3.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế huyện Chư Prông3.1.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên và xã hội 3.1.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên và xã hội
Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của huyện Chư Prông Stt Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số TB(người) Mật độ (người/km2) 1 Thị trấn Chư Prông 20.14 8691 431.53 2 Xã Thăng Hưng 38.93 5418 139.17 3 Xã Bình Giáo 42.82 5384 125.72 4 Xã Bàu Cạn 31.59 5229 165.52 5 Xã Ia Phìn 45.96 5632 122.55 6 Xã Ia Đrăng 40.99 6652 162.27 7 Xã Ia Bòong 51.52 5017 97.37 8 Xã Ia O 36.73 2502 68.10 9 Xã Ia Púch 267.51 1676 6.26 10 Xã Ia Băng 38.10 5019 131.72 11 Xã Ia Tôr 22.07 4521 204.83 12 Xã Ia Vê 70.61 4700 66.56 13 Xã Ia Me 106.72 5353 50.16 14 Xã Ia Pia 45.44 4334 95.38 15 Xã Ia Ga 123.82 2631 21.25 16 Xã Ia Lâu 120.59 6515 54.02 17 Xã Ia Piơr 95.70 5778 60.37 18 Xã Ia Mơr 433.61 1403 3.23 19 Xã Ia Kly 22.06 1103 49.98 20 Xã Ia Bang 40.66 1437 35.33 (Nguồn: Phòng thống kê)
Chư Prông là một huyện biên giới nằm ở phía Nam tỉnh Gia Lai. Huyện lỵ là thị trấn Chư Prông. Tên Huyện được đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng núi – Chư Prông. Phía Đông giáp huyện Đắk Đoa và huyện Chư Sê, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Đắklắk, phía Bắc giáp thành phố Pleiku và huyện Ia Grai. Có 42 Km đường biên giới với nước bạn Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 53.350 ha bao gồm 28.237 ha đất nông, lâm nghiệp,25.113 ha đất rừng. Có khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng, tổng dân số trên địa bàn là 85.265 người. Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 62%.
Nhân dân các dân tộc huyện Chư Prông có truyền thống anh hùng trong kháng chiến, cần cù sáng tạo trong công cuộc xây dựng CNXH, luôn đi theo Đảng làm theo cách mạng. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX của Đảng, nghị quyết Đại hội lần thứ XI,XII của Đảng bộ tỉnh Gia Lai và nghị quyết XII,XIII của Đảng bộ huyện Chư Prông trong những năm qua nhất là những năm đầu tiên bước vào thiên niên kỷ mới.
3.1.2 Tình hình chung về phát triển kinh tế ở Huyện Chư Prông
Trong những năm qua, nước ta nói chung và huyện Chư Prông nói riêng đã bước vào thời kỳ cải cách, chuyển đổi nền kinh tế, từng bước xóa bỏ mô hình kinh tế tập trung kế hoạch hóa, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Chư Prông đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hóa, công tác tài chính tiền tệ tín dụng được chấn chỉnh và đổi mới.
Thành tựu nổi bật của kinh tế Chư Prông đã thoát khỏi suy thoái, phát triển với tốc độ nhanh.
Nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu phát triển cây cao su, cà phê, hồ tiêu. Đi đôi với phát triển các dịch vụ nhỏ để chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của nông nghiệp cũng như cung ứng các sản phẩm cho nhu cầu đời sống, xã hội trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,2%. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng 16,6%. Tỷ trọng ngành dịch vụ 21,4%. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp 61%. Bình quân thu nhập đầu người 5,4 triệu đồng. Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển, cơ cấu cây trồng có sự chuyển đổi nhanh theo hướng tập trung, chuyên canh cây công nghiệp. Sản xuất công nghiệp có sự phát triển nhanh và hiệu quả. Đi đôi với các dịch vụ chế biến và thương mại, tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội tăng nhanh khoảng 796 tỷ (năm 2005) lên 1004 tỷ (năm 2009); cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã có sự thay đổi lớn, tập trung các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng, kết cấu cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngay sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, cùng với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh và cả nước. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã ra đời vào năm 1976 nhưng lúc này với tên gọi chung là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Chư Prông. Hoạt động với chức năng như một Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, phục vụ cho quá trình phát triển và ổn định kinh tế địa phương, nặng nề về tính chất quản lý Nhà nước hơn là hoạt động hạch toán kinh doanh. Mãi đến năm 1988, hòa cùng nhịp đổi mới về phát triển kinh tế chung của cả nước. Sau khi Chính phủ cho phép áp dụng mô hình hai cấp ở Việt Nam (Nghị định 53 của HĐBT ngày 26/3/1988) và nhất là khi hai pháp lệnh ngân hàng – HTX tín dụng và công ty tài chính, ngày 14/11/1990 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng huyện Chư Prông có tên mới là chi nhánh NHNo huyện Chư Prông, là một NHTM quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ, ngân hàng phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn nông thôn huyện Chư Prông và theo quyết định số 340/QĐ – NH, ngày 05/10/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Chư Prông, hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng – HTX tín dụng và công ty tài chính và theo điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở chính tại đường Trần Hưng Đạo - Thị trấn Chưprông - Huyện Chưprông - Tỉnh Gia Lai và chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của NHNo&PTNT Tỉnh Gia Lai. Mọi kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh đều phải được giám đốc
NHNo&PTNT Tỉnh Gia Lai duyệt, chi nhánh có nhiệm vụ điện báo, báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh về NHNo&PTNT Tỉnh Gia Lai.
3.2.2 Các hoạt động cơ bản của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông hoạt động kinh doanh theo Luật tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT VN. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông chủ yếu là thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng mà đối tượng phục vụ chủ yếu là các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.
Cho vay đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn bao gồm cho vay xây dựng, cải tạo, sữa chữa, mua nhà ở; cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ; cho vay tiêu dùng không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ nhân viên.
Làm dịch vụ thu – chi tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán và các loại dịch vụ uỷ thác khác.
Tích luỹ vốn trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và cho ngân hàng.
Giữ vững tỉ lệ an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán với các khách hàng trong phạm vi tài sản của mình.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Chư Prông3.2.3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý của chi nhánh 3.2.3.1 Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý của chi nhánh
Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý của AGRIBANK Chư PrôngBan giám đốc
Phòng giao Phòng kế Phòng tín
: Quan hệ chức năng : Quan hệ trực tuyến
3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận