&PTNT Việt Nam mới đi đến từng ngõ ngách, từng thôn, từng buôn để đầu tư tín dụng cho hộ nông dân. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Chư Prông là một trong số đó, với vai trò là tổ chức tín dụng duy nhất hoạt động trên địa bàn gồm các xã vùng sâu, vùng xa của huyện, hoạt động cho vay đến hộ ở Chi nhánh là hoạt động chủ đạo, khắc phục bao khó khăn để tiếp cận địa bàn, đến cuối năm 2009 Chi nhánh đã giải quyết cho vay tới gần 3.700 hộ, với vốn vay bình quân một hộ là 25 triệu đồng, dư nợ đạt mức 102 tỷ đồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Tuy nằm trên địa bàn đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng với tất cả sự nỗ lực của mình, để thực hiện tốt phương châm hoạt động, công tác huy động vốn của Chi nhánh qua các năm đều tiến triển tốt, đến cuối năm 2009 đạt mức 60 tỷ đồng, cải thiện đáng kể nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên ở Chi nhánh nhiệt tình công tác, đoàn kết với tinh thần trách nhiệm cao, luôn khắc phục những khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, thể hiện tốt đạo đức của người làm Ngân hàng nên tại Chi nhánh những năm qua chưa có những hiện tượng tiêu cực nào bị xử lý.

Nói chung NHNo&PTNT huyện Chư Prông ngày càng tạo được sự tín nhiệm của các đối tượng trên địa bàn hoạt động, các hộ SXNN ở đây đã hài lòng hơn với đồng vốn vay, với cung cách phục vụ của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Hy vọng rằng trong thời gian tới Chi nhánh tiếp tục phát huy những thuận lợi, khắc phục tối đa những khó khăn, để phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, xứng đáng là một thành viên trong đại gia đình NHNo&PTNT Việt Nam, đơn vị được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.

5.2 Kiến nghị

Để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày một hoàn thiện va phát triển tốt hơn, cũng như để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ SXNN, tôi có một số kiến nghị sau:

Đối với nhà nước:

Sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh….Do đó nhà nước cần có chính sách trợ giá, bao tiêu sản phẩm để Ngân hàng mạnh dạn đầu tư cho hộ SXNN tham gia sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Nhà nước ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng ( tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ và môi trường …) có trách nhiệm giúp đỡ các hộ sản xuất về mọi mặt nhất là về khoa học kĩ thuật, giống cây trồng, vật nuôi để các hộ này ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Những giống cây trồng, vật nuôi mới lai tạo đưa vào sản xuất nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất . Qua đó giúp đồng vốn của người dân quay vòng nhanh.

Chính phủ cần chỉ đạo điều chỉnh quyết định 67/QĐ-ttg theo hướng tiếp tục thuận lợi để mở rộng cho vay không có bảo đảm, cải tiến thủ tục đăng kí thế chấp và bảo đảm, mở rộng đối tượng cho vay; tạo điều kiện cho ngân hàng nông nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. Đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất hợp lý tạo điều kiện cho nông dân đầu tư vào sản xuất nhằm đưa nông nghiệp nông thôn nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Đối với NHNo&PTNT huyện Chư Prông.

- Ngân hàng cần tăng cường thêm vốn trung và dài hạn cho các hộ sản xuất. Đây là điều hết sức cần thiết. Bởi nếu như không có vốn trung và dài hạn thì những dự án sản xuất kinh doanh của các hộ sẽ bị thu hẹp không phát triển được. Qua thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận này tôi thấy rằng Ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn đối với hộ sản xuất là chủ yếu.đồng thời ngân hàng nên điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho nhân dân manh dạn vay vốn phát triển.

- Ngân hàng cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để xử lý nghiêm những hộ vay vốn theo quyết định 67 của thủ tướng chính phủ chây ỳ trong vấn đề trả nợ.

- Tăng cường thêm CBTD. Hiện nay ngân hàng chỉ có 8 CBTD, trong khi đó địa bàn hoạt động rộng, số hộ vay vốn rất đông, nên CBTD không thể kiểm soát được hết, áp lực công việc quá tải dẫn đến nhiều tình huống không thể lường trước được đối với khách hàng, trong công tác cho vay và thu hồi nợ quá hạn gặp không ít những khó khăn. Vì vậy cần tăng cường CBTD cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu vay vốn của người dân và nâng cao hiệu quả công việc.

