Các phòng ban

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” doc (Trang 31 - 33)

Phòng tín dụng

Thực hiện chức năng xem xét, quyết định cho vay cá nhân, TCKT. Xây dựng các chiến lược kinh doanh, khai thác thị trường. Theo dõi các khoản dư nợ của khách hàng, lập và gửi các giấy báo nợ quá hạn cho cho người vay. Xử lý các khoản nợ quá hạn, xử lý các tài sản cầm cố thế chấp để thu hồi nợ của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ. Tổng hợp tình hình tín dụng hàng tháng để báo cáo với cấp trên.

Có nhiệm vụ kế toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại đơn vị, đảm nhiệm các công việc liên quan đến công tác huy huy động vốn của ngân hàng (nhận tiền gửi của khách hàng), đồng thời theo dõi các khoản tiền thu chi của đơn vị hàng ngày, hàng tháng và hàng quý. Để tổng hợp báo cáo lên cấp trên, bên cạnh đó thì phòng kế toán còn thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng, các khoản thu nhập hoặc chi trả theo chế độ chính sách đối với người lao động.

Phòng giao dịch Bàu Cạn

Là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, có chức năng đầy đủ như ngân hàng huyện. Thực hiện chức năng kinh doanh của ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi và các dịch vụ khác trong phạm vi uỷ quyền cho phép.

Giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ phối hợp cho nên có sự liên kết chặt chẽ, luôn luôn hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng làm hoạt động của chi nhánh được tiến hành một cách có hệ thống, liên tục để đạt được hiệu quả kinh doanh tổng hợp.

3.2.4 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông. NHNo&PTNT huyện Chư Prông.

Trong những năm đầu khi mới thành lập, mặc dù gặp phải những khó khăn nhất định trong kinh doanh, nhưng với tinh thần vượt khó đi lên cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, ngành NHNo&PTNT nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông nói riêng đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động,cải tiến công nghệ, cụ thể năm 2008 là một năm quan trọng đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của chi nhánh trong lộ trình thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Nếu trước đây, các nghiệp vụ tại chi nhánh được tiến hành trên nền hệ thống cũ gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thấp (cơ sở dữ liệu trên nền FOXPRO) thì hiện nay, với việc áp dụng một hệ thống mở IPCAS, có thể dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng khác trong một hệ thống đồng nhất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng, chủ động nắm bắt nhu cầu của thị

trường, tích cực khai thác các dự án sản xuất kinh doanh, mở rộng diện đầu tư khách hàng với mọi thành phần kinh tế, từng bước thay đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với sự phát triển của từng ngành nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dịch vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.

3.2.4.1 Công tác huy động vốn

Vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Chư Prông chủ yếu từ các nguồn như: tiền gửi của khách hàng cá nhân, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tổ chức tín dụng…và được phân ra thành các loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w