0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI” DOC (Trang 59 -61 )

e. Hồ sơ vay vốn

4.1.6 Phân tích tình hình nợ xấu

Để tìm hiểu hoạt động tín dụng tại chi nhánh có tiềm ẩn rủi ro hay không ta cần xem xét các chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vì những chỉ tiêu này ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay. Đối với tình hình cho vay hộ SXNN tại chi nhánh thì nợ xấu có những biến động như sau:

Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thời gian từ 2007-2009

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

Nợ xấu 3821 5781 2878 1960 51.30 -2903 -50.22

nghiệp trồng trọt 1936 2903 1381 967 49.95 -1522 -52.43 chăn nuôi 547 2415 538 1868 341.50 -1877 -77.72 ngành dịch vụ nông nghiệp 786 321 435 -465 -59.16 114 35.51 ngành khác 552 142 524 -410 -74.28 382 269.01

(Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2007 – 2009)

Qua bảng 4.8, nợ xấu đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, như đã phân tích ở các phần trên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà tình hình nợ xấu của ngành nông nghiệp năm 2008 tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể và vẫn ở mức cho phép, cụ thể năm 2007 là 2483, sang năm 2008 tăng 2835 triệu đồng. Năm 2009 do nỗ lực của tập thể CBXNV ngân hàng, cùng với những chính sách phát triển kinh tế hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững . Hai giải pháp chính mà Chính phủ áp dụng trong năm 2009 là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng. Do đó đã tác động tích cực tới hệ thống NHTM nói chung và nhno&PTNT huyện Chư Prông nói riêng, do đó ma tỷ lệ nợ xấu của hộ SXNN được khống chế ở mức thấp là 1,1 %, tương đương với nợ xấu giảm 3399 triệu đồng.

Đối với ngành trồng trọt nợ xấu năm 2007 là 1936 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 2903 triệu đồng, và năm 2009 đã giảm xuống 1381 triệu đồng

Đối với ngành chăn nuôi , nợ xấu năm 2007 là 547 triệu đồng, năm 2008 tăng đột biến 341,5 % tương đương với 1868 triệu đồng. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu năm 2008 gia tăng bởi lẽ năm này ngành chăn nuôi không chỉ riêng huyện ta mà trên cả nước gặp tổn thất lớn vì đại dịch liên tiếp xảy ra, 1 năm mà rất nhiều dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm. Khiến cho nhiều hộ phải lao đao, lâm vào cảnh vỡ nợ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2009, nhờ rút kinh nghiệm của năm trước, các hộ SXNN đã làm tốt công tác phòng dịch bệnh, do đó mà hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, nợ xấu cũng khống chế ở mức thấp, giảm xuống còn 538 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm là 77,72%.

Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp và các ngành khác nhìn chung có những biến động theo chiều hướng tốt, góp phần nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI” DOC (Trang 59 -61 )

×