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ở Ngân hàng. Tăng cường phối hợp với các tổ chức như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… để thực hiện việc tuyên truyền, phối hợp cho vay, giám sát sử dung tiền vay của khách hàng.

- Hàng năm cần phải tu bổ lại trụ sở của Ngân hàng vì một Ngân hàng khang trang thể hiện sự giàu có của ngân hàng mới thu hút được khách hàng, tạo sự an tâm cho khách hàng đi đến quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Đối với chính quyền địa phương

Cần có quy chế phối hợp và quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể trong việc hỗ trợ ngân hàng thực hiện chính sách cho vay phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn. Đặc biệt là phối hợp chặc chẽ giữa ngân hàng với UBND xã, các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Quy hoạch chi tiết vùng, điều tra lập danh sách các tổ hoặc nhóm dịch vụ vay vốn

Cung cấp các định mức kỹ thuật của các ngành nghề, các cây con chủ yếu…kịp thời cho các hộ SXNN. Kiểm tra giám sát vốn vay, đôn đốc hổ trợ ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý nợ.

Đối với hộ SXNN

Các hộ cần phải nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể trước khi vay vốn. Cần phải xác định nên trồng cây gì? Nuôi con gì cho có hiệu quả cao nhất. Mua loại giống nào?ở đâu? Cách chăm sóc,

phòng trừ sâu bệnh như thế nào? Các hộ phải ứng dụng những tiến bộ của KHKT vào trong sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn có chất lượng tốt.

Các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề đã chọn, không nên dùng vốn vay tiêu pha lãng phí. Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ vay vốn ngân hàng về không tiến hành sản xuất ngay mà đã tiêu tốn thâm số tiền, cuối cùng thiếu vốn đầu tư đẫn đến phương án không thực hiện được nếu có thì cũng không hiệu quả.

Các hộ nghèo cần mạnh dạn vay vốn khắc phục tâm lý không trả được nợ khi đi vay vốn. Các hộ này nên vay với số lượng phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng hoàn trả của mình. Trước hết hãy sản xuất theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”.

Các hộ phải có kế hoạch trả nợ vay đúng hạn, sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh nên hạch toán để xác định lãi, lỗ và rút kinh nghiệm cho những chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

5.2.2 Đối với NHNo&PTNT huyện Chư Prông.

- Ngân hàng cần tăng cường thêm vốn trung và dài hạn cho các hộ sản xuất. Đây là điều hết sức cần thiết. Bởi nếu như không có vốn trung và dài hạn thì những dự án sản xuất kinh doanh của các hộ sẽ bị thu hẹp không phát triển được. Qua thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận này tôi thấy rằng Ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn đối với hộ sản xuất là chủ yếu.đồng thời ngân hàng nên điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho nhân dân manh dạn vay vốn phát triển.

- Ngân hàng cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để xử lý nghiêm những hộ vay vốn theo quyết định 67 của thủ tướng chính phủ chây ỳ trong vấn đề trả nợ.

- Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo tại chỗ theo phương châm “ người đi trước truyền kinh nghiệm lại cho người đi sau” với cách đào tạo này vừa tiết kiệm được chi phí vừa nâng cao hiệu quả đào tạo từ thực tiễn. Ngoài ra trong thời gian tới chi nhánh cần đề nghị lên NHNo&PTNT tỉnh bổ sung Cán bộ xuống chi nhánh để đáp ứng kịp thời khối lượng công việc ngày càng nhiều vì nhu cầu của

khách hàng ngày càng tăng, cụ thể tăng cường thêm CBTD. Hiện nay ngân hàng chỉ có 8 CBTD, trong khi đó địa bàn hoạt động rộng, số hộ vay vốn rất đông, nên CBTD không thể kiểm soát được hết, áp lực công việc quá tải dẫn đến nhiều tình huống không thể lường trước được đối với khách hàng, trong công tác cho vay và thu hồi nợ quá hạn gặp không ít những khó khăn. Vì vậy cần tăng cường CBTD cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu vay vốn của người dân và nâng cao hiệu quả công việc.

- Hàng năm cần phải tu bổ lại trụ sở của Ngân hàng vì một Ngân hàng khang trang thể hiện sự giàu có của ngân hàng mới thu hút được khách hàng, tạo sự an tâm cho khách hàng đi đến quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” doc (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